Khi thực hiện các kế hoạch digital marketing, việc marketer nắm bắt cách triển khai của đối thủ là một lợi thế để thương hiệu bứt phá và dẫn đầu thị trường. Cùng với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ phân tích đối thủ đang tích hợp công nghệ này để mang đến những thông tin ngày càng giá trị và nhanh chóng hơn cho marketer. Hãy cùng Dương Gia Phát khám phá cách phân tích đối thủ bằng AI trong digital marketing một cách hiệu quả nhất nhé!
Phân tích đổi thủ bằng AI – Cách làm tối ưu cho marketer?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã cách mạng hóa cách marketer nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh trong digital marketing, với khả năng mang lại tốc độ, độ chính xác và chiều sâu phân tích vượt trội so với phương pháp truyền thống.
Bằng cách tích hợp các thuật toán máy học và xử lý dữ liệu lớn, AI hỗ trợ marketer trong nhiều khía cạnh của quá trình phân tích đối thủ, từ thu thập thông tin, phân tích cách triển khai, kế hoạch nội dung của đối thủ. Quá trình này bao gồm việc nghiên cứu các yếu tố như chiến lược SEO, quảng cáo trả phí (PPC), nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, email marketing và hành vi người dùng trên các kênh digital marketing.
Ví dụ: Một thương hiệu thời trang sử dụng SEMrush để phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành may mặc. AI của SEMrush phát hiện rằng đối thủ chính đang sử dụng từ khóa “áo sơ mi linen nam” trong các chiến dịch quảng cáo PPC. Nhờ dữ liệu này, thương hiệu điều chỉnh kế hoạch chạy quảng cáo của thương hiệu phù hợp nhằm tăng tính cạnh tranh với đối thủ cùng ngành.
Nhận ngay file mẫu phân tích đối thủ cạnh tranh MIỄN PHÍ từ Dương Gia Phát TẠI ĐÂY!
>> Xem thêm chia sẻ hữu ích về kiến thức AI Marketing tổng quan từ Dương Gia Phát: https://duonggiaphat.vn/ai-marketing-la-gi/
Những lợi ích khi phân tích đối thủ bằng AI trong digital marketing

Sử dụng AI để phân tích đối thủ trong digital marketing mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với các phương pháp truyền thống. Dưới đây là những ưu điểm chính của AI:
- Tự động hóa quy trình: AI có thể xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ từ các kênh số (website, mạng xã hội, quảng cáo) trong vài phút, giúp tiết kiệm thời gian so với phân tích thủ công.
- Phân tích chính xác và sâu sắc: AI sử dụng máy học để phát hiện các mẫu dữ liệu phức tạp, chẳng hạn như xu hướng tương tác trên mạng xã hội hoặc hiệu quả chiến dịch quảng cáo của đối thủ, mà đôi khi marketer khó nhận ra.
- Dự đoán xu hướng người dùng: AI có khả năng dự đoán hành vi người dùng và xu hướng trong digital marketing, qua đó giúp marketer đi trước đối thủ trong việc triển khai các kế hoạch mới.
- Tối ưu hóa ngân sách quảng cáo: Bằng cách xác định các kế hoạch, cách làm hiệu quả của đối thủ đang triển khai trên thị trường, AI sẽ giúp marketer phân bổ ngân sách cho các kênh như PPC, mạng xã hội hoặc email marketing một cách thông minh hơn.
- Cá nhân hóa chiến dịch: AI phân tích dữ liệu hành vi người dùng của đối thủ cùng ngành trên các kênh, từ đó đề xuất cho marketer cách tiếp cận cá nhân hóa để thu hút và giữ chân khách hàng.
> Theo SurveyMonkey: “Có đến 43% marketer cho rằng AI là yếu tố không thể thiếu trong các hoạt động marketing hiện nay.”
Các công cụ phân tích đối thủ bằng AI phổ biến
Sở hữu các công cụ hữu ích sẽ giúp các marketer phân tích đối thủ & xây dựng kế hoạch nội dung một cách nhanh chóng. Cùng Dương Gia Phát tìm hiểu khả năng 6 công cụ giá trị dưới đây nhé.
ChatGPT

ChatGPT là nền tảng được phát triển bởi OpenAI, một công cụ AI đa năng có thể hỗ trợ phân tích đối thủ thông qua việc trả lời các câu hỏi chuyên sâu hoặc phân tích dữ liệu đầu vào.
Trong digital marketing, ChatGPT có thể được sử dụng để brainstorm ý tưởng nội dung, phân tích xu hướng thị trường hoặc tạo báo cáo tổng hợp về chiến lược đối thủ. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa, bạn nên kết hợp ChatGPT với kiến thức & phân tích thực tế từ chính chuyên viên marketing.
Dưới đây là một số mẫu prompt phân tích đối thủ cạnh tranh bằng ChatGPT từ Dương Gia Phát mà marketer có thể tham khảo:
- Tổng quan đối thủ cạnh tranh: “Tôi là [chức danh] tại [tên công ty]. Hãy tạo bảng tổng quan đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực [sản phẩm/dịch vụ] thuộc ngành [ngành nghề]. Bao gồm cả đối thủ trực tiếp và gián tiếp.”
- Phân tích hoạt động marketing của đối thủ: “Bạn hãy phân tích hoạt động marketing hiện tại của [tên đối thủ]. Họ đang truyền tải thông điệp gì, và làm cách nào để thể hiện giá trị của mình trên website, mạng xã hội và các chiến dịch quảng cáo?”
- So sánh sản phẩm & dịch vụ: “So sánh sản phẩm và dịch vụ của [tên công ty bạn] với [tên đối thủ]. Bao gồm thông tin về các dòng sản phẩm, chiến lược giá, kênh phân phối và điểm khác biệt nổi bật.”
- Phân tích nội dung của đối thủ: “Phân tích nội dung [dạng content] mà [tên đối thủ] đăng tải trong [khoảng thời gian]. Họ đang tập trung vào chủ đề nào và nội dung đó có giúp họ định vị vai trò dẫn đầu trong ngành không?”
- Nhận diện xu hướng thị trường: “Các xu hướng thị trường hiện tại và có sự thay đổi nào đang ảnh hưởng đến [ngành nghề] hay không, dựa trên phân tích nội dung và thông điệp của [tên đối thủ]?”
- Đánh giá hoạt động trên mạng xã hội: “Đánh giá hoạt động truyền thông trên mạng xã hội của [tên đối thủ] trên [các nền tảng cụ thể]. Họ nhắm đến đối tượng nào, nội dung nào tạo tương tác cao và hiệu quả tổng thể ra sao?”
- Phân tích cảm nhận khách hàng: “Phân tích các đánh giá khách hàng dành cho [sản phẩm/dịch vụ của đối thủ]. Những ưu điểm và hạn chế phổ biến nhất là gì, và cảm nhận chung của khách hàng ra sao?”
> Xem thêm: Cách viết content bằng ChatGPT và nguyên tắc tạo prompt hiệu quả
SEMrush

SEMrush là một công cụ quen thuộc trong digital marketing, với nhiều tiện ích giá trị và được tích hợp phân tích từ AI. Công cụ này không chỉ hỗ trợ các hoạt động SEO mà còn phân tích kế hoạch marketing tổng thể của đối thủ.
Với khả năng tích hợp AI vào các tính năng, SEMrush mang đến giải pháp toàn diện cho marketer:
- Content marketing: Hỗ trợ marketer trong việc nghiên cứu từ khóa, phân tích xu hướng nội dung, đánh giá độ hiệu quả về chiến lược content website của đối thủ.
- SEO toàn diện: Tối ưu hóa hiệu suất website thông qua việc theo dõi thứ hạng từ khóa, phân tích kỹ thuật SEO on-page/off-page, theo dõi & phân tích backlink và nghiên cứu cách triển khai của đối thủ cạnh tranh.
- Quảng cáo trực tuyến (Advertising): Cung cấp các công cụ phân tích chiến dịch quảng cáo trả phí như Google Ads hoặc Facebook Ads của đối thủ, giúp marketer tối ưu ngân sách và cải thiện hiệu quả quảng cáo của mình.
- Phân tích cạnh tranh (Competitive Research): Cho phép marketer khai thác thông tin chuyên sâu về đối thủ, từ lưu lượng truy cập, từ khóa sử dụng đến chiến lược nội dung, qua đó đưa ra quyết định chính xác hơn trong xây dựng kế hoạch marketing.
Ahrefs

Ahrefs là công cụ nổi tiếng với khả năng phân tích backlink và nội dung, ngoài ra đây còn là công cụ rất hữu ích trong hoạt động digital marketing tổng thể. Công cụ này sử dụng AI để thu thập dữ liệu về kế hoạch nội dung và liên kết của đối thủ. Từ đó, giúp marketer phân tích được các yếu tố quan trọng sau về nội dung:
- Phân tích website đối thủ cùng ngành (Competing Domains): Cho phép marketer khám phá các website đang cạnh tranh trực tiếp trong cùng lĩnh vực SEO. Khi bạn nhập domain của mình vào Site Explorer, Ahrefs sẽ hiển thị danh sách các đối thủ đang xếp hạng cho những từ khóa tương tự bạn.
- So sánh từng trang cụ thể (Competing Pages): Nếu Competing Domains là cái nhìn tổng thể ở cấp độ website, thì Competing Pages là công cụ giúp marketer so sánh trực tiếp từng trang cụ thể với đối thủ. Khi nhập một URL cụ thể vào Site Explorer, bạn sẽ biết được những trang nào trên internet đang cạnh tranh với trang đó.
- Tìm khoảng trống nội dung chưa khai thác (Content Gap): Tính năng này hỗ trợ marketer khám phá những từ khóa hoặc chủ đề mà đối thủ đã triển khai hiệu quả nhưng website của bạn chưa có hoặc chưa tối ưu. Chỉ cần cung cấp từ khóa tiềm năng, công cụ sẽ giúp bạn gợi ý bổ sung những chủ đề nội dung mới.
SimilarWeb

SimilarWeb là một công cụ phân tích đối thủ toàn diện, sử dụng AI để ước tính và phân tích lưu lượng truy cập website, giúp các marketer hiểu rõ kế hoạch digital marketing của đối thủ. Công cụ này cho phép bạn kiểm tra lưu lượng truy cập của website mình hoặc đối thủ, cung cấp cái nhìn sâu sắc về hiệu suất và hành vi người dùng.
Các tính năng của SimilarWeb được chia thành 8 phần chính, hỗ trợ marketer phân tích toàn diện thông tin từ đối thủ như sau:
- Tổng quan lưu lượng truy cập: Cung cấp số liệu tổng thể về lượt truy cập, thời gian trên trang, tỷ lệ thoát,…
- Nguồn giới thiệu (Referral): Phân tích các website đang dẫn traffic đến đối thủ.
- Lưu lượng tìm kiếm (Search): Xác định lưu lượng đến từ kết quả tìm kiếm tự nhiên và quảng cáo.
- Truy cập từ mạng xã hội (Social): Hiển thị tỷ trọng traffic từ các nền tảng như Facebook, YouTube, X, Instagram,…
- Quảng cáo hiển thị (Display Ads): Phân tích hoạt động quảng cáo trực tuyến, bao gồm mạng phân phối và định dạng quảng cáo.
- Phân tích hành vi người dùng: Theo dõi hành vi truy cập, mức độ tương tác và hành trình người dùng.
- Các trang web tương tự: Gợi ý các website có nội dung, đối tượng hoặc ngành hàng liên quan.
- Ứng dụng liên quan: Phân tích các ứng dụng di động liên kết với website (nếu có).
SpyFu

SpyFu là một công cụ chất lượng trong việc hỗ trợ marketing phân tích đối thủ trong digital marketing, với các tính năng nổi bật như phân tích SEO, phân tích PPC và phân tích website đối thủ. Một số tính năng hữu ích có thể hỗ trợ marketer như sau:
- Phân tích từ khóa đối thủ đang sử dụng cho quảng cáo Google Ads và các từ khóa họ đang triển khai tối ưu SEO website.
- Theo dõi thứ hạng của website bạn trên các công cụ tìm kiếm theo từng nhóm từ khóa mục tiêu.
- Xem chi tiết các chiến dịch quảng cáo mà đối thủ đang triển khai cùng với ngân sách quảng cáo ước tính.
- Khám phá hệ thống backlink của đối thủ đang triển khai và xây dựng kế hoạch backlink hiệu quả cho riêng bạn.
- Theo dõi lịch sử thứ hạng và hoạt động quảng cáo của bất kỳ website nào mà marketer cần.
Hướng dẫn cách thực hiện phân tích đối thủ bằng AI
Để phân tích đối thủ cạnh tranh bằng AI trong digital marketing một cách hiệu quả, marketer có thể thực hiện theo gợi ý 6 bước sau từ Dương Gia Phát.
Bước 1: Xác định đối thủ cạnh tranh chính
Công cụ gợi ý: SimilarWeb, SEMrush
- Dùng SimilarWeb để tìm các website có lưu lượng truy cập tương đồng hoặc ngành nghề liên quan.
- Dùng SEMrush để xác định đối thủ dựa trên từ khóa đang cạnh tranh và thị phần tìm kiếm.
- Ưu tiên lựa chọn cả đối thủ trực tiếp và gián tiếp để có cái nhìn toàn diện.
Bước 2: Phân tích tổng quan thị trường & chiến lược định vị thương hiệu của đối thủ
Công cụ gợi ý: SEMrush Market Explorer, ChatGPT
- Sử dụng Market Explorer của SEMrush để đánh giá thị phần, mức độ nhận diện và đối tượng mục tiêu của đối thủ.
- Kết hợp với ChatGPT để tổng hợp các điểm mạnh, điểm yếu hoặc phân tích chiến lược thương hiệu đang được đối thủ theo đuổi.
Bước 3: Phân tích nội dung và kế hoạch SEO của đối thủ
Công cụ gợi ý: Ahrefs, SEMrush, ChatGPT
- Dùng Ahrefs để kiểm tra bài viết đang thu hút traffic, các từ khóa xếp hạng cao và backlink hỗ trợ.
- Dùng SEMrush để xác định nội dung nào đang giúp đối thủ lên top Google.
- Dùng prompt với ChatGPT để phân tích chiến lược nội dung theo từng chủ đề hoặc thời gian.
Bước 4: Phân tích chiến dịch quảng cáo và từ khóa PPC
Công cụ gợi ý: SpyFu, Advertising Research của SEMrush
- Dùng SpyFu để xem các từ khóa quảng cáo đối thủ đang đấu thầu, ngân sách ước tính và hiệu quả chiến dịch.
- Dùng SEMrush để xem mẫu quảng cáo, CTA, nội dung đang chạy, và thời gian chạy của chiến dịch.
- So sánh với chiến dịch hiện tại của bạn để điều chỉnh hoặc tận dụng cơ hội chưa được khai thác.
Bước 5: Theo dõi hành vi khách hàng & hiệu suất tổng thể
Công cụ gợi ý: SimilarWeb, SEMrush, ChatGPT
- Dùng SimilarWeb để theo dõi nguồn traffic, tỷ lệ thoát, thời gian trên trang của đối thủ.
- Dùng SEMrush để xem các chiến dịch email, mức độ tương tác mạng xã hội và từ khóa mang lại chuyển đổi.
- Kết hợp ChatGPT để phân tích hành trình khách hàng từ các bài đánh giá hoặc bình luận trên mạng xã hội.
Bước 6: Tổng hợp, đánh giá và xây dựng chiến lược phù hợp
Gợi ý: Sử dụng bảng tổng hợp, báo cáo từ các công cụ và góc nhìn chuyên môn từ marketer.
- Tổng hợp tất cả dữ liệu đã thu thập được từ các công cụ.
- Kết với góc nhìn chuyển từ marketer, xác định: Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, những khoảng trống thị trường chưa ai khai thác, cơ hội tăng trưởng cho thương hiệu bạn.
- Từ đó, marketer xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch truyền thông tổng thể cho thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Những lưu ý khi phân tích đối thủ bằng AI

Khi sử dụng phân tích đối thủ bằng AI trong marketing, marketer cần lưu ý một số điểm sau:
- Chi phí công cụ: Một số công cụ như SEMrush hoặc Ahrefs có chi phí khá cao. Nếu ngân sách hạn chế, marketer hãy thử các phiên bản miễn phí hoặc công cụ như SpyFu.
- Kiến thức marketing: AI cung cấp nhiều dữ liệu, nhưng bạn cần có kiến thức nền tảng vững chắc về digital marketing để áp dụng các công cụ & kiểm tra chất lượng một cách hiệu quả.
- Tính liên tục: Chiến lược của đối thủ thay đổi nhanh chóng. Sử dụng các công cụ AI để theo dõi liên tục và điều chỉnh chiến lược của bạn.
- Kết hợp đa kênh: Đừng chỉ tập trung vào một kênh (ví dụ: quảng cáo). Phân tích toàn diện các kênh như mạng xã hội, email, và nội dung để có cái nhìn tổng thể.
Phân tích đối thủ bằng AI là một bước tiến lớn với marketer trong các hoạt động digital marketing. Với các công cụ AI hữu ích, marketer có thể xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch digital marketing hoàn thiện hơn, giúp thương hiệu của mình nổi bật trên thị trường. Hy vọng những chia sẻ giá trị trên từ Dương Gia Phát sẽ giúp marketer có thể áp dụng hiệu quả các hoạt động marketing của mình nhé!
Ngoài ra, bạn đừng quên theo dõi các bài viết từ Dương Gia Phát để luôn cập nhật những xu hướng mới nhất về trí tuệ nhân tạo trong chuyên mục AI Marketing nhé!

Chuyên viên Content Marketing