Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME hay SMEs) là khái niệm được nhắc nhiều trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng biết doanh nghiệp SMEs là gì và hay thường nhầm lẫn giữa SMEs và Startup. Nếu bạn cũng có những thắc mắc như trên, hãy cùng tìm lời giải trong nội dung sau đây của Dương Gia Phát nhé!
SMEs là gì?
SMEs là viết tắt của cụm từ “Small and Medium Enterprise”, dùng để chỉ doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Những doanh nghiệp này thường có nguồn vốn, doanh thu và số lượng nhân viên dưới một ngưỡng nhất định. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 như sau:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:
- Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;
- Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.
Phân loại doanh nghiệp SMEs
Lĩnh vực | Doanh nghiệp siêu nhỏ | Doanh nghiệp nhỏ | Doanh nghiệp vừa |
Thương mại, dịch vụ |
|
|
|
Nông – lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng |
|
|
|
Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp SMEs
Thuận lợi
Nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước
Nhằm khuyến khích và tạo đà phát triển cho SMEs, Nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2017, Nhà nước đã ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau đó là Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx), cùng hàng loạt các văn bản khác liên quan.
Linh hoạt và dễ thích ứng với thị trường
Lợi thế đầu tiên của doanh nghiệp vừa và nhỏ là tính linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh với các thay đổi của thị trường. Khi thị trường xảy ra biến động, các doanh nghiệp lớn thường khó xoay sở và đối phó chậm; do bộ máy vận hành lớn, nhân sự đông đảo và khối lượng công việc nhiều. Trái lại, với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và quy mô nhỏ, các doanh nghiệp SMEs có thể thích ứng nhanh chóng, kịp thời điều chỉnh chiến lược và tận dụng cơ hội mới một cách hiệu quả.
Bộ máy nhỏ, dễ lưu động và quản lý nhân sự
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có ưu thế với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và số lượng nhân sự ít, giúp việc quản lý trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Bộ máy nhỏ giúp các doanh nghiệp SMEs dễ dàng điều chỉnh nhân sự giữa các vị trí, tối ưu hóa nguồn lực và phát huy tối đa năng lực của từng cá nhân. Nhờ bộ máy đơn giản, các vấn đề quản lý được phát hiện và giải quyết nhanh chóng.
Khó khăn
Khó tiếp cận nguồn vốn
Các doanh nghiệp mô hình nhỏ thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và làm thủ tục vay vốn. Sự thiếu hụt về vốn có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác như khả năng mở rộng quy mô bị hạn chế, khó tiếp cận các khu công nghiệp cũng như vấn đề về thanh tra kiểm tra và thủ tục hành chính.
Thiếu nguồn vốn có thể dẫn đến các chính sách tiền lương không thể đảm bảo cho nhân viên, cũng như hạn chế trong việc đầu tư vào đào tạo nhân sự. Điều này gây khó khăn trong việc thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng, đồng thời ảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng và chuyên môn của đội ngũ làm việc.
Gặp nhiều rào cản khi chuyển đổi số
Chuyển đổi số (CĐS) cũng chính là một vấn đề nan giải với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân có thể xuất phát từ hạn chế về nhận thức, nguồn lực triển khai và quan điểm sai lầm phổ biến: CĐS khá tốn kém và chỉ dành cho những công ty có quy mô nhất định. Rất nhiều doanh nghiệp SMEs vẫn bị mắc kẹt trong quy trình làm việc lỗi thời và nhỏ nhặt. Họ không biết rằng, phát triển công nghệ cùng giải pháp phù hợp sẽ giúp gia tăng năng suất và giải phóng nguồn lực cho các hoạt động tạo ra doanh thu.
» Tham khảo: Dịch vụ Tư vấn digital marketing là giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp của bạn phát triển trên môi trường số
Trình độ quản lý và nguồn nhân lực hạn chế
Doanh nghiệp SMEs thường gặp hạn chế về trình độ quản lý và tìm kiếm nguồn lực như công nghệ thông tin, digital marketing,… Hơn thế nữa, nếu doanh nghiệp không có chính sách đãi ngộ hậu hĩnh đối với nhân sự, thì sẽ khó trong việc thu hút những nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Trong trường hợp doanh nghiệp tự đào tạo nhân lực, thì phải đối mặt với bài toán về chi phí đào tạo.
Dịch vụ “Xây dựng phòng digital marketing in-house” của Dương Gia Phát sẽ giúp doanh nghiệp tháo gỡ những vấn đề trên. Chúng tôi cam kết:
- Tuyển dụng ĐÚNG và ĐỦ; giảm thiểu rủi ro tuyển sai và tuyển dư người, gây ra lãng phí thời gian và tài chính cho doanh nghiệp.
- Cung cấp nguồn ứng viên chất lượng, có khả năng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
- Tư vấn xây dựng quy trình làm việc của bộ phận digital marketing.
- Xây dựng mô tả công việc chuẩn chỉnh và phù hợp cho nhân sự digital marketing.
- Cùng với doanh nghiệp tuyển dụng, theo dõi và đánh giá đến khi tuyển được nhân sự phù hợp.
Sự khác biệt giữa Startup và SMEs là gì?
Tiêu chí | Doanh nghiệp SMEs | Doanh nghiệp Startup |
Khái niệm | SMEs là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Doanh nghiệp SMEs có cấu trúc tuân theo mô hình kinh doanh đã được thử nghiệm và có sẵn trên thị trường. SMEs tập trung vào việc thu lợi nhuận thông qua cung cấp giá trị cho khách hàng và có khả năng đạt được doanh thu ngay trong giai đoạn đầu nhanh hơn so với Starup. | Startup là công ty thường ở giai đoạn sơ khai của việc phát triển kinh doanh và được sáng lập bởi cá nhân (Founder) hoặc một nhóm từ 2-3 người (Co-founder). Những người sáng lập startup thường tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu thị trường bằng cách phát triển các sản phẩm, dịch vụ hoặc một công nghệ độc đáo, sáng tạo và có tính khả thi. |
Phạm vi hoạt động | Trong nước | Có thể phát triển toàn cầu. |
Nguồn hỗ trợ | Chủ yếu là vào nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước, áp dụng cho doanh nghiệp SMEs. | Nguồn vốn của Startup thường được kêu gọi từ các nhà đầu tư (thiên thần hoặc mạo hiểm), cùng với chính sách của nhà nước, áp dụng cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. |
Yếu tố công nghệ | Chỉ áp dụng công nghệ khi cần cải thiện hiệu suất kinh doanh hoặc sản xuất. | Tiên phong sáng tạo và áp dụng công nghệ trong kinh doanh lẫn vận hành doanh nghiệp. |
Yếu tố rủi ro | Thấp | Cao |
Kết luận
Dương Gia Phát mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm doanh nghiệp SMEs. Nếu bạn vẫn còn nhiều câu hỏi liên quan đến chủ đề SMEs hoặc digital marketing, thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc. Dương Gia Phát cảm ơn bạn đã theo dõi nội dung này.
Quản lý dự án digital marketing