Content marketing là gì? Tổng quan kiến thức về content marketing từ A-Z

Trong bối cảnh mà mọi thương hiệu đều đang đổ tiền vào content marketing, câu hỏi không còn là “nên tạo nội dung hay không” mà là “làm sao để nội dung tạo ra sự khác biệt?”. Khi người tiêu dùng ngày càng sành sỏi và tinh tế, nội dung càng đòi hỏi phải thật chất lượng, phải có giá trị đủ mạnh để thu hút và giữ chân người đọc. Cũng chính điều này đã tạo nên thách thức với các doanh nghiệp và nổi lên “cơn sốt” về nhân lực content marketing. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn lầm tưởng rằng người làm content marketing chỉ đơn thuần là “thợ viết” giỏi văn. Để xoá bỏ các nhận định sai lầm trên, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về content marketing, từ bản chất, lợi ích, đến cách triển khai và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này. Đây sẽ là một cẩm nang hữu ích cho bất kỳ ai muốn chinh phục content marketing.

Content là gì?

Content là gì?

Content (nội dung) được coi là “vua”. Vậy content thực sự là gì? Nói một cách dễ hiểu, content là trung tâm của mọi hoạt động giao tiếp, bao gồm tất cả những thông tin, thông điệp được truyền tải qua nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh và đồ họa,…

Content là một khái niệm rất rộng và không nhất thiết phải gắn liền với “marketing” hay phục vụ cho việc kinh doanh. Nó có thể nhằm mục đích thu hút sự chú ý, chia sẻ thông tin, mang tính giải trí, giáo dục hoặc tạo tương tác xã hội,… Giống như những “món ăn” đa dạng mà chúng ta thưởng thức mỗi ngày, mỗi nội dung đều mang lại hương vị và trải nghiệm riêng.

Content marketing là gì?

Content marketing là gì?

Content marketing (marketing nội dung) là một hình thức marketing tập trung vào việc sáng tạo và phân phối những nội dung có giá trị (valuable), có liên quan (relevant) và nhất quán (consistent) nhằm thu hút và giữ chân khách hàng, mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy hành vi khách hàng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Theo thống kê từ Content Marketing Institute, 71% các doanh nghiệp cho biết rằng content marketing đã trở nên quan trọng đối với tổ chức họ trong năm 2023. Điều này cho thấy sự phổ biến và hiệu quả của phương pháp này trong việc tạo ra giá trị và sự tin cậy với khách hàng.

Theo thống kê content marketing từ Content Marketing Institute

Có thể thấy, mục tiêu của content marketing luôn gắn liền với mục tiêu marketing tổng thể, đó là kích thích mua hàng và mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nói rõ hơn, content marketing không chỉ đơn giản là sản xuất ra content, mà là một quá trình có mục tiêu rõ ràng, nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. Khi bạn cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu ích và giá trị, bạn đang thực hiện một cách tiếp cận tinh tế hơn là chỉ “đi bán hàng”.

Ví dụ về content marketing: Để giúp bạn dễ hình dung rõ nét hơn, website Dương Gia Phát chính là một ví dụ cụ thể. Chúng tôi không chỉ quảng bá các dịch vụ digital marketing của mình mà còn xây dựng một “thư viện” kiến thức với các bài viết blog cung cấp những nội dung hữu ích, phù hợp và nhất quán về các chủ đề như content marketing, SEO và digital marketing tổng thể. Những nội dung này không chỉ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các dịch vụ mà còn thể hiện sự chuyên môn, tạo dựng lòng tin và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng mục tiêu.

Các loại content marketing phổ biến

Phân loại content marketing

Việc phân loại content marketing có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, dưới đây là các cách cơ bản để phân loại content marketing:

Phân loại theo hình thức, định dạng

  • Bài viết (Text content): Blog posts, articles, news stories, guides,…
  • Hình ảnh (Image content): Ảnh minh họa, infographic, memes,…
  • Video (Video content): Video tutorial, video quảng cáo, video trên mạng xã hội,…
  • Audio (Audio content): Podcast, audio blogs,…

Phân loại theo chức năng, mục đích sử dụng

  • Educate content: Nội dung mang tính giáo dục, cung cấp kiến thức chuyên môn, thông tin hữu ích.
  • Content PR: Nội dung PR, giúp xây dựng và duy trì hình ảnh của thương hiệu trong mắt công chúng.
  • Engagement content: Nội dung nhằm tạo sự tương tác và kết nối với khách hàng
  • Content bán hàng (Sales content): Nội dung giúp thúc đẩy bán hàng, như mô tả sản phẩm, lời mời mua sắm.
  • Content quảng cáo (Advertising content): Nội dung được tạo ra để giới thiệu và thuyết phục người dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ, nhằm kích thích họ thực hiện hành động như mua hàng hay đăng ký.
  • Viral content: Là nội dung nhằm thu hút sự chú ý mạnh mẽ và lan truyền nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội, nhằm tạo ra hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ.

Phân loại theo đối tượng

  • Content B2B (Business to Business): Nội dung dành cho các doanh nghiệp khác, chủ yếu là tài liệu chuyên sâu, báo cáo, case study.
  • Content B2C (Business to Consumer): Nội dung hướng tới người tiêu dùng, đơn giản, dễ hiểu và dễ tiếp cận.
  • Content cho cộng đồng (Community content): Nội dung nhằm xây dựng mối quan hệ và tạo giá trị cho cộng đồng.

Phân loại theo kênh phân phối

  • Social content: Nội dung trên Facebook, Instagram, TikTok, LinkedIn,…
  • Website content: Nội dung trên trang web, blog công ty, landing page.
  • Email content: Nội dung trong các chiến dịch email marketing.
  • E-commerce content: Nội dung trên các nền tảng thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki,…)
  • Mobile content: Nội dung trên các ứng dụng di động (App, Mobile Web,…)

Phân loại theo mục tiêu

  • Always-on content: Nội dung này được duy trì và cập nhật thường xuyên, giúp thương hiệu luôn hiện diện và duy trì sự kết nối liên tục với khách hàng.
  • Performance content: Đây là dạng nội dung nhắm vào các mục tiêu hiệu suất rõ ràng, thường được tối ưu để đạt tỷ lệ chuyển đổi cao, như quảng cáo trực tuyến hoặc các nội dung thúc đẩy doanh số.
  • Campaign content: Nội dung được sử dụng trong các chiến dịch marketing theo thời gian, giúp truyền tải thông điệp đặc biệt hoặc sự kiện quan trọng.

Phân loại theo nguồn gốc

  • User generated content (UGC): Nội dung do người dùng tạo ra và chia sẻ, chẳng hạn như bài đăng, hình ảnh, video, bình luận trên mạng xã hội,…
  • Branded content: Nội dung được thương hiệu tạo ra, nhằm thúc đẩy hình ảnh và giá trị thương hiệu, thường mang tính giải trí hoặc giáo dục thay vì quảng cáo trực tiếp.
  • Content curation: Đây là loại nội dung tổng hợp các thông tin, bài viết từ nhiều nguồn khác nhau để cung cấp một cái nhìn toàn cảnh hoặc đa chiều về một chủ đề.

Phân loại theo tính chất

  • Evergreen content: Nội dung có giá trị lâu dài, không bị lỗi thời, luôn hữu ích và có thể được tham khảo trong thời gian dài.
  • Dynamic content: Nội dung thay đổi hoặc tùy chỉnh dựa trên hành vi người dùng hoặc các yếu tố khác (ví dụ như cá nhân hóa nội dung).
  • Original content: Nội dung hoàn toàn mới, do thương hiệu hoặc cá nhân tự tạo ra, không sao chép từ nguồn bên ngoài.
  • Thematic content: Nội dung xoay quanh một chủ đề, được xây dựng dựa trên một thông điệp hoặc ý tưởng cụ thể.
  • Targeted content: Nội dung được thiết kế đặc biệt cho một nhóm đối tượng cụ thể, dựa trên đặc điểm và sở thích của họ.
  • Seasonal content: Nội dung theo mùa, phục vụ cho các sự kiện đặc biệt hoặc các dịp lễ tết, giúp gia tăng sự kết nối trong những thời điểm cụ thể.

Vai trò của content marketing đối với doanh nghiệp

Vai trò của content marketing

Content marketing đóng vai trò là phương tiện giao tiếp và là “cầu nối” giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp doanh nghiệp khẳng định chuyên môn, thể hiện sự am hiểu trong lĩnh vực của mình, từ đó tạo ấn tượng trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó, vai trò của content marketing còn được hiểu qua các khía cạnh chính như:

Xây dựng và củng cố thương hiệu

Content marketing là “lớp áo khoác đầu tiên” mà thương hiệu khoác lên mình khi tiếp cận khách hàng, giúp thương hiệu tạo dựng hình ảnh mạnh mẽ và bản sắc riêng biệt trong tâm trí khách hàng. Thông qua các nội dung hữu ích, phù hợp và nhất quán, thương hiệu có thể khắc sâu giá trị cốt lõi và tính cách thương hiệu, từ đó dễ dàng nhận diện và gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng. Theo một báo cáo của Forbes, 64% người tiêu dùng cho biết họ sẽ mua sản phẩm từ một thương hiệu mà họ cảm thấy có mối liên kết tình cảm, và 71% người mua sẽ giới thiệu thương hiệu đó cho bạn bè hoặc gia đình.

Nike là ví dụ thực tế minh chứng rõ ràng về việc sử dụng content marketing để xây dựng thương hiệu thông qua chiến dịch “Just Do It” cùng những câu chuyện về các vận động viên truyền cảm hứng. Các bài viết và video quảng bá này không chỉ thể hiện giá trị của thể thao mà còn kết nối sâu sắc với khách hàng về sự kiên trì, nỗ lực và chiến thắng cá nhân, giúp Nike trở thành một thương hiệu biểu tượng của sức mạnh và sự tự tin.

Là cầu nối giúp tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng

Thông qua việc cung cấp nội dung hữu ích miễn phí (free helpful stuff), content marketing giúp thương hiệu thu hút và tạo mối liên kết với khách hàng tiềm năng. Khi khách hàng tìm kiếm thông tin, nội dung sẽ là “điểm chạm” đầu tiên xây dựng sự tin tưởng và tạo động lực để họ chuyển đổi thành khách hàng thực sự.

HubSpot là một ví dụ điển hình của việc sử dụng content marketing để thu hút khách hàng tiềm năng. Họ cung cấp một lượng lớn tài nguyên miễn phí như ebooks, webinars, và các khóa học trực tuyến về marketing và bán hàng. Nhờ đó, HubSpot đã xây dựng một cộng đồng khách hàng rộng lớn và liên tục thu hút khách hàng mới thông qua các nội dung giá trị này.

Cung cấp giá trị và giải pháp thiết thực cho khách hàng

Ngày nay, khách hàng không chỉ muốn mua sản phẩm, mà họ tìm kiếm những giải pháp thực sự cho vấn đề của mình. Content marketing giúp doanh nghiệp giải quyết những điểm đau (pain points) của khách hàng thông qua việc cung cấp những kiến thức hữu ích, thông tin giá trị và giải pháp thiết thực. Nhờ vậy, khách hàng cảm thấy được chăm sóc và quan tâm, từ đó thúc đẩy hành động mua hàng hiệu quả hơn. Theo nghiên cứu của Content Marketing Institute, 70% khách hàng cảm thấy họ dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng hơn khi được tiếp cận với các nội dung giải đáp vấn đề mà họ đang gặp phải, thay vì bị “làm phiền” bởi những quảng cáo.

“Đi cùng” khách hàng trên hành trình mua sắm

Content marketing còn có vai trò là “hướng dẫn viên” giúp thương hiệu dẫn dắt khách hàng qua từng giai đoạn của hành trình mua sắm, từ khi họ nhận thức được nhu cầu đến khi quyết định mua sản phẩm. Mỗi giai đoạn đều có các loại nội dung khác nhau để hỗ trợ khách hàng, giúp tăng cường sự tự tin của khách hàng trong quá trình ra quyết định.

TH true MILK là một ví dụ, họ thường xuyên cung cấp các kiến thức về sức khỏe, dinh dưỡng, chia sẻ các bài viết về lợi ích của sữa tươi sạch trên các kênh truyền thông của mình. Những nội dung này không chỉ tạo được sự tin tưởng mà còn dẫn dắt khách hàng qua hành trình từ nhận thức về sản phẩm đến quyết định mua hàng.

Lợi ích của content marketing đối với doanh nghiệp

Lợi ích của content marketing

Content marketing không chỉ dừng lại ở vai trò truyền tải thông tin mà còn là một chiến lược “dài hơi”, mang lại nhiều kết quả thiết thực và giá trị lâu dài cho doanh nghiệp. Những lợi ích nổi bật của content marketing có thể kể đến như:

Tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng (conversion)

Nội dung phù hợp và đúng lúc giúp doanh nghiệp dễ dàng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Khi cung cấp thông tin chi tiết, giá trị và hữu ích, bạn sẽ xây dựng được sự tin tưởng từ khách hàng. Content Marketing Institute cho biết, 70% người mua sẽ dễ dàng đưa ra quyết định mua hàng khi họ nhận được nội dung chi tiết và có giá trị từ thương hiệu.

Tiết kiệm chi phí

So với các hình thức quảng cáo truyền thống, content marketing mang lại hiệu quả cao hơn với chi phí thấp hơn. Nội dung có thể tái sử dụng nhiều lần, giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn duy trì được hiệu quả lâu dài. Theo HubSpot, content marketing có thể giúp giảm chi phí khách hàng lên đến 62% so với các phương thức marketing khác.

Duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng

Không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy bán hàng, content marketing giúp doanh nghiệp “giữ lửa” trong mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Nội dung liên tục và phù hợp sẽ giúp khách hàng cảm thấy được chăm sóc, từ đó giữ vững sự trung thành và gia tăng giá trị vòng đời khách hàng (Customer lifetime value). Ví dụ như Coca-Cola đã thực hiện các chiến dịch như “Share a Coke” để khuyến khích khách hàng chia sẻ khoảnh khắc với thương hiệu. Chiến dịch này không chỉ giúp duy trì mối quan hệ lâu dài mà còn tạo ra cuộc trò chuyện liên tục giữa khách hàng và thương hiệu.

Dễ dàng đo lường và tối ưu hóa

Một trong những ưu điểm của content marketing là khả năng đo lường hiệu quả chính xác thông qua các chỉ số như lượt xem, tỷ lệ tương tác, số lượng chia sẻ hay tỷ lệ chuyển đổi. Dựa trên những số liệu này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa kế hoạch nội dung để cải thiện kết quả và ROI. Việc đo lường này còn giúp thương hiệu hiểu rõ hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó điều chỉnh và đưa ra định hướng nội dung phù hợp hơn.

Mô tả công việc content marketing theo từng vị trí

Content marketing là một lĩnh vực rộng lớn với nhiều vị trí khác nhau, mỗi vị trí có nhiệm vụ và yêu cầu riêng biệt. Dưới đây là mô tả sơ lược về công việc của một số vị trí quan trọng trong lĩnh vực content marketing:

Mô tả công việc của content writer

Content writer là người chịu trách nhiệm sáng tạo và viết các bài blog, bài báo, bài PR, bài đăng trên mạng xã hội, mô tả sản phẩm, và các tài liệu marketing khác. Họ cần có khả năng viết dễ hiểu, hấp dẫn và thu hút người đọc, đồng thời đảm bảo nội dung chuẩn SEO để đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Các nhiệm vụ chính như:

  • Viết bài blog, bài PR, bài đăng trên mạng xã hội, mô tả sản phẩm,…
  • Nghiên cứu và phát triển ý tưởng nội dung.
  • Đảm bảo nội dung đúng chuẩn SEO, tối ưu hóa từ khóa để nội dung dễ dàng được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm.
  • Cập nhật xu hướng và thông tin thị trường để tạo ra nội dung mang tính thời sự và có giá trị lâu dài.

» Xem thêm: Content writer là gì? Mô tả công việc chi tiết của content Writer

Mô tả công việc của copywriter

Copywriter tập trung vào việc sáng tạo nội dung quảng cáo, bài viết marketing có tính thuyết phục cao nhằm thúc đẩy hành động của khách hàng, như mua sản phẩm hoặc đăng ký dịch vụ. Công việc của một copywriter là làm sao để nội dung không chỉ thu hút mà còn thúc đẩy người đọc hành động. Đây là một vị trí đòi hỏi kỹ năng viết sáng tạo, thấu hiểu tâm lý khách hàng và khả năng truyền tải thông điệp mạnh mẽ trong một không gian giới hạn.

Các nhiệm vụ chính như:

  • Thường viết nội dung quảng cáo, tiêu đề, tagline, slogan, lời kêu gọi hành động (CTA),…
  • Phối hợp với bộ phận thiết kế để tạo ra các chiến dịch quảng cáo trực tuyến hoặc in ấn.
  • Xây dựng thông điệp phù hợp với từng đối tượng khách hàng và mục tiêu marketing.

Mô tả công việc của content creator

Content creator là người sáng tạo ra các dạng nội dung đa dạng như video, bài viết blog, hình ảnh, infographics, và các bài đăng mạng xã hội. Họ sáng tạo nội dung từ đầu đến cuối, chịu trách nhiệm về hình thức, chất lượng nội dung và khả năng thu hút người xem. Công việc của content creator không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo mà còn phải phù hợp với yêu cầu của các kênh truyền thông khác nhau.

Các nhiệm vụ chính như:

  • Phân tích và hiểu rõ đối tượng khán giả mục tiêu để tạo ra ý tưởng nội dung hấp dẫn và dễ tiếp cận.
  • Sản xuất các loại nội dung đa phương tiện như video, hình ảnh, infographic, meme, podcast (tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp).
  • Phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo nội dung phù hợp với kế hoạch và mục tiêu của thương hiệu.

Lộ trình thăng tiến của content marketing

Các cấp bậc trong content marketing

Lộ trình thăng tiến trong ngành content marketing có thể khác nhau tùy theo mô hình công ty và mục tiêu cá nhân, nhưng nhìn chung, có một số cấp bậc chính mà những người làm nghề sẽ trải qua. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến theo các cấp bậc trong content marketing:

Content marketing intern (Thực tập sinh content marketing)

Đây là cấp độ đầu tiên, thường dành cho những bạn mới làm quen với ngành. Ở vị trí này, content marketing intern sẽ hỗ trợ đội ngũ content trong các công việc cơ bản như viết bài, tìm từ khóa, chỉnh sửa nội dung và đăng bài. Mục tiêu chính là học hỏi kỹ năng cơ bản, tìm hiểu quy trình làm việc và bắt đầu rèn luyện khả năng viết.

Content marketing fresher (Nhân viên content marketing mới)

Sau giai đoạn thực tập, content marketing fresher sẽ làm việc chính thức với vai trò rõ ràng hơn. Ở vị trí này, họ sẽ viết và biên tập nội dung cho các kênh truyền thông khác nhau của doanh nghiệp như blog, mạng xã hội và email marketing,… Đây là giai đoạn để phát triển kỹ năng viết, làm quen với tối ưu hóa SEO và xây dựng phong cách viết phù hợp với khách hàng mục tiêu.

Content marketing executive (Chuyên viên content marketing)

Đến cấp bậc này, content marketing executive sẽ lên kế hoạch và triển khai nội dung cho các chiến dịch. Cụ thể, sẽ nghiên cứu lập kế hoạch chi tiết, hợp tác với đội SEO để tối ưu hóa nội dung và sáng tạo những ý tưởng mới phù hợp với kế hoạch của doanh nghiệp.

» Xem thêm: Mô tả công việc của content marketing executive

Content marketing specialist (Chuyên gia content marketing)

Content marketing specialist sẽ đào sâu vào nghiên cứu đối tượng mục tiêu, hành vi khách hàng và thị trường. Nhiệm vụ của cấp bậc này là phân tích và đánh giá hiệu quả nội dung, sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics để hiểu rõ tác động của nội dung đến người đọc. Đây là bước để phát triển tư duy và tìm ra cách thức tối ưu hiệu quả nội dung.

» Xem thêm: Tìm hiểu nhiệm vụ, kỹ năng và lộ trình phát triển của content marketing specialist

Senior content marketing (Chuyên viên content marketing cấp cao)

Đây là vị trí cấp cao hơn của chuyên viên content marketing, sẽ có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn các thành viên mới và giám sát các dự án quan trọng. Senior content marketing executive cần kinh nghiệm vững vàng và khả năng xử lý các dự án phức tạp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Content marketing team leader (Trưởng nhóm content marketing)

Content marketing team leader là vị trí quản lý nhóm nhỏ, điều phối công việc hàng ngày và giám sát chất lượng nội dung. Cấp bậc này sẽ cần kỹ năng lãnh đạo và khả năng quản lý để hướng dẫn các thành viên trong nhóm đạt được mục tiêu chung của chiến dịch, đồng thời đảm bảo tiến độ và chất lượng nội dung.

Content marketing manager (Quản lý content marketing)

Với vai trò content marketing manager, họ sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phân bổ ngân sách và quản lý chiến dịch nội dung trên tất cả các kênh truyền thông của doanh nghiệp. Đồng thời, sẽ giám sát tiến độ, đo lường hiệu quả và điều chỉnh kế hoạch để tối ưu hóa kết quả. Đây là vị trí đòi hỏi kỹ năng quản lý chặt chẽ và khả năng phối hợp với các phòng ban khác.

Head of content (Trưởng phòng content)

Head of content không chỉ điều hành chiến lược và định hướng dài hạn mà còn là người bảo đảm nội dung luôn tạo giá trị cho thương hiệu, giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường. Để đạt được vị trí này cần có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm phong phú và khả năng lãnh đạo mạnh mẽ.

Các kỹ năng cần có của content marketing

Những yếu tố cần có để làm tốt content marketing

Dưới đây là các kỹ năng quan trọng và những yếu tố cần có để làm tốt content marketing:

Kỹ năng viết lách

Viết lách là kỹ năng cốt lõi trong content marketing. Bạn cần biết cách truyền tải thông điệp một cách mạch lạc, rõ ràng, hấp dẫn. Nội dung phải dễ đọc, dễ hiểu nhưng cũng phải có sức hút để giữ chân người đọc. Kỹ năng này không chỉ đòi hỏi bạn phải viết đúng ngữ pháp, chọn từ ngữ phù hợp với đối tượng khách hàng, phong cách của thương hiệu và kênh phân phối. Để nội dung tạo ra chất lượng và có giá trị thì điều quan trọng nhất là phải “viết đúng trước khi viết hay”.

» Xem thêm: Gợi ý kỹ năng luyện viết lách hiệu quả

Tư duy marketing

Tư duy marketing giúp bạn hiểu được mục đích của mỗi chiến dịch và cách thức tạo nội dung để đạt được mục tiêu đó. Từ việc xây dựng thương hiệu, thu hút khách hàng đến chuyển đổi khách hàng thành người mua, bạn cần phải biết cách định hình nội dung sao cho phù hợp và hiệu quả nhất trong chiến lược digital marketing tổng thể (hoặc chiến lược marketing).

Kỹ năng nghiên cứu

Nghiên cứu tương tự như việc “mài rìu trước khi đốn cây”, muốn tạo ra nội dung chính xác, chất lượng và mang lại hiệu quả thì cần phải nghiên cứu thật sâu, thật kỹ. Do đó, làm content marketing cần phải biết cách phân tích thị trường, nghiên cứu đối thủ và hiểu sâu về đối tượng mục tiêu để tạo ra nội dung phù hợp và có giá trị và đáp ứng nhu cầu thực tế.

Tư duy sáng tạo

Sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong content marketing, đặc biệt khi bạn cần tạo ra những nội dung thu hút và khác biệt so với đối thủ. Sự sáng tạo giúp bạn tìm ra cách thức tiếp cận mới mẻ, hình thức nội dung độc đáo và những chủ đề thú vị để gây sự chú ý cho người đọc.

Tư duy logic

Khi tạo nội dung, khả năng tổ chức ý tưởng một cách mạch lạc và logic là rất quan trọng. Tư duy logic giúp bạn xây dựng nội dung dễ hiểu, dễ tiếp thu và giúp người đọc dễ dàng theo dõi các luận điểm mà bạn đang muốn truyền tải. Ngoài ra, tư duy logic cũng giúp bạn phân tích và giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải, đồng thời trình bày giải pháp một cách chặt chẽ, khoa học.

Tư duy hình ảnh

Trong kỷ nguyên số hiện đại, tư duy hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người xem. Bạn cần biết cách kết hợp hình ảnh, video, đồ họa và các yếu tố trực quan khác vào nội dung để tạo sự thu hút, đồng thời truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.

Kỹ năng sử dụng công nghệ

Việc sử dụng công nghệ là rất quan trọng để content marketer làm việc hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng công việc. Hơn nữa, đây là một phần không thể thiếu để theo dõi, phân tích hiệu quả và tối ưu chất lượng nội dung cũng như đưa ra quyết định chính xác. Cho nên, bạn cần tìm hiểu và biết cách ứng dụng các công cụ hỗ trợ như Google Analytics, Ahrefs, SEMrush, Google Drive, các nền tảng quản lý nội dung như WordPress và các công cụ AI viết content.

Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

Content marketing không hoạt động độc lập mà cần phối hợp với nhiều bộ phận như SEO, thiết kế, bán hàng, và đôi khi cả chăm sóc khách hàng,… Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt sẽ giúp bạn truyền tải ý tưởng rõ ràng, thuyết phục các bên liên quan, cùng nhau phối hợp chặt chẽ để đạt được mục tiêu chung.

Khả năng thích ứng và không ngừng học hỏi

Content marketing là một lĩnh vực luôn thay đổi với các xu hướng và công nghệ mới. Người làm content marketing chuyên nghiệp phải sẵn sàng học hỏi, cập nhật kiến thức và linh hoạt thích ứng với các thay đổi.

Xây dựng content marketing theo hành trình khách hàng

Hướng dẫn xây dựng content marketing theo hành trình khách hàng

Xây dựng nội dung theo hành trình khách hàng giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin phù hợp với nhu cầu và giai đoạn của khách hàng, tạo ra nội dung đúng lúc, đúng chỗ, từ đó gia tăng hiệu quả content marketing.

Giai đoạn nhận thức (Awareness)

Trong giai đoạn này, khách hàng bắt đầu nhận ra vấn đề của họ và tìm kiếm thông tin để giải quyết. Nội dung ở giai đoạn này nên tập trung vào việc giới thiệu vấn đề và các giải pháp mà doanh nghiệp có thể cung cấp. Các hình thức nội dung hiệu quả bao gồm bài blog, video giải thích ngắn gọn, infographics, và các nghiên cứu trường hợp giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề họ đang gặp phải.

Giai đoạn tìm hiểu (Consideration)

Sau khi nhận thức được vấn đề, khách hàng sẽ bắt đầu tìm hiểu các giải pháp có sẵn. Đây là lúc họ so sánh sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với các lựa chọn khác trên thị trường. Nội dung ở giai đoạn này cần làm rõ lợi ích, tính năng và sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ. Hướng đến các loại nội dung như so sánh, bài đánh giá, trường hợp sử dụng thực tế và các bài viết về giải pháp.

Giai đoạn cân nhắc (Decision)

Ở giai đoạn này, khách hàng đã so sánh các lựa chọn và đang cân nhắc quyết định mua. Nội dung cần tập trung vào việc giảm bớt mọi nghi ngờ của khách hàng và thúc đẩy họ đưa ra quyết định. Các nội dung như case study, đánh giá của khách hàng, lời mời dùng thử sản phẩm và các ưu đãi đặc biệt là rất quan trọng.

Giai đoạn mua hàng (Purchase)

Giai đoạn này là khi khách hàng đã quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nội dung ở giai đoạn này cần hỗ trợ quá trình mua hàng một cách thuận lợi và dễ dàng. Cung cấp các hướng dẫn rõ ràng, chi tiết về cách mua hàng, các lựa chọn thanh toán, và bảo mật thông tin là điều cần thiết. Cùng với đó, việc cung cấp các lời khuyên hoặc chương trình giảm giá sẽ giúp khuyến khích hành động mua sắm ngay lập tức.

Giai đoạn sau mua hàng (Post-purchase)

Khi khách hàng đã mua hàng, kế hoạch nội dung không nên dừng lại. Đây là cơ hội để tiếp tục xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, giải quyết các vấn đề họ có thể gặp phải và khuyến khích họ chia sẻ trải nghiệm của mình. Nội dung trong giai đoạn này có thể bao gồm các video hướng dẫn, chương trình hỗ trợ khách hàng và các chương trình khách hàng trung thành.

» Xem thêm: Content mapping là gì? Các bước xây dựng nội dung theo hành trình khách hàng

Quy trình triển khai content marketing bài bản

Các bước triển khai content marketing hiệu quả

Triển khai content marketing yêu cầu một một quy trình bài bản, rõ ràng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận. Dưới đây là quy trình triển khai content marketing chuyên nghiệp mà các doanh nghiệp thường áp dụng:

Xác định mục tiêu content marketing

Trước khi bắt tay vào xây dựng content marketing, bạn cần phải xác định rõ mục tiêu cụ thể, đo lường được, khả thi, phù hợp và có thời hạn rõ ràng (theo nguyên tắc đặt mục tiêu SMART). Mục tiêu này sẽ là kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động về sau để đảm bảo hướng đi đúng đắn và có thể đo lường kết quả. Đó có thể là tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng, tăng lượng truy cập website hoặc tạo sự tương tác với khách hàng,…

Xác định đối tượng mục tiêu

Để tạo ra nội dung hiệu quả, bạn cần biết rõ đối tượng mình đang muốn hướng đến. Chỉ khi hiểu rõ khách hàng, bạn mới có thể xây dựng nội dung phù hợp và tạo ra nội dung thực sự thu hút và hữu ích.

  • Đặc điểm nhân khẩu học: Tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, nghề nghiệp.
  • Hành vi trực tuyến: Họ sử dụng mạng xã hội nào, thời gian họ online là khi nào, họ tìm kiếm thông tin gì,…
  • Xác định pain point và insight khách hàng: Họ cần gì từ thương hiệu? Họ có những điểm đau hay mong muốn ẩn sâu nào mà bạn có thể giải quyết?,…

Xây dựng định hướng nội dung

Xây dựng định hướng nội dung (content direction) giúp bạn xác định rõ ràng phong cách, giọng điệu và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng. Bước này có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các hoạt động content marketing sau này, bởi nếu không có định hướng rõ ràng, bạn sẽ khó tạo ra nội dung mang tính đồng nhất và phù hợp với mục tiêu.

» Xem thêm: [Download] Content direction mẫu – định hướng nội dung hiệu quả cho doanh nghiệp

Lập kế hoạch nội dung

Bước tiếp theo là lập kế hoạch nội dung chi tiết. Lúc này, bạn cần xác định kênh phân phối, những loại nội dung cần sản xuất, các content pillar và content angle phù hợp, tần suất đăng tải và cách thức đo lường hiệu quả.

  • Chọn loại hình nội dung: Bài viết blog, video, infographics, podcast,…
  • Lập lịch trình nội dung (Content calendar): Cân đối tần suất đăng tải nội dung sao cho hợp lý.
  • Chọn kênh phân phối: Xác định nơi nội dung sẽ được đăng tải, như website, mạng xã hội, email,…

» Xem thêm: Content calendar là gì? Tải ngay mẫu content calendar miễn phí

Sản xuất và phát triển nội dung

Sau khi kế hoạch đã được xác định, việc sản xuất nội dung là bước quan trọng để đảm bảo mang lại giá trị thực tế cho khách hàng mục tiêu. Nội dung phải phù hợp với nhu cầu và sở thích của đối tượng, đồng thời đảm bảo thông điệp thương hiệu được truyền tải rõ ràng.

  • Tạo nội dung chất lượng: Bắt đầu bằng việc tạo ra nội dung hấp dẫn, có giá trị cho người đọc. Cần chắc chắn rằng nội dung được tối ưu hóa cho SEO, dễ đọc và dễ tiếp cận.
  • Tính phù hợp: Nội dung cần phù hợp với từng giai đoạn trong hành trình khách hàng.
  • Đảm bảo tính nhất quán: Nội dung cần có sự nhất quán về phong cách và giọng điệu theo định hướng đã xây dựng. Chắc chắn rằng thông điệp của thương hiệu được thể hiện một cách rõ ràng và phù hợp.
  • Tính sáng tạo: Mỗi bài viết, video, hay hình ảnh đều cần có sự sáng tạo và khác biệt.

Phân phối nội dung

Sau khi tạo ra nội dung, bước tiếp theo là phân phối nó đến đúng đối tượng khách hàng. Việc lựa chọn kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nội dung của bạn tiếp cận được nhiều người và tạo ra tác động lớn.

  • Website và blog: Đừng quên website công ty hay blog là nền tảng trung tâm, nơi tất cả nội dung sẽ dẫn về, giúp bạn tạo dựng lòng tin với khách hàng.
  • Mạng xã hội: Các kênh như Facebook, Instagram, LinkedIn, TikTok,… đều có thể là nơi lý tưởng để phân phối nội dung, tùy thuộc vào đối tượng mà bạn muốn nhắm đến.
  • Email marketing: Đây là một kênh mạnh mẽ để tiếp cận khách hàng đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu của bạn. Các chiến dịch email được cá nhân hóa có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi đáng kể.

Đo lường và tối ưu hóa hiệu quả

Đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch là bước cuối cùng để xem chiến dịch có hiệu quả hay không và tìm cách cải thiện. Các chỉ số chính cần theo dõi bao gồm:

  • Theo dõi chỉ số hiệu quả (KPIs): Các chỉ số như lượt truy cập website, tỷ lệ chuyển đổi, thời gian ở lại trang, tương tác mạng xã hội (lượt thích, chia sẻ, bình luận) cần được theo dõi thường xuyên.
  • Phân tích dữ liệu: Sử dụng công cụ như Google Analytics hoặc các công cụ mạng xã hội để đánh giá hiệu quả của chiến dịch.
  • Tối ưu nội dung: Dựa trên những dữ liệu thu thập được, tối ưu hóa nội dung và kế hoạch phân phối sao cho phù hợp với thị trường mục tiêu.

» Xem thêm: [Download] Mẫu kế hoạch Content Marketing chuyên nghiệp

Xu hướng content marketing 2025

Xu hướng content marketing nổi bật 2025

Content marketing là một lĩnh vực không ngừng phát triển, và năm 2025 sẽ chứng kiến những biến chuyển mạnh mẽ, được dự đoán từ nhiều nguồn uy tín trong ngành. Dưới đây là những xu hướng nổi bật mà bạn cần chú ý để duy trì sự cạnh tranh và phát triển trong ngành:

  • Nội dung do AI tạo ra: Công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ tiếp tục phát triển, giúp tạo ra nội dung một cách tự động và cá nhân hóa, làm tăng hiệu quả trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng.
  • Micro-Influencer marketing: Những micro-influencer với lượng người theo dõi nhỏ nhưng tương tác cao sẽ tiếp tục thu hút thương hiệu. Họ có thể tạo ra 60% mức độ tương tác cao hơn so với các influencer lớn, theo báo cáo từ Influencer Marketing Hub.
  • Tập trung vào sức khỏe tinh thần và giá trị xã hội: Ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe tinh thần và các giá trị xã hội mà thương hiệu theo đuổi. Content marketing trong tương lai cần phải thể hiện sự nhạy bén đối với những vấn đề này, từ việc tạo ra nội dung khuyến khích lối sống tích cực đến việc tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng. Một khảo sát của Edelman cho thấy 70% người tiêu dùng ủng hộ những thương hiệu có trách nhiệm xã hội.
  • Video ngắn và nội dung trực tiếp (Short-form video and live content): Nội dung video ngắn trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook Reals và Instagram Reels sẽ tiếp tục chiếm ưu thế. Các buổi phát trực tiếp cũng sẽ trở thành công cụ quan trọng để tương tác với người tiêu dùng.
  • Nội dung cá nhân hóa: Ngày càng nhiều người tiêu dùng mong đợi trải nghiệm được cá nhân hóa. Theo một nghiên cứu của Epsilon, 80% người tiêu dùng có khả năng mua hàng hơn khi họ nhận được trải nghiệm cá nhân hóa. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cần đầu tư vào việc thu thập và phân tích dữ liệu người dùng để tạo ra nội dung phù hợp với sở thích, nhu cầu và hành vi của từng khách hàng.
  • Nội dung tương tác: Các định dạng như quiz, khảo sát và trò chơi sẽ giúp tăng cường sự tham gia và tạo ra trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng và tạo ra sự tương tác mạnh mẽ.
  • Social commerce: Thương mại trên mạng xã hội sẽ trở thành một phần quan trọng trong chiến lược digital marketing cho phép người tiêu dùng thực hiện giao dịch ngay trên các nền tảng này, mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch. Theo eMarketer, doanh thu từ social commerce dự kiến đạt 1,2 triệu USD vào năm 2025.
  • Bản tin qua email: Email newsletters sẽ tiếp tục là một công cụ hiệu quả trong việc kết nối với khách hàng, cung cấp thông tin giá trị và giữ chân khách hàng.
  • Nội dung do người dùng tạo ra: Khuyến khích người tiêu dùng tham gia tạo nội dung sẽ giúp thương hiệu tạo dựng lòng trung thành và sự kết nối. Theo một bản tin từ tạp chí Forbes có đề cập, 79% người tiêu dùng nói rằng nội dung do người dùng tạo ra ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ (dựa theo báo cáo dữ liệu từ Stackla)

» Xem và tải báo cáo 10 xu hướng social media marketing 2025 TẠI ĐÂY

Các câu hỏi thường gặp về content marketing

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến content marketing

Khi nhắc đến content marketing, không ít người vẫn còn nhiều thắc mắc về nghề nghiệp này. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất mà người mới thường đặt ra, cùng với những câu trả lời chi tiết.

Không giỏi văn có làm content marketing được không?

Hoàn toàn có thể. Kỹ năng viết là nền tảng “bất di bất dịch” đối với những ai làm content marketing, nhưng không phải là yếu tố tiên quyết. Sự khác biệt lớn nhất giữa content marketer và “cây viết” thuần túy nằm ở tư duy marketing, content marketer cần hiểu sản phẩm (giải pháp), hiểu đối tượng khách hàng (vấn đề) và hiểu xu hướng thị trường,… Bên cạnh việc viết ra ngôn từ hấp dẫn, người làm content marketing cần “giải bài toán”: Viết cho ai, viết để làm gì, nội dung nào phù hợp, làm sao để nội dung tiếp cận đúng đối tượng, và mấu chốt là làm thế nào để chuyển đổi người đọc thành khách hàng.

Tư duy marketing sẽ tạo nên sự khác biệt giữa một người làm content marketing và những nhà thơ, nhà văn hay những “cây viết” khác. Giỏi văn có thể tạo ra nội dung mượt mà, nhưng chính tư duy marketing mới giúp đưa nội dung đến đúng người, vào đúng thời điểm và tạo ra giá trị kinh doanh thực sự. Thế nhưng, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng content marketing như “thợ viết”. Để làm tốt vai trò và trở thành một content marketer thực thụ, người “thợ viết” cần phải trau dồi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng hơn chứ không chỉ dừng lại ở việc viết tốt.

Content marketing học ngành gì?

Để theo đuổi nghề content marketing, bạn có thể học các ngành như marketing, truyền thông, báo chí, ngữ văn hoặc các lĩnh vực liên quan. Các chương trình này cung cấp nền tảng và những yếu tố cốt lõi trong công việc content marketing. Tuy nhiên, kỹ năng tự học và thực hành là rất quan trọng vì content marketing yêu cầu liên tục cập nhật xu hướng và kỹ năng mới.

Học content marketing ở đâu?

Hiện nay có nhiều khóa học về content marketing từ các nền tảng online như Coursera, HubSpot Academy, và Google Digital Garage. Ngoài ra, các trung tâm đào tạo về marketing cũng cung cấp các chương trình học từ cơ bản đến nâng cao. Bạn cũng có thể tham khảo “Chương trình đào tạo content marketing trên dự án thực tế” tại Dương Gia Phát. Với hình thức đào tạo này bạn không chỉ được học mà còn thực hành làm dự án thực tế của công ty kỹ năng chuyên môn, phát triển các kỹ năng làm việc và tích lũy kinh nghiệm.

Content marketing lương bao nhiêu?

Lương của nhân viên content marketing dao động tùy vào kinh nghiệm, kỹ năng và vị trí làm việc. Ở Việt Nam, mức lương của người mới vào nghề thường từ 8 – 12 triệu VNĐ/tháng. Những người có kinh nghiệm lâu năm có thể kiếm được từ 15 – 25 triệu VNĐ/tháng, thậm chí cao hơn cho các vị trí quản lý. Mức lương sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô công ty và thị trường ngành, hoặc còn có thể cao hơn nếu làm việc cho các công ty quốc tế hoặc các tập đoàn lớn.

Content marketing và digital marketing khác nhau như thế nào?

Content marketing là một phần quan trọng của digital marketing, có mối liên hệ chặt chẽ nhưng không hoàn toàn giống nhau. Content marketing tập trung vào việc tạo ra và chia sẻ nội dung có giá trị để thu hút, giữ chân khách hàng và thúc đẩy hành động. Digital marketing là một phạm vi rộng hơn bao gồm tất cả các hoạt động marketing trên nền tảng số như: content marketing, quảng cáo trực tuyến, SEO, email marketing, social media marketing và nhiều hình thức khác.

Phân biệt content writer, copywriter và content creator

  • Content writer: Tập trung vào việc viết bài viết dài, như blog, bài PR, hoặc bài trên website. Nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp thông tin giá trị và giải quyết vấn đề cho độc giả.
  • Copywriter: Chuyên viết các nội dung quảng cáo ngắn gọn, dễ nhớ như slogan, mô tả sản phẩm, hoặc các chiến dịch quảng cáo, với mục tiêu thúc đẩy hành động (mua hàng, đăng ký,…).
  • Content creator: Sáng tạo nội dung đa dạng, từ bài viết, video, hình ảnh đến podcast, để xây dựng thương hiệu và kết nối với khách hàng trên nhiều nền tảng khác nhau.

» Xem thêm bài viết chi tiết: Đâu là sự khác biệt giữa content creator, copywriter và content writer

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu bức tranh tổng quát về content marketing. Để thành công trong lĩnh vực này, chúng ta cần luôn học hỏi, thích ứng và kiên trì sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nội dung là “vua”, nhưng bối cảnh và cách tiếp cận chính là “nữ hoàng”. Chúc bạn chinh phục content marketing thành công. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của Dương Gia Phát để cập nhật thêm nhiều nội dung hữu ích về content marketing nhé!

» Nguồn dữ liệu tham khảo: 70 Thống kê về content marketing cần đánh dấu cho năm 2024