Content framework – “Kim chỉ nam” cho việc sản xuất nội dung chất lượng

Trong bối cảnh hoạt động truyền thông ngày càng cạnh tranh, việc người làm nội dung tạo ra nội dung đơn thuần thôi là chưa đủ. Marketer cần một chiến lược bài bản để truyền tải nội dung đúng người, đúng lúc và đúng thông điệp của thương hiệu. Đó chính là lúc content framework trở thành “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung chất lượng cao và bài bản. Vậy content framework là gì? Vì sao nó quan trọng? Tất cả sẽ được Dương Gia Phát chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Content framework là gì?

Content framework là gì?
Content framework là gì?

Content framework là một hệ thống có cấu trúc, được thiết kế để xây dựng kế hoạch, sản xuất, phân phối và đánh giá nội dung một cách khoa học và nhất quán. Nó hoạt động như một “bản guideline”, giúp marketer định hướng rõ ràng từ việc xác định mục tiêu, nghiên cứu chân dung khách hàng, đến việc triển khai sản xuất và đo lường hiệu quả nội dung.

Một content framework chi tiết sẽ giúp marketer trả lời các câu hỏi:

  • Tại sao bạn cần tạo ra nội dung?
  • Nội dung đó sẽ được tạo ra như thế nào?
  • Ai là đối tượng bạn muốn hướng tới?
  • Ai sẽ đảm nhiệm từng công đoạn trong quá trình sản xuất nội dung?
  • Quy trình biên tập, các chỉ số đánh giá hiệu quả (KPI), kênh phân phối và các yếu tố liên quan nào cần được triển khai?

Ngoài ra, content framework giống như một quy trình chuẩn có thể áp dụng lặp lại, giúp marketer xây dựng chiến dịch marketing một cách đồng bộ, có định hướng và bền vững. Từ đó, content framework giúp marketer tạo ra những nội dung chất lượng cao, có giá trị và mang lại kết quả thực tiễn cho thương hiệu.

Các loại content framework phổ biến

Framework TOFU-MOFU-BOFU

Content framework TOFU-MOFU-BOFU
Content framework TOFU-MOFU-BOFU

TOFU-MOFU-BOFU là một trong những content framework kinh điển và dễ áp dụng nhất cho marketer, đặc biệt phù hợp với các thương hiệu muốn xây dựng nội dung theo phễu chuyển đổi rõ ràng.

  • TOFU (Top of Funnel – Đỉnh phễu): Đây là giai đoạn tập trung vào thu hút người chưa biết đến thương hiệu. Nội dung ở giai đoạn này thường mang tính giáo dục, chia sẻ kiến thức hoặc truyền cảm hứng.
  • MOFU (Middle of Funnel – Giữa phễu): Đây là giai đoạn nhắm đến nhóm khách hàng đã nhận thức được vấn đề và đang tìm giải pháp. Nội dung ở giai đoạn này marketer nên thiên về cung cấp thông tin cụ thể, gợi ý phương án giải quyết.
  • BOFU (Bottom of Funnel – Đáy phễu): Đây là giai đoạn tập trung vào chuyển đổi, dành cho khách hàng đã sẵn sàng ra quyết định. Marketer cần xây dựng nội dung mang tính thuyết phục mạnh mẽ khách hàng như: testimonial, bảng giá, bản demo, ưu đãi, tư vấn trực tiếp,…

Framework “They Ask, You Answer”

Content framework “Khách hàng hỏi, bạn trả lời”
Content framework “Khách hàng hỏi, bạn trả lời”

“They Ask, You Answer” – “Khách hàng hỏi, bạn trả lời” là một framework nổi bật do Marcus Sheridan phát triển. Đây là một mẫu content framework giá trị cho marketer, phục vụ việc xây dựng kế hoạch nội dung dựa trên sự trung thực, minh bạch và đặt khách hàng làm trung tâm.

Khác với những framework phức tạp, mô hình này tập trung duy nhất vào một nguyên tắc cốt lõi: Khách hàng đang tìm kiếm điều gì, bạn hãy tạo nội dung để trả lời đúng điều đó – một cách thẳng thắn, rõ ràng và có chiều sâu.

Marcus Sheridan cho rằng, thương hiệu cần tập trung xây dựng nội dung xung quanh 5 chủ đề cốt lõi, được gọi là “The Big 5” như sau:

  • Giá cả & chi phí: Người dùng thường tìm hiểu giá ngay từ đầu. Marketer nên cung cấp thông tin rõ ràng về chi phí giúp doanh nghiệp nổi bật và tạo được niềm tin mạnh mẽ hơn.
  • Danh sách “tốt nhất”: Marketer nên tạo các nội dung dạng “Top 10… tốt nhất hiện nay” không chỉ về sản phẩm mình cung cấp, mà cả trong cùng ngành. Từ đó, thương hiệu có thể trở thành một kênh thông tin chất lượng mà người dùng nên tham khảo.
  • Bài đánh giá (reviews): Khách hàng luôn muốn biết sản phẩm có thực sự chất lượng hay không, hoặc người khác đã trải nghiệm như thế nào. Vì vậy, nội dung đánh giá giúp họ dễ ra quyết định hơn.
  • Nhược điểm (Ai không phù hợp): Thay vì né tránh, doanh nghiệp nên minh bạch về điểm hạn chế để tạo sự tin cậy và thể hiện tính trung thực và tạo lòng tin rất hiệu quả nơi khách hàng.
  • So sánh: Khách hàng luôn phân vân giữa nhiều lựa chọn. Do đó, nội dung so sánh giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt, đồng thời thể hiện chuyên môn của thương hiệu.

Framework lấy ý tưởng từ Thuyết “con nhím” (The Hedgehog Concept)

Content framework lấy ý tưởng từ Thuyết “con nhím”
Content framework lấy ý tưởng từ Thuyết “con nhím”

Đây là loại content framework lấy cảm hứng từ cuốn sách Good to Great của Jim Collins, framework “Con Nhím” giúp doanh nghiệp xác định vùng giao thoa tối ưu để tập trung xây dựng nội dung có giá trị tối ưu.

Thuyết “con nhím” dựa trên 3 trục chính:

  • Điều bạn đam mê (What you are deeply passionate about)
  • Điều bạn có thể làm tốt nhất (What you can be the best in the world at)
  • Điều tạo ra lợi nhuận/giá trị kinh doanh (What drives your economic engine)

Khi ứng dụng vào xây dựng nội dung marketing, framework được chuyển hóa thành:

  • Tập trung vào chủ đề nội dung mà doanh nghiệp thực sự có chuyên môn sâu.
  • Xây dựng nội dung phù hợp với sở thích, nhu cầu thực sự của khách hàng mục tiêu.
  • Xây dựng nội dung có khả năng tạo doanh số cho doanh nghiệp, như tăng tỉ lệ chuyển đổi, tạo leads chất lượng.

Vì sao cần xây dựng content framework?

Vì sao cần xây dựng một mẫu content framework cho hoạt động marketing?
Vì sao cần xây dựng một mẫu content framework cho hoạt động marketing?

Nếu không có một content framework chi tiết và rõ ràng, việc xây dựng và triển khai nội dung sẽ trở nên rời rạc, thiếu định hướng. Do đó, marketer sẽ khó xác định được:

  • Cần tạo nội dung gì để thu hút đúng đối tượng khách hàng mục tiêu?
  • Ai chịu trách nhiệm cho từng bước thực hiện?
  • Đo lường hiệu quả nội dung ra sao?
  • Phân phối nội dung ở đâu là phù hợp?

Ngược lại, một content framework bài bản sẽ giúp marketer:

  • Sản xuất nội dung nhất quán, đúng mục tiêu và bám sát hành trình khách hàng.
  • Tối ưu quy trình làm việc nội bộ, phân công nhiệm vụ rõ ràng.
  • Dễ dàng đo lường và cải tiến hiệu suất làm việc, nhờ vào hệ thống tính KPIs cụ thể.
  • Tái sử dụng kế hoạch nội dung cho các đối tượng khác nhau, chỉ cần điều chỉnh thông điệp theo nhu cầu và vấn đề của từng nhóm đối tượng.

Ngoài ra, khi đội ngũ marketing có quy trình sản xuất nội dung chi tiết, việc đào tạo nhân sự mới hoặc hỗ trợ thay thế khi có người nghỉ phép cũng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Tất cả nhân sự đều có thể dễ dàng xem và thực hiện theo quy trình chung.

> Xem thêm: Tải mẫu plan content cho fanpage phù hợp mọi ngành nghề

Quy trình xây dựng content framework hiệu quả

Cách xây dựng content framework
Cách xây dựng content framework

Xây dựng một content framework hiệu quả đòi hỏi một quy trình có hệ thống, kết hợp giữa tư duy chiến lược và thực thi chi tiết. Dưới đây là quy trình xây dựng content framework hiệu quả, marketer có thể tham khảo để tùy chỉnh phù hợp theo kế hoạch.

Hoạch định mục tiêu & mục đích rõ ràng

Mọi kế hoạch sản xuất content đều bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu và mục đích cụ thể. Điều này giúp marketer định hướng rõ ràng và đảm bảo mọi nội dung đều phục vụ mục tiêu kinh doanh.

Cách thực hiện:

Đặt câu hỏi:

  • Nội dung này nhằm đạt được điều gì? (Ví dụ: tăng nhận diện thương hiệu, cải thiện tương tác khách hàng, hoặc thúc đẩy doanh số).
  • Kết quả mong muốn là gì? (Ví dụ: tăng 30% tỷ lệ tương tác trên mạng xã hội trong 3 tháng).
  • Nội dung này hỗ trợ chiến lược kinh doanh tổng thể như thế nào?

Marketer có thể sử dụng các mô hình như SMART để thiết lập mục tiêu cụ thể, có thể đo lường, khả thi, phù hợp và có thời hạn. Ví dụ: “Tăng 25% lượt tương tác trên Instagram trong 4 tháng thông qua việc đăng 3 bài viết chất lượng cao mỗi tuần.”

Bên cạnh đó, marketer cần xác định KPIs phù hợp, như lượt xem, tỷ lệ nhấp, tỷ lệ chuyển đổi hoặc mức độ nhận diện thương hiệu. Mục tiêu rõ ràng là nền tảng của content framework. Qua đó, giúp marketer tập trung vào các hoạt động mang lại giá trị cao nhất.

Hiểu rõ chân dung khách hàng

Để tạo nội dung thực sự thu hút, marketer cần hiểu sâu về đối tượng mục tiêu thông qua việc xây dựng chân dung khách hàng – một mô tả chi tiết về khách hàng lý tưởng dựa trên các thông tin về nhân khẩu học, hành vi, nhu cầu và thách thức.

Cách thực hiện:

Thu thập dữ liệu:

  • Công cụ phân tích: Google Analytics, Facebook Insights để hiểu độ tuổi, giới tính, sở thích.
  • Khảo sát khách hàng: Hỏi về nhu cầu, thách thức và thói quen tiêu dùng của khách hàng.
  • Phản hồi mạng xã hội: Phân tích bình luận, tin nhắn để nắm bắt hành vi và mong muốn của khách hàng.

Xây dựng chân dung khách hàng:

  • Nhân khẩu học: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập.
  • Hành vi: Thói quen mua sắm, kênh thông tin ưa thích, cách tìm kiếm giải pháp.
  • Nhu cầu và thách thức: Họ đang gặp vấn đề gì? Nội dung của bạn có thể giúp gì cho khách hàng?

Ví dụ: Nếu bạn đang kinh doanh lĩnh vực “thời trang bền vững”, chân dung khách hàng có thể là phụ nữ 25-35 tuổi, quan tâm đến môi trường, thường mua sắm qua Instagram và tìm kiếm sản phẩm thân thiện với môi trường.

Hiểu rõ khách hàng giúp bạn tạo nội dung đúng trọng tâm, sử dụng giọng điệu và kênh phân phối phù hợp để tiếp cận họ hiệu quả.

> Xem thêm: Customer journey là gì? Các bước xây dựng hành trình khách hàng hiệu quả

Phân tích điểm khác biệt với đối thủ cạnh tranh

Để nội dung của bạn hay hơn, khác biệt hơn và tiếp cận rộng hơn, bạn nên xây dựng được một USP & thông điệp truyền thông riêng của thương hiệu. Điều này có thể đến từ việc nghiên cứu đối thủ, phân tích với chính nội tại của thương hiệu để tìm ra cơ hội.

Cách thực hiện:

Nghiên cứu nội dung của đối thủ:

  • Họ sử dụng loại nội dung nào? (Blog, video, podcast, bài đăng mạng xã hội).
  • Họ tập trung vào chủ đề gì? Kênh phân phối chính là gì?
  • Họ mạnh ở điểm nào? Điểm yếu là gì?

Tìm kiếm cơ hội để khác biệt hơn:

  • Khai thác các chủ đề mà đối thủ chưa đề cập hoặc đề cập chưa sâu.
  • Tạo nội dung giá trị hơn, ví dụ: câu chuyện thương hiệu, nội dung hữu ích cho người, hoặc tài liệu, template độc quyền.

Ví dụ: Nếu đối thủ chỉ đăng bài về “mẹo phối đồ”, bạn có thể tạo một video hướng dẫn phối đồ theo mùa kèm theo câu chuyện về quy trình sản xuất bền vững, nhằm nêu bật sự khác biệt về nguyên vật liệu của sản phẩm.

Xây dựng quy trình sản xuất nội dung chất lượng

Nội dung chất lượng, có giá trị cao luôn được xem là “trái tim” của hoạt động marketing. Do đó, việc xây dựng một quy trình sản xuất nội dung bài bản sẽ đảm bảo nội dung không chỉ hấp dẫn mà còn phù hợp với mục tiêu và đối tượng của bạn.

Cách thực hiện:

Lập kế hoạch nội dung:

  • Xây dựng lịch nội dung (content calendar) với các chủ đề, ngày xuất bản và kênh phân phối.
  • Phân bổ nguồn lực cho các loại định dạng nội dung khác nhau (blog, video, infographic, podcast).

Phát triển ý tưởng:

  • Dựa trên nhu cầu khách hàng và xu hướng thị trường để tìm ý tưởng sáng tạo.
  • Sử dụng công cụ như BuzzSumo, AnswerThePublic để khám phá các chủ đề đang được người dùng quan tâm.

Sản xuất nội dung:

  • Tạo nội dung giải quyết vấn đề của khách hàng, sử dụng câu chuyện, số liệu thống kê và ví dụ thực tế.
  • Đảm bảo nội dung phù hợp với giọng điệu thương hiệu (chuyên nghiệp, gần gũi, hài hước, v.v.).
  • Tùy chỉnh nội dung cho từng kênh: bài viết dài cho blog, bài viết ngắn hấp dẫn cho fanpage, video ngắn cho TikTok/Reels, hình ảnh bắt mắt cho Instagram.
  • Sử dụng hình ảnh, video hoặc infographic một cách linh hoạt theo nội dung để tăng tính trực quan.

Kiểm tra chất lượng:

  • Chỉnh sửa nội dung để đảm bảo không có lỗi chính tả, ngữ pháp.
  • Kiểm tra tính chính xác của thông tin và sự phù hợp với thương hiệu.

Ví dụ: Một kế hoạch triển khai marketing cho thương hiệu cà phê có thể bao gồm một bài blog về “cách pha cà phê tại nhà”, một video hướng dẫn pha cà phê trên TikTok/Reels, và bài đăng Instagram về câu chuyện nguồn gốc hạt cà phê.

> Xem thêm: Quy trình lập kế hoạch Content Marketing chuyên nghiệp

Kế hoạch quảng bá nội dung

Sản xuất nội dung chất lượng là bước đầu hoàn thiện, bạn cần một kế hoạch quảng bá để đưa nội dung đến đúng tệp người dùng mục tiêu. Một kế hoạch triển khai phân phối hiệu quả giúp tối đa hóa phạm vi tiếp cận của nội dung và tăng cường tương tác.

Cách thực hiện:

  • Mạng xã hội: Marketer có thể chia sẻ lại nội dung trên các nền tảng khác như LinkedIn, Tumblr, X,… hoặc các nhóm, cộng đồng liên quan với mục tiêu truyền tải nội dung hữu ích một cách tự nhiên.
  • Email marketing: Marketer có thể tận dụng gửi nội dung đến danh sách email tiềm năng với CTA rõ ràng, ví dụ: “Khám phá bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân ngay hôm nay!”
  • Hợp tác với influencer: Bạn có thể kết hợp với các KOLs hoặc chuyên gia trong ngành để chia sẻ và lan tỏa nội dung rộng rãi.
  • Sự kiện và nội dung tương tác: Tổ chức các webinar, livestream hoặc các bài content mini game để quảng bá nội dung của bạn.
  • Tái sử dụng nội dung: Marketer có thể biến một bài blog thành video ngắn, infographic hoặc bài đăng trên trang mạng xã hội khác để tiếp cận nhiều đối tượng hơn.

Ví dụ: Nếu bạn xuất bản một bài blog về “cách xây dựng thương hiệu cá nhân”, hãy tạo một video tóm tắt cho TikTok và Reels, chia sẻ trích dẫn trên LinkedIn và tổ chức một webinar để thảo luận sâu hơn về chủ đề này.

> Và đối với doanh nghiệp, việc xây dựng một kế hoạch marketing tổng thể chi tiết là điều rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo Dịch vụ lập kế hoạch marketing tổng thể của Dương Gia Phát để được tư vấn phù hợp với doanh nghiệp.

Đo lường & cải tiến

Để đảm bảo content framework mang lại kết quả, marketer cần liên tục đo lường hiệu suất và cải thiện chiến lược dựa trên dữ liệu thực tế.

Cách thực hiện:

Theo dõi KPIs:

  • Tỷ lệ tương tác trên mạng xã hội (like, share, comment).
  • Lưu lượng truy cập website (Google Analytics).
  • Tỷ lệ chuyển đổi (CRM, Google Analytics).
  • Mức độ nhận diện thương hiệu (khảo sát, phản hồi khách hàng).

Phân tích hành vi người dùng:

  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích để xem người đọc tương tác với nội dung như thế nào.
  • Kiểm tra thời gian người dùng xem nội dung, tỷ lệ tương tác, tỷ lệ rời đi và hành trình tiếp cận nội dung của khách hàng.

Tối ưu hóa liên tục:

  • Cập nhật nội dung cũ để thêm tính mới và gia tăng giá trị cho nội dung.
  • Thử nghiệm các định dạng nội dung mới (ví dự như livestream, podcast,…) để tìm ra định dạng hiệu quả nhất.
  • Điều chỉnh kế hoạch quảng bá dựa trên kênh mang lại ROI cao nhất.

Ví dụ: Nếu một kế hoạch bài đăng Instagram có tỷ lệ tương tác trả về thấp, marketer có thể thử tái sản xuất nội dung thành video ngắn để tăng khả năng tiếp cận.

Như vậy bài viết trên Dương Gia Phát đã giúp bạn giải đáp content framework là gì và các ứng dụng trong hoạt động marketing. Đây là một công cụ giá trị giúp doanh nghiệp xây dựng và triển khai nội dung một cách bài bản. Sở hữu content framework, marketer sẽ hoạch định mục tiêu rõ ràng, hiểu sâu về khách hàng, phân tích đối thủ, xây dựng quy trình sản xuất nội dung chất lượng.

Nếu bạn quan tâm đến việc nâng cao kỹ năng và cập nhật thêm những kiến thức giá trị trong lĩnh vực digital marketing, đừng quên khám phá chuyên mục Kiến thức Content Marketing tại website của Dương Gia Phát nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi