Phòng khám nha khoa của bạn có cơ sở vật chất hiện đại, cung cấp dịch vụ nha khoa đa dạng và sở hữu đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm, nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc thu hút và tiếp cận khách hàng? Trong bài viết này, Dương Gia Phát sẽ chia sẻ 7 ý tưởng marketing nha khoa, giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả. Đồng thời, chúng tôi còn cung cấp mẫu kế hoạch marketing, kèm hướng dẫn chi tiết, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc xây dựng bản kế hoạch. (Có link tải mẫu dưới cuối bài viết).
Marketing nha khoa là gì?
Marketing nha khoa bao gồm các hoạt động từ marketing truyền thống đến marketing kỹ thuật số như: nghiên cứu thị trường, tìm kiếm insight khách hàng, truyền thông, marketing mạng xã hội, quảng cáo số, SEO, xây dựng thương hiệu,.. nhằm thúc đẩy nhận diện thương hiệu của phòng nha khoa trong tâm trí khách hàng và thu hút họ đến sử dụng các dịch vụ trực tiếp tại phòng khám.
Tầm quan trọng của marketing phòng khám nha khoa
Marketing nha khoa là cầu nối giữa phòng khám nha khoa và khách hàng. Đồng thời, nó còn góp phần giúp cơ sở nha khoa đạt được mục tiêu về lợi nhuận trong kinh doanh. Khi phòng khám có chiến lược và kế hoạch marketing rõ ràng, các hoạt động marketing và digital marketing sẽ được triển khai một cách đồng bộ, giúp thông điệp truyền thông của phòng khám được truyền tải đến đúng đối tượng mục tiêu một cách nhất quán và hiệu quả.
Điều này không chỉ giúp phòng khám nha khoa tăng cường nhận diện thương hiệu mà còn tạo dựng niềm tin vững chắc với khách hàng; từ đó thu hút họ đến sử dụng dịch vụ tại phòng khám nha khoa của bạn.
» Xem thêm: Các bước xây dựng chiến lược digital marketing
7 Ý tưởng marketing nha khoa hiệu quả
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành nha khoa, việc áp dụng và triển khai các hoạt động marketing trở thành yếu tố quyết định sự thành công của các cơ sở nha khoa. Dưới đây là 7 ý tưởng marketing nha khoa hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho phòng khám của mình:
Triển khai website marketing và SEO
Triển khai website marketing và SEO là bước quan trọng giúp phòng khám nha khoa nâng cao khả năng hiển thị trực tuyến và tiếp cận khách hàng mục tiêu. Một trang web cung cấp nhiều nội dung chất lượng, hữu ích, giao diện thân thiện và cấu trúc hợp lý không chỉ tạo ấn tượng tốt với người dùng mà còn cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của Google.
Đồng thời, cơ sở nha khoa cần ưu tiên tối ưu hóa hồ sơ doanh nghiệp trên Google (GMB: Google My Business). GMB là một công cụ miễn phí, cho phép phòng khám xuất hiện trên bản đồ và hiển thị các thông tin như: địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa và các đánh giá từ khách hàng. Khi tối ưu hóa hồ sơ GMB, phòng khám có thể thu hút sự chú ý của khách hàng trong khu vực gần với hệ thống của mình, tăng sự uy tín và thúc đẩy họ đến sử dụng dịch vụ tại phòng khám.
Với hơn 12 năm kinh nghiệm tư vấn và triển khai nhiều dự án digital marketing, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, Dương Gia Phát tin rằng việc kết hợp website marketing, SEO và tối ưu GMB sẽ nâng cao hiệu quả marketing và gia tăng lượng khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại cơ sở của bạn.
Marketing mạng xã hội
Marketing mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối phòng khám nha khoa với khách hàng và xây dựng thương hiệu. Qua các nền tảng như Facebook, TikTok,… phòng khám có thể tăng thu hút sự chú ý của khách hàng, thông qua việc chia sẻ kiến thức hữu ích và những câu chuyện điều trị thành công của bệnh nhân một cách trực quan.
Bên cạnh việc đăng tải nội dung hấp dẫn, phòng khám cũng nên triển khai các chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu để mở rộng phạm vi tiếp cận, tổ chức mini-game hoặc giveaways trên mạng xã hội, để thúc đẩy sự tương tác và kết nối giữa khách hàng với phòng khám. Những hoạt động này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với khách hàng, từ đó nâng cao độ tin cậy và thu hút thêm người sử dụng dịch vụ.
Marketing nội dung
Marketing nội dung là một trong những chiến lược quan trọng giúp phòng khám nha khoa thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả. Bằng cách tạo ra những nội dung giá trị, hấp dẫn, phòng khám không chỉ cung cấp thông tin hữu ích về các dịch vụ mà còn giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng.
Xây dựng blog hướng dẫn chăm sóc răng miệng là một trong những phương pháp hiệu quả của marketing nội dung. Những bài viết này không chỉ giải đáp các thắc mắc thường gặp mà còn chia sẻ kiến thức và mẹo chăm sóc sức khỏe răng miệng, từ đó tạo dựng niềm tin và sự tín nhiệm từ phía khách hàng.
Ngoài ra, việc “tái chế” những chia sẻ, hình ảnh, video hoặc bình luận (testimonial marketing) từ những khách hàng hài lòng với trải nghiệm dịch vụ tại phòng khám, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng uy tín cho thương hiệu. Những phản hồi tích cực từ khách hàng trước đây sẽ là chứng cứ sống động về chất lượng dịch vụ và tay nghề của bác sĩ; từ đó, thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến với cơ sở nha khoa.
» Tìm hiểu sức mạnh của User Generated Content (nội dung do người dùng tạo ra) đối với thương hiệu
Quảng cáo trực tuyến
Quảng cáo trực tuyến là một hình thức digital marketing hiệu quả, giúp phòng khám nha khoa tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách nhanh chóng và chính xác. Thông qua các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads,… phòng khám có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo tập trung vào việc giới thiệu dịch vụ, chương trình khuyến mại hoặc thông tin hữu ích về sức khỏe răng miệng.
Một điểm mạnh của quảng cáo trực tuyến là khả năng cho phép doanh nghiệp nhắm mục đối tượng theo vị trí địa lý. Bằng cách sử dụng các công cụ địa lý, phòng khám có thể hướng đến khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa gần nhất.
Marketing cá nhân hóa
Chăm sóc khách hàng qua Zalo OA, SMS và email marketing là một cách tiếp cận tinh tế và hiệu quả, giúp phòng khám nha khoa duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Bằng cách gửi các thông tin cụ thể như nhắc nhở lịch hẹn, ưu đãi dịch vụ phù hợp hoặc hướng dẫn chăm sóc răng miệng, phòng khám không chỉ đáp ứng nhu cầu cá nhân của từng khách hàng mà còn tăng cường sự hài lòng và gắn bó lâu dài. Khi được triển khai đúng cách, hình thức này giúp tạo ấn tượng chuyên nghiệp và nâng cao uy tín, đồng thời tối ưu hóa khả năng giữ chân khách hàng.
Tối ưu trải nghiệm tại phòng khám
Không gian sạch sẽ và quy trình làm việc chuyên nghiệp, kết hợp với đội ngũ nha sĩ và nhân viên tận tâm, sẽ tạo cảm giác an tâm ngay khi khách hàng bước vào phòng khám. Thêm vào đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại và quy trình đặt hẹn nhanh chóng không chỉ giúp giảm thời gian chờ đợi mà còn nâng cao sự hài lòng, khuyến khích khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ tại phòng khám.
Sản xuất video ngắn (Short video)
Nhờ khả năng thu hút sự chú ý nhanh chóng và hiệu quả, video ngắn đang là công cụ đắc lực, giúp các cơ sở nha khoa truyền tải thông điệp một cách sinh động và hấp dẫn. Những video này nên được thiết kế ngắn gọn, với độ dài từ 15 đến 60 giây, để cung cấp thông tin nhanh chóng và dễ hiểu cho người xem.
Đăng tải video trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube Short, Instagram hay TikTok không chỉ giúp mở rộng phạm vi tiếp cận mà còn khuyến khích khách hàng chia sẻ, từ đó nâng cao độ tin cậy và tương tác với thương hiệu. Nội dung có thể bao gồm các mẹo chăm sóc răng miệng, quy trình điều trị tại phòng khám hoặc phản hồi từ khách hàng hài lòng. Đặc biệt, việc sử dụng hình ảnh sinh động và âm thanh hấp dẫn sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ.
Những lưu ý khi lập kế hoạch marketing cho phòng khám nha khoa
Phân khúc thị trường theo nhu cầu khách hàng
Việc xác định phân khúc thị trường sẽ giúp các phòng khám hiểu rõ hơn về nhu cầu và đặc điểm của từng nhóm khách hàng, từ đó xây dựng dịch vụ phù hợp và tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng. Có 3 phân khúc phổ biến như sau:
- Nha khoa thẩm mỹ: Chuyên cung cấp các dịch vụ nhằm cải thiện hình thể, màu sắc và thẩm mỹ răng như tẩy trắng răng, niềng răng, bọc răng sứ,…
- Nha khoa điều trị: Tập trung vào các dịch vụ chẩn đoán và điều trị các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu, chữa viêm tủy răng, nhổ răng khôn, cấy ghép răng implant,…
- Nha khoa du lịch: Phục vụ khách hàng quốc tế đến sử dụng dịch vụ nha khoa tại Việt Nam, thường tập trung tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các dịch vụ bao gồm phẫu thuật thẩm mỹ, phục hình răng, điều trị nha khoa (nhẹ) với lợi thế về chi phí cạnh tranh so với quốc tế.
Xây dựng hành trình khách hàng
Xây dựng hành trình khách hàng là quá trình thiết kế các bước trải nghiệm từ lúc khách hàng biết đến thương hiệu đến khi trở thành khách hàng trung thành. Đầu tiên, cần xác định rõ chân dung khách hàng mục tiêu để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và khó khăn của họ. Sau đó, tạo các điểm chạm (touch points) phù hợp tại từng giai đoạn như nhận thức, cân nhắc và quyết định, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin, so sánh dịch vụ và đưa ra lựa chọn.
» Tham khảo bản đồ hành trình khách hàng ngành nha khoa (tổng quan) TẠI ĐÂY
Thiết lập định vị và tuyên bố giá trị rõ ràng
Định vị (positioning) giúp xác định vị trí của phòng khám trong tâm trí khách hàng, xác lập phong cách và chất lượng dịch vụ mà phòng khám muốn truyền tải. Từ định vị này, tuyên bố giá trị (value proposition) được phát triển để giải quyết các vấn đề cụ thể của khách hàng.
Nội dung tuyên bố giá trị phải ngắn gọn, chạm được insight và dễ hiểu, giúp khách hàng nhanh chóng nhận ra giá trị mà phòng khám cung cấp. Đồng thời, cần nêu bật lợi thế bán hàng (USP) và sức thuyết phục của dịch vụ; giải thích lý do tại sao khách hàng nên chọn phòng khám của bạn thay vì các đối thủ khác. Cuối cùng, tuyên bố giá trị cần được trình bày một cách trực quan, giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt thông điệp mà không cần thêm giải thích.
»Tham khảo nội dung liên quan: STP marketing là gì? Các bước triển khai chiến lược STP hiệu quả
Một số lưu ý khác
Trong kế hoạch marketing, cần xác định rõ thông điệp truyền thông, mục tiêu marketing và kênh truyền thông chủ đạo để xây dựng một luồng người dùng (user flow) hiệu quả. Thông điệp truyền thông nên phản ánh giá trị cốt lõi của phòng khám và giải quyết trực tiếp nhu cầu của khách hàng. Mục tiêu marketing cần cụ thể, từ đó định hướng cho các hoạt động truyền thông.
Khi xác định các kênh và hình thức truyền thông, cần phân chia rõ thành các kênh/hình thức chủ đạo và bổ trợ. Các kênh/hình thức chủ đạo, như mạng xã hội, content marketing, website,… nên được lựa chọn dựa trên hành vi và thói quen của khách hàng mục tiêu (phụ thuộc rất nhiều ở khâu nghiên cứu thị trường).
Bên cạnh đó, các hình thức bổ trợ như quảng cáo trực tuyến hoặc influencer marketing có thể được sử dụng để tăng cường độ phủ sóng và tạo thêm sự tương tác với khách hàng. Sự liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố này sẽ tạo nên một chiến lược và kế hoạch marketing đồng bộ và hiệu quả.
» TẢI NGAY mẫu kế hoạch digital marketing định dạng DOCX, được xây dựng và tối ưu bởi đội ngũ chuyên gia của Dương Gia Phát
Lưu ý:
Mặc dù bản kế hoạch digital marketing và kế hoạch marketing chỉ khác nhau ở phần xác định các kênh triển khai, nhưng chúng có nhiều điểm tương đồng quan trọng như: phân tích thị trường, phân tích SWOT, phân tích đối thủ cạnh tranh, xác định khách hàng mục tiêu, phân khúc thị trường, định vị thương hiệu, ứng dụng mô hình SMART để đặt mục tiêu, hoạch định ngân sách và dự trù chi phí.
Do đó, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nha khoa có thể tận dụng mẫu kế hoạch digital marketing mà Dương Gia Phát cung cấp để triển khai cho kế hoạch marketing thông thường.
Hy vọng qua bài viết này của Dương Gia Phát, bạn đã biết cách lập kế hoạch cũng như có thêm nhiều ý tưởng marketing nha khoa cho phòng khám của mình. Hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia tư vấn digital marketing của chúng tôi để được giải đáp, nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào trong việc triển khai ý tưởng hoặc lập kế hoạch marketing. Chúc bạn triển khai marketing nha khoa thành công.
Quản lý dự án digital marketing