Top of mind là gì? Cách để thương hiệu chiếm lĩnh tâm trí khách hàng

Top of mind của bạn là gì? Khi nhắc đến cà phê, bạn có nghĩ ngay đến Trung Nguyên? Hay khi cần di chuyển nhanh chóng, ứng dụng Grab có xuất hiện trong đầu bạn? Đây là hai ví dụ điển hình về những thương hiệu đã thành công trong việc chiếm lĩnh vị trí top of mind trong tâm trí người tiêu dùng. Vậy, làm thế nào để một thương hiệu có thể vươn lên vị trí ưu tiên trong tâm trí khách hàng, dù thị trường có hàng ngàn sự lựa chọn khác? Hãy cùng Dương Gia Phát tìm hiểu về top of mind trong bài viết dưới đây.

Top of mind là gì?

Khái niệm top of mind trong marketing và ví dụ
Top of mind là gì và vì dụ về top of mind

Top of mind là thuật ngữ dùng để chỉ thương hiệu xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của người tiêu dùng khi nhắc đến một lĩnh vực cụ thể. Đạt được top of mind được xem là mục tiêu quan trọng mà mọi doanh nghiệp muốn hướng đến trong quá trình phát triển thương hiệu.

Ví dụ về top of mind: Khi nhắc đến nước giải khát có gas, nhiều người sẽ ngay lập tức nghĩ đến Coca-Cola. Đây là một ví dụ điển hình về “top of mind” trong ngành đồ uống. Hay, trong lĩnh vực điện thoại di động, Apple luôn là sự lựa chọn hàng đầu mà nhiều người nghĩ đến khi muốn mua một chiếc smartphone cao cấp.

Vì sao top of mind lại quan trọng đối với thương hiệu?

Khi một thương hiệu đạt được vị trí top of mind, nó mang lại nhiều lợi ích vượt trội không chỉ cho thương hiệu mà còn cho cả chiến lược marketing dài hạn. Dưới đây là những lợi ích quan trọng mà thương hiệu có thể nhận được khi chiếm lĩnh vị trí top of mind trong tâm trí người tiêu dùng:

  • Tăng cơ hội bán hàng: Khi thương hiệu đứng đầu trong tâm trí người tiêu dùng, cơ hội để họ lựa chọn sản phẩm của bạn cao hơn, vì khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu họ đã quen thuộc và tin tưởng.
  • Khẳng định vị thế cạnh tranh: Khi thương hiệu chiếm lĩnh tâm trí khách hàng, điều này cho thấy sự ổn định và uy tín, tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài và duy trì sự hiện diện vững mạnh trong thị trường.
  • Xây dựng lòng trung thành: Top of mind không chỉ gia tăng doanh thu tức thời mà còn tạo nền tảng để khách hàng quay lại trong tương lai, giúp thương hiệu giảm thiểu rủi ro từ sự thay đổi nhanh chóng trong xu hướng và cạnh tranh.
  • Thúc đẩy truyền miệng: Một thương hiệu mạnh trong tâm trí khách hàng dễ dàng lan tỏa thông qua truyền miệng. Khách hàng hài lòng có xu hướng chia sẻ trải nghiệm, mở rộng phạm vi tiếp cận mà không cần chi phí quảng cáo.
  • Giảm chi phí marketing: Với sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ, chi phí cho chiến dịch marketing giảm dần. Khách hàng tự tìm đến thương hiệu mà không cần khuyến mại hay quảng bá liên tục.
  • Dễ dàng mở rộng sản phẩm, dịch vụ: Khi đã chiếm được lòng tin, thương hiệu dễ dàng mở rộng các dòng sản phẩm hoặc thâm nhập vào thị trường mới mà không gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ khách hàng.

Cách xây dựng top of mind cho thương hiệu

Làm thế nào để thương hiệu đạt được top of mind?
Cách để thương hiệu đạt được top of mind

Đạt được vị trí top of mind trong tâm trí khách hàng không phải là dễ dàng, mà là kết quả của một kê hoạch dài hơi, kết hợp giữa việc hiểu rõ khách hàng, xây dựng giá trị thương hiệu mạnh mẽ và duy trì một trải nghiệm thương hiệu nhất quán,… Khi thương hiệu chiếm lĩnh vị trí này, nó không chỉ dễ dàng được khách hàng nhận diện mà còn trở thành sự lựa chọn ưu tiên trong quá trình quyết định mua hàng. Dưới đây là những cách cơ bản nhưng cũng là những yếu tố quan trọng trong việc giúp thương hiệu đạt được vị trí top of mind:

Hiểu rõ khách hàng và thị trường mục tiêu

Để đạt được vị trí top of mind, thương hiệu cần hiểu rõ khách hàng của mình từ các vấn đề gốc rễ mà họ gặp phải, đến những mong muốn và hành vi tiêu dùng. Việc phân tích và hiểu thấu các yếu tố như nỗi đau (pain points), những suy nghĩ, mong muốn ẩn giấu sâu bên trong của khách hàng (customer Insight), cũng như thói quen tiêu dùng sẽ giúp thương hiệu tạo ra thông điệp phù hợp, dễ dàng chiếm lĩnh không gian trong tâm trí khách hàng. Các công cụ nghiên cứu thị trường như khảo sát, phân tích dữ liệu hành vi sẽ giúp thương hiệu nắm bắt chính xác nhu cầu và xu hướng của thị trường.

Sử dụng hình ảnh và bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp

Bộ nhận diện thương hiệu (brand identity) không chỉ bao gồm logo mà còn phải đảm bảo một sự đồng bộ trong các yếu tố như màu sắc, phông chữ và phong cách thiết kế,… Thương hiệu cần thể hiện sự chuyên nghiệp qua từng chi tiết, từ bao bì sản phẩm đến các ấn phẩm truyền thông. Một bộ nhận diện thương hiệu rõ ràng giúp gia tăng mức độ tin tưởng và dễ dàng nhận diện trong tâm trí khách hàng. Đặc biệt, sự nhất quán trong nhận diện sẽ giúp thương hiệu trở thành một phần trong tâm trí của khách hàng.

Xây dựng USP rõ ràng và mạnh mẽ

USP (Unique Selling Proposition) chính là yếu tố giúp thương hiệu nổi bật. Một USP mạnh mẽ không chỉ giúp phân biệt thương hiệu với đối thủ mà còn thể hiện được giá trị cốt lõi mà thương hiệu mang lại cho khách hàng. Để tạo ra USP hiệu quả, thương hiệu cần tập trung vào việc giải quyết một vấn đề quan trọng đối với khách hàng hoặc mang lại lợi ích rõ ràng mà các đối thủ chưa cung cấp. Một USP đủ mạnh sẽ tạo ra sự nhận diện lâu dài, giúp thương hiệu dễ dàng chiếm lĩnh vị trí ưu tiên trong tâm trí người tiêu dùng.

Cung cấp nội dung giá trị và phù hợp

Content marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng top of mind. Thương hiệu cần cung cấp những nội dung có giá trị, hữu ích và giải quyết được vấn đề của khách hàng. Nội dung này có thể bao gồm nhiều hình thức và định dạng khác nhau như: bài viết, video, infographics, hoặc các chiến dịch email marketing,… Khi khách hàng tìm thấy thông tin hữu ích từ thương hiệu, họ sẽ nhớ đến thương hiệu bạn mỗi khi có nhu cầu liên quan.

Truyền tải thông điệp nhất quán

Sự nhất quán trong thông điệp không chỉ giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu mà còn tạo dựng lòng tin lâu dài. Từ nội dung trên website, mạng xã hội đến chiến dịch quảng cáo, tất cả nên xoay quanh một big idea chính, phản ánh giá trị thương hiệu và đáp ứng đúng mong đợi của khách hàng.

Duy trì sự hiện diện trên các kênh truyền thông phù hợp

Một trong những yếu tố quan trọng để thương hiệu có thể giữ vững vị trí top of mind là duy trì sự hiện diện liên tục, nhất quán và đúng thời điểm. Thương hiệu cần đảm bảo sự hiện diện mạnh mẽ và phù hợp trên các kênh truyền thông mà khách hàng mục tiêu thường xuyên sử dụng, từ marketing trên mạng xã hội (social media marketing), email marketing đến quảng cáo trực tuyến,… Tuy nhiên, sự hiện diện này phải đảm bảo tính phù hợp và đúng lúc, nghĩa là thương hiệu cần tối ưu hóa thời điểm và thông điệp sao cho phù hợp với từng giai đoạn trong hành trình của khách hàng, tránh làm khách hàng cảm thấy bị “quá tải”.

Sử dụng “brand storytelling”

Một thương hiệu sẽ dễ dàng chiếm lĩnh vị trí top of mind nếu nó biết cách kể một câu chuyện đặc biệt, tạo kết nối cảm xúc với khách hàng. Brand storytelling giúp khách hàng hiểu rõ hơn về nguồn gốc, giá trị và sứ mệnh của thương hiệu. Các câu chuyện không chỉ giúp tạo dựng hình ảnh mà còn gắn kết thương hiệu với những giá trị sâu sắc mà khách hàng quan tâm. Nội dung truyền cảm hứng, dễ nhớ sẽ giúp thương hiệu xuất hiện trong tâm trí khách hàng ngay khi họ nghĩ đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

Tạo ra trải nghiệm khách hàng vượt trội

Khi khách hàng trải nghiệm thương hiệu và dịch vụ, họ không chỉ đánh giá chất lượng sản phẩm mà còn đánh giá cách thức tương tác và hỗ trợ từ thương hiệu. Đây là cách mà customer experience (CX) trở thành yếu tố quan trọng trong việc giữ chân khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài. Thực tế cho thấy, trải nghiệm khách hàng tốt giúp xây dựng lòng tin và sự trung thành, đồng thời cũng giúp thương hiệu dễ dàng ghi nhớ trong tâm trí khách hàng. Các hoạt động phải hướng đến việc tạo ra trải nghiệm liền mạch và nhất quán ở tất cả các điểm chạm – từ quảng cáo, mua sắm cho đến dịch vụ hậu mãi,…

Tận dụng sức mạnh của khách hàng trung thành và truyền miệng

Khách hàng trung thành chính là những người giúp thương hiệu lan tỏa mạnh mẽ nhất thông qua những lời giới thiệu và đánh giá tích cực. Các chương trình khách hàng thân thiết hoặc referral programs có thể giúp khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ với những người xung quanh. Bên cạnh đó, việc khuyến khích khách hàng chia sẻ đánh giá và phản hồi trên các nền tảng xã hội hay các website uy tín cũng đóng góp vào việc mở rộng độ phủ sóng và củng cố vị trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Liên tục đo lường và tối ưu hóa

Để duy trì và nâng cao vị trí top of mind, thương hiệu cần phải liên tục đo lường và tối ưu hóa hiệu quả các hoạt động marketing. Các chỉ số như brand recall (nhớ tên thương hiệu), brand recognition (nhận diện thương hiệu) và Net Promoter Score (NPS) là những công cụ hữu ích giúp đánh giá mức độ hiện diện và mức độ yêu thích của khách hàng đối với thương hiệu. Dựa trên các số liệu thu thập được, thương hiệu có thể đưa ra những điều chỉnh kịp thời, nhằm tối ưu hóa các chiến dịch và giữ vững vị trí trong tâm trí khách hàng.

Những câu hỏi thường gặp về top of mind

Những câu hỏi liên quan đến top of mind
Giải đáp những câu hỏi thường gặp về top of mind

Top of mind khác gì với brand awareness?

Brand awareness là khái niệm chung về sự nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Trong khi đó, top of mind không chỉ là việc thương hiệu được nhận diện, mà còn là việc thương hiệu đó là sự lựa chọn đầu tiên khi khách hàng cần sản phẩm hoặc dịch vụ.

Top of mind có thể được xây dựng nhanh chóng không?

Việc xây dựng top of mind thường cần thời gian vì nó đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố như nhận diện thương hiệu, giá trị sản phẩm, và mức độ tương tác với khách hàng,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, một chiến dịch marketing đột phá hoặc một sự kiện quan trọng có thể giúp thương hiệu nhanh chóng đạt được top of mind.

Việc thay đổi nhận diện thương hiệu có ảnh hưởng đến top of mind không?

Thay đổi nhận diện thương hiệu có thể ảnh hưởng đến top of mind, đặc biệt nếu khách hàng đã quen thuộc với hình ảnh cũ. Do đó, nếu thực hiện thay đổi, cần có kế hoạch truyền thông rõ ràng để đảm bảo khách hàng nhận diện được sự thay đổi và vẫn duy trì sự gắn kết.

Sự bền vững của top of mind phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Sự bền vững của top of mind phụ thuộc vào nhiều yếu tố như việc duy trì chất lượng sản phẩm, khả năng thích nghi với xu hướng, tính nhất quán trong thông điệp thương hiệu và mối quan hệ lâu dài với khách hàng,…

Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn nắm đươc “top of mind là gì”. Để đạt được vị trí top of mind không phải là một thành quả tức thời mà là một quá trình xây dựng lâu dài, tuy nhiên những lợi ích mà nó mang lại là rất xứng đáng. Nếu biết cách tiếp cận đúng đắn, kể cả các thương hiệu nhỏ cũng có thể trở thành top of mind và được khách hàng ưu tiên lựa chọn khi họ cần. Đừng ngần ngại thử nghiệm và cải tiến để đưa thương hiệu của bạn tiến gần hơn tới vị trí đầu tiên trong tâm trí khách hàng – nơi mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn đạt được.

Xem thêm các bài viết hữu ích khác:

» Concept là gì? Khám phá các ví dụ và cách tạo ra một concept hiệu quả

» Big idea là gì? Phân biệt big idea, key message, tagline và slogan

» CLV là gì? Cách nâng cao giá trị vòng đời khách hàng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi