Khi nhắc đến cụm từ “chiến lược”, chúng ta thường hình dung đến lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, khái niệm này từ lâu đã len lỏi vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống, bao gồm cả digital marketing. Chiến lược digital marketing có ảnh hưởng rất lớn đối với mọi hoạt động marketing trên môi trường số của doanh nghiệp. Vậy chiến lược digital marketing là gì? Làm thế nào để hoạch định chiến lược digital marketing hiệu quả? Hãy cùng Dương Gia Phát tìm hiểu qua nội dung sau đây.
Chiến lược digital marketing là gì?
Chiến lược digital marketing là cách thức giúp doanh nghiệp định hình hướng đi cho các hoạt động marketing trên môi trường kỹ thuật số. Khái niệm này được định nghĩa dựa trên 2 cụm từ “chiến lược” và “digital marketing”: Chiến lược (strategy) được hiểu là con đường hay cách thức giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu lớn và dài hạn. Còn digital marketing (marketing kỹ thuật số) đề cập đến các hoạt động marketing được thực hiện trên nền tảng internet và kỹ thuật số.
Chiến lược digital marketing được phát triển dựa trên chiến lược kinh doanh (business strategy) và chiến lược marketing (marketing strategy). Sau đó, nó sẽ được cụ thể hóa thành các hành động cụ thể bằng kế hoạch digital marketing.
Hoạch định chiến lược digital marketing là gì?
Hoạch định chiến lược digital marketing là quá trình tập hợp thông tin, phân tích, đưa ra các lựa chọn và liên kết chúng lại với nhau để quyết định một hướng đi cụ thể cho các hoạt động digital marketing. Các yếu tố thực thi, bao gồm việc cân nhắc tài nguyên, khả năng triển khai và tính khả thi của phương án cần phải được đảm bảo trong quá trình hoạch định chiến lược digital marketing.
Lợi ích của chiến lược digital marketing đối với doanh nghiệp
Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của chiến lược digital marketing, chúng ta cần phân tích những lợi ích cụ thể mà nó mang lại cho doanh nghiệp.
- Định hướng cho các quyết định: Một chiến lược được hoạch định rõ ràng, sẽ giúp doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, dựa trên cơ sở vững chắc mà không bị cảm tính hay thiên kiến chi phối.
- Phân bổ và sử dụng tài nguyên hiệu quả: Thay vì sử dụng tài nguyên một cách dàn trải, chiến lược digital marketing sẽ giúp doanh nghiệp xác định và phân bổ tài nguyên một cách hợp lý, bao gồm tài chính, nguồn lực, công nghệ,… vào những hoạt động mang lại giá trị cao nhất.
- Tạo sự nhất quán cho các hoạt động digital marketing: Chiến lược digital marketing đảm bảo sự nhất quán trong các hoạt động marketing, từ thông điệp truyền thông, hình ảnh thương hiệu và các giá trị cốt lõi trên nền tảng kỹ thuật số.
- Gia tăng khả năng thích ứng: Một chiến lược digital marketing được hoạch định kỹ lưỡng không chỉ cung cấp một lộ trình rõ ràng để đạt mục tiêu dài hạn mà còn giúp doanh nghiệp có thể ứng phó linh hoạt trước sự thay đổi liên tục của môi trường số và kịp thời điều chỉnh để phù hợp với thực tế.
Khi nào cần hoạch định chiến lược marketing số?
Chiến lược digital marketing cần được hoạch định sớm hoặc ngay bây giờ trong trường hợp doanh nghiệp chưa có. Sau mỗi chặng đường từ 5-10 năm (có thể ngắn hoặc dài hơn) doanh nghiệp cần xem xét lại chiến lược của mình để có quyết định điều chỉnh hay tiếp tục triển khai.
Các bước xây dựng chiến lược digital marketing
Phân tích hiện trạng
Phân tích hiện trạng (situation analysis) là bước quan trọng trong quá trình xây dựng mọi chiến lược, giúp doanh nghiệp hiểu rõ bối cảnh hiện tại của thị trường. Nếu bước phân tích này đã có trong chiến lược kinh doanh hoặc chiến lược marketing, thì doanh nghiệp có thể bỏ qua những nội dung sau đây.
Phân tích thị trường (market analysis)
Phân tích thị trường giúp doanh nghiệp đánh giá sức hấp dẫn của thị trường thông qua việc hiểu rõ quy mô (market size), tốc độ tăng trưởng (market growth) và khám phá ra các phân khúc tiềm năng. Từ các phân tích trên, doanh nghiệp sẽ thiết lập và triển khai các hoạt động digital marketing hiệu quả hơn vào các phân khúc mục tiêu.
Phân tích sản phẩm/dịch vụ
Phân tích sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp xác định những đặc điểm nổi bật và lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm/dịch vụ tương tự trên thị trường. Doanh nghiệp cần phải xác định các lợi điểm bán hàng độc đáo (USP) và đảm bảo sự phù hợp giữa sản phẩm/dịch vụ với thị trường (product market fit). Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phân tích vòng đời của sản phẩm/dịch vụ để hiểu rõ các giai đoạn phát triển của chúng từ khi ra mắt đến khi rút khỏi thị trường.
Phân tích khách hàng mục tiêu
Phân tích khách hàng mục tiêu là quá trình thu thập, nghiên cứu và phân tích hành vi, thói quen tiêu dùng, từ khóa tìm kiếm, nền tảng sử dụng, những có người sức ảnh hưởng đến quyết định của họ,…Từ đó, doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm/dịch vụ, xây dựng nội dung và thông điệp truyền thông phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp cần thực hiện một phân tích toàn diện về ba nhóm đối thủ: trực tiếp, gián tiếp và tiềm năng. Đối với mỗi nhóm, doanh nghiệp nên đánh giá cẩn thận các kênh digital mà đối thủ đang sử dụng, xác định rõ những kênh nào đang mang lại hiệu quả cao và những kênh nào chưa tối ưu. Sau đó, doanh nghiệp cần đưa ra những đúc kết từ những thành công và thất bại của đối thủ, để có thể hoàn thiện chiến lược digital marketing của mình.
Phân tích PESTEL
Mô hình PESTEL cung cấp cái nhìn toàn diện về thị trường, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về toàn cảnh môi trường bên ngoài và nhạy cảm hơn với những thay đổi có thể xảy ra.
Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là quá trình xác định các yếu tố bên trong của doanh nghiệp, bao gồm điểm mạnh (strengths) và điểm yếu (weaknesses), cũng như các yếu tố bên ngoài như cơ hội (opportunities) và thách thức (threats). Dựa trên kết quả phân tích này, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược phù hợp. Cụ thể, doanh nghiệp nên tận dụng tối đa lợi thế để khai thác cơ hội (SO), khắc phục điểm yếu để giảm thiểu rủi ro (WT), sử dụng điểm mạnh để đối phó với thách thức (ST) và cải thiện điểm yếu để kịp thời nắm bắt cơ hội (WO).
Lưu ý: Phân tích SWOT cần phải khách quan và phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp. Các yếu tố quan trọng nên được sắp xếp theo mức độ ưu tiên từ cao xuống thấp và trình bày ngắn gọn, rõ ràng.
Đặt mục tiêu dài hạn
Mục tiêu là đích đến của tiến trình hoạch định và chiến lược chính là cách thức để đạt tới đích đến đó. Mục tiêu đó phải thỏa mãn các tiêu chí SMART. Đồng thời, khi đặt mục tiêu cho chiến lược digital marketing doanh nghiệp phải dựa trên mục tiêu của chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing; bởi vì chúng có mối liên kết chặt chẽ với nhau và tất cả đều hướng đến sự thành công tổng thể của doanh nghiệp.
Giả sử: Mục tiêu kinh doanh của bạn là tăng doanh số (sales), thì các hoạt động marketing của bạn có thể hướng tới mục tiêu tăng lượng tiêu thụ (consumption) hoặc giá trị tiêu thụ (value consumption). Từ 2 mục tiêu trên, bạn phải thiết lập mục tiêu digital marketing là tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) thông qua một/nhiều kênh digital nào đó. Chính sự liên kết chặt chẽ này đảm bảo rằng mọi nỗ lực marketing đều đồng bộ và góp phần vào sự thành công của mục tiêu kinh doanh.
Lưu ý: Chiến lược không nhất thiết là cố định và có thể phải thay đổi nếu thị trường có nhiều biến động quá lớn, như dịch bệnh, thiên tai,… lúc đó mục tiêu và các yếu tố thực thi đã được xác định từ trước cũng phải thay đổi theo, để kịp thời thích ứng với thực tế.
Xác định chiến lược chủ đạo
Quá trình này bao gồm các công việc sau:
- Phát triển chiến lược STP (segmentation, targeting, positioning)
- Đề xuất giá trị trực tuyến (OVP – online value proposition)
- Phát triển chiến lược digital marketing mix cho từng khúc thị trường mục tiêu.
- Kết hợp SWOT
Xây dựng kế hoạch digital marketing tổng thể
Kế hoạch digital marketing là tài liệu chi tiết hóa chiến lược thành các hành động cụ thể, nhằm đảm bảo rằng mọi hoạt động marketing được triển khai một cách có tổ chức, hiệu quả và đúng hướng. Để giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, Dương Gia Phát muốn chia sẻ đến bạn mẫu kế hoạch digital marketing mà chúng tôi đang sử dụng. Xem hướng dẫn sử dụng và tải mẫu TẠI ĐÂY.
Gợi ý một số lựa chọn mang tính chiến lược
Để hỗ trợ doanh nghiệp có cái nhìn trực quan hơn trong việc xác định chiến lược digital marketing, Dương Gia Phát sẽ gợi ý một số lựa chọn mang tính chiến lược như sau:
Content marketing
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiến lược digital marketing tiết kiệm chi phí và mang lại giá trị bền vững lâu dài, thì content marketing chính là lựa chọn đúng đắn. Đặc biệt, chiến lược này phù hợp khi doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng đầu tư vào đội ngũ content. Chỉ khi sở hữu và duy trì một đội ngũ content chất lượng, doanh nghiệp mới có thể chinh phục và nhận được sự tín nhiệm của khách hàng, thông qua các nội dung hữu ích.
» Tham khảo dịch vụ SEO website và dịch vụ content marketing của công ty Dương Gia Phát
Inbound marketing
Nếu bạn là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng có khả năng triển khai SEO và sản xuất nội dung hữu ích, thì inbound marketing chính là chiến lược digital marketing phù hợp với bạn. Bằng cách cung cấp nội dung giá trị giải quyết vấn đề của khách hàng và tối ưu hóa SEO để nâng cao thứ hạng tìm kiếm, bạn có thể xây dựng lòng tin và thu hút khách hàng tiềm năng. Đồng thời có thể nâng cao tỷ lệ chuyển đổi một cách tự nhiên mà không cần chi phí quảng cáo lớn.
Đối với SEMs, doanh thu ngắn hạn là yếu tố sống còn. Tuy nhiên inbound marketing lại không thể mang lại doanh thu ngay lập tức. Do đó trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp có thể kết hợp triển khai SEO và chạy quảng cáo (Google Ads) để thúc đẩy lưu lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi cho website của mình. Kết hợp inbound và outbound marketing sẽ tạo nên một chiến lược digital marketing vô cùng hiệu quả.
Outbound marketing
Outbound marketing là lựa chọn chiến lược phù hợp cho các doanh nghiệp có ngân sách lớn với mục tiêu tăng trưởng nhanh chóng. Thông qua các chiến dịch truyền thông đại chúng, quảng cáo trả phí,… chiến lược outbound marketing sẽ giúp doanh nghiệp thúc đẩy doanh thu, nâng cao nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng trong thời gian ngắn.
Influencer marketing
Influencer marketing là chiến lược digital marketing hiệu quả cho những doanh nghiệp có ngân sách lớn, với mục tiêu là tăng nhận biết thương hiệu và thúc đẩy doanh thu nhanh chóng thông qua sức ảnh hưởng của các cá nhân nổi bật trên mạng xã hội. Gợi ý một số lĩnh vực phù hợp với chiến lược influencer marketing như: thời trang, làm đẹp, công nghệ, sản phẩm tiêu dùng, du lịch, giải trí và giáo dục.
Một số lưu ý khi chọn influencer marketing làm chiến lược digital marketing:
- Rủi ro về hình ảnh: Nếu influencer gặp phải khủng hoảng truyền thông, thì có thể ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh thương hiệu.
- Khó kiểm soát nội dung: Bạn có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát nội dung mà influencer tạo ra, điều này có thể dẫn đến thông điệp không hoàn toàn phù hợp với thương hiệu của bạn.
- Tính chân thật: Người tiêu dùng có thể nhận ra các bài đăng của influencer là quảng cáo (đôi khi phóng đại về ưu điểm sản phẩm), khiến chiến dịch mất đi tính chân thật và giảm hiệu quả.
Kết luận
Qua bài viết trên có thể thấy, chiến lược digital marketing mang trên mình sứ mệnh quan trọng – là kim chỉ nam cho mọi hoạt động marketing trên môi trường số của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay còn rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận ra tầm quan trọng của chiến lược. Họ bỏ qua việc xây dựng chiến lược bài bản, mà chỉ tập trung triển khai digital marketing đa kênh, vì sợ bỏ lỡ xu hướng sẽ thua kém đối thủ. Hy vọng nội dung trên của Dương Gia Phát đã phần nào giúp bạn nhận ra giá trị của việc xây dựng chiến lược digital marketing cho tổ chức của mình.
Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn và cần sự hỗ trợ để xây dựng chiến lược digital marketing hiệu quả, đừng ngần ngại liên hệ và tham khảo dịch vụ Tư vấn digital marketing của chúng tôi. Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực digital marketing, Dương Gia Phát tự tin có đủ khả năng mang đến giải pháp digital marketing toàn diện dành riêng cho doanh nghiệp của bạn.
Nguồn tham khảo: https://www.smartinsights.com/digital-marketing-strategy/
Quản lý dự án digital marketing