Xây dựng chiến lược marketing nhà hàng hiệu quả – Chìa khóa thành công trong ngành F&B

Để chiếm lĩnh được thị phần trong ngành F&B đầy cạnh tranh, ngoài việc đầu tư vào chất lượng món ăn và dịch vụ, các chủ nhà hàng cần xây dựng một chiến lược marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh và marketing của mình. Trong bài viết này, Dương Gia Phát sẽ hướng dẫn các bước xây dựng chiến lược marketing nhà hàng và cung cấp thêm một số ý tưởng marketing độc đáo.

Marketing nhà hàng là gì?

Marketing nhà hàng là gì
Tìm hiểu về marketing nhà hàng

Marketing nhà hàng là tập hợp các hoạt động marketing truyền thống và digital marketing. Các hoạt động này bao gồm nghiên cứu thị trường, định vị thương hiệu, truyền thông, quảng cáo, marketing mạng xã hội, SEO, phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp, sáng tạo nội dung, marketing tại điểm bán, hoạch định chiến lược digital marketing cho nhà hàng,… Mục tiêu cuối cùng là tạo ra giá trị vượt trội, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, nâng cao nhận diện thương hiệu và tạo ra lợi nhuận cho nhà hàng.

Một số cách marketing cho nhà hàng phổ biến

Trong ngành F&B hiện nay, marketing đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Dưới đây là một số cách marketing cho nhà hàng phổ biến, giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh mà Dương Gia Phát muốn chia sẻ đến các chủ nhà hàng:

Marketing mạng xã hội (Social media marketing)

Triển khai social media marketing cho nhà hàng
Triển khai marketing mạng xã hội cho nhà hàng

Thông qua các bài đăng hình ảnh, video về món ăn, không gian nhà hàng hoặc các sự kiện, nhà hàng có thể tạo ra sự kết nối với khách hàng một cách trực tiếp và gần gũi. Các bài viết, hình ảnh chất lượng cao về món ăn có thể khơi gợi sự thèm ăn và kích thích khách hàng muốn đến trải nghiệm. Ngoài ra, việc tương tác tích cực, như trả lời bình luận hoặc tin nhắn từ khách hàng, giúp xây dựng mối quan hệ bền vững và tạo dựng lòng tin.

» Xem thêm: Social content là gì? Cách triển khai nội dung thu hút trên mạng xã hội

Xây dựng website và triển khai SEO

Website là nơi cung cấp đầy đủ thông tin về nhà hàng, từ thực đơn, không gian, đến các chương trình khuyến mại và cách thức liên hệ. Đồng thời, website của nhà hàng nên cung cấp nhiều nội dung hữu ích và có giá trị cho khách hàng như công thức món ăn, mẹo chọn thực đơn, hoặc các bài viết chia sẻ kiến thức về ẩm thực.

» Tham khảo: Content marketing là gì? Quy trình triển khai content marketing bài bản

Xây dựng website marketing cho nhà hàng
Xây dựng website chuẩn chỉnh cho nhà hàng

Theo báo cáo của We Are Social 2024, trung bình mỗi người dùng tại Việt Nam dành hơn 6 giờ mỗi ngày để sử dụng Internet, trong đó 94,5% thời gian sử dụng đến từ các thiết bị điện thoại thông minh. Vì vậy, các nhà hàng cần lưu ý thiết kế website sao cho thân thiện với thiết bị di động (mobile-friendly) để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng.

marketing online cho nhà hàng với SEO
Triển khai SEO marketing cho nhà hàng

Doanh nghiệp F&B cần triển khai SEO cho website của nhà hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. SEO sẽ giúp website tăng khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm, tăng cơ hội bán hàng, quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ khi khách hàng tìm kiếm thông tin về nhà hàng hoặc món ăn của bạn.

Tối ưu Google Maps

SEO Google Maps cho nhà hàng
SEO Google Maps cho nhà hàng

Việc xuất hiện trên Google Maps sẽ giúp nhà hàng dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng cường sự hiện diện trực tuyến. Để tối ưu hóa điều này, nhà hàng cần đảm bảo hồ sơ Google My Business được cập nhật đầy đủ với thông tin quan trọng như địa chỉ, giờ mở cửa, hình ảnh và các đánh giá của khách hàng. Những đánh giá tích cực từ khách hàng trước đó không chỉ giúp xây dựng niềm tin mà còn khuyến khích khách hàng mới đến thử nghiệm dịch vụ.

» Tham khảo thêm: Cách tạo content testimonial chinh phục khách hàng

Quảng cáo trực tuyến (Digital Ads)

Google search ads cho nhà hàng
Chạy quảng cáo Google Search cho nhà hàng

Quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads,… sẽ giúp nhà hàng tiếp cận đối tượng mục tiêu một cách chính xác. Các chiến dịch quảng cáo có thể được tùy chỉnh theo vị trí địa lý, sở thích và hành vi của khách hàng, từ đó tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, việc sử dụng các định dạng như video, hình ảnh,… kết hợp với nội dung văn bản khi chạy cáo, không chỉ giúp nhà hàng nâng cao khả năng tiếp cận mà còn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nâng cao chất lượng món ăn và trải nghiệm khách hàng

marketing nhà hàng hiệu quả
Nâng cao trải nghiệm khách hàng tại nhà hàng

Đảm bảo chất lượng món ăn luôn ổn định và phục vụ chu đáo là yếu tố tiên quyết để khách hàng cảm thấy hài lòng và sẵn lòng quay lại. Tuy nhiên, trải nghiệm của khách hàng tại nhà hàng không chỉ dựa trên chất lượng món ăn mà còn bao gồm không gian, dịch vụ đi kèm và sự tận tâm của nhân viên. Việc xây dựng một không gian thân thiện, sạch sẽ và thoải mái sẽ tạo ấn tượng tốt với khách hàng ngay từ lần đầu tiên. Đồng thời, nhân viên cần được đào tạo kỹ lưỡng về phong cách phục vụ, giải quyết các tình huống khó khăn với khách hàng một cách chuyên nghiệp.

Influencer marketing

Influencer marketing là phương thức hợp tác với những cá nhân có lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội nhằm quảng bá thương hiệu. Người dùng dễ dàng bị thu hút bởi các bài viết hoặc video giới thiệu về không gian, dịch vụ và món ăn của nhà hàng mà họ chia sẻ.

Triển khai influencer marketing cho nhà hàng
Triển khai chiến dịch Influencer marketing cho nhà hàng

Các nhà hàng có thể chọn influencers phù hợp với hình ảnh và phong cách của mình. Ví dụ, đối với nhà hàng cao cấp, nên chọn các food bloggers hoặc lifestyle influencers có phong cách tương đồng để giữ đúng hình ảnh thương hiệu.

Nội dung do người dùng tạo ra (User-Generated content)

Triển khai các chiến dịch UGC (User-Generated content) là một cách để nhà hàng khuyến khích khách hàng chia sẻ hình ảnh hoặc đánh giá về trải nghiệm tại nhà hàng trên mạng xã hội. Điều này giúp tăng cường nhận diện thương hiệu cho nhà hàng mà không cần đầu tư quá nhiều chi phí so với quảng cáo.

ugc marketing cho nhà hàng
Triển khai User-Generated Content cho nhà hàng

Ví dụ, nhà hàng Cloud Pot đã triển khai chương trình tặng 1 bó súp lơ cho 200 khách hàng đầu tiên khi khai trương chi nhánh mới. Chương trình này không chỉ tạo ấn tượng mạnh mẽ mà còn khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm của mình trên mạng xã hội, thông qua việc chụp ảnh với bó súp lơ và check-in tại quán.

Triển khai video marketing nhà hàng

Video là phương tiện truyền thông nhanh chóng, giúp nhà hàng dễ dàng tiếp cận và truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách hiệu quả. Thông qua video, khách hàng có thể cảm nhận không gian, món ăn, quy trình chế biến và phong cách phục vụ của nhà hàng một cách trực quan.

video marketing nhà hàng
Video marketing cho nhà hàng

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà hàng nên triển khai quảng cáo video trên các nền tảng mạng xã hội khác như TikTok, YouTube,… Khi kết hợp với các công cụ quảng cáo, video sẽ mang lại hiệu quả tiếp cận và thúc đẩy hành động từ phía khách hàng cao hơn.

Các bước xây dựng chiến lược marketing nhà hàng hiệu quả

Xác định khách hàng mục tiêu cho nhà hàng

Để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, bước đầu tiên các nhà hàng cần làm là xác định khách hàng mục tiêu. Việc gom nhóm các khách hàng có hành vi, sở thích hoặc thói quen ăn uống tương đồng, sẽ giúp nhà hàng tiếp cận chính xác các nhóm khách hàng có cùng đặc điểm cụ thể. Điều này cho phép nhà hàng tập trung nguồn lực vào việc phục vụ nhóm khách hàng sẵn sàng chi trả cho các món ăn và dịch vụ. Đồng thời khi xác định đúng đối tượng mục tiêu sẽ giúp nâng cao hiệu quả khi triển khai các hoạt động digital marketing cho nhà hàng.

Xác định khách hàng mục tiêu cho nhà hàng
Xác định khách hàng mục tiêu

Ví dụ, Cloud Pot là hệ thống nhà hàng chuyên phục vụ lẩu hấp thủy nhiệt, với các món ăn chủ yếu là hải sản và rau xanh. Nhà hàng này nhắm đến nhóm khách hàng có thói quen ăn uống lành mạnh, ưu tiên các món ít dầu mỡ và ít chất béo.

Phát triển USP (điểm bán hàng độc đáo)

USP là điểm bán hàng độc đáo, giúp nhà hàng vượt trội và khác biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh và tạo ra lợi thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường. USP có thể là công thức món ăn độc quyền, phong cách phục vụ đặc biệt hoặc không gian ấn tượng.

Tìm usp cho nhà hàng
Xác định USP (Unique Selling Point) cho nhà hàng

Để thương hiệu của nhà hàng luôn xuất hiện trong tâm trí khách hàng khi có nhu cầu, USP cần được truyền đạt ngắn gọn và súc tích, tránh dùng ngôn ngữ phức tạp hoặc thông tin thừa. Thông điệp phải rõ ràng, dễ hiểu, giúp khách hàng nhanh chóng nắm bắt mà không phải suy nghĩ quá nhiều.

Định vị thương hiệu rõ ràng

Định vị thương hiệu là quá trình xây dựng hình ảnh riêng biệt cho nhà hàng, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và cảm nhận rõ ràng về giá trị của thương hiệu, từ đó ghi nhớ và gắn bó lâu dài với nhà hàng.

Định vị thương hiệu cho nhà hàng
Định vị thương hiệu cho nhà hàng

Ví dụ: Nhà hàng KOBE Teppanyaki định vị mình là một nhà hàng chuyên về phong cách ẩm thực Teppanyaki Nhật Bản, mang đến cho thực khách những món ăn chất lượng và cung cấp những dịch vụ tốt nhất. Điều này được minh chứng thông qua các màn biểu diễn hấp dẫn của các đầu bếp chuyên nghiệp bên bếp nướng và sử dụng các nguyên liệu cao cấp như bò Kobe A5, sườn cừu tơ New Zealand, gan ngỗng Pháp, bào ngư Bích Hổ Úc, cá tuyết Canada,… trong mỗi bữa ăn của thực khách.

Xây dựng hành trình khách hàng

Hành trình khách hàng là quá trình từ khi khách hàng biết đến nhà hàng cho đến khi trở thành khách hàng trung thành. Hành trình này bao gồm các giai đoạn như nhận biết, cân nhắc, quyết định và sau mua. Hiểu rõ hành trình giúp nhà hàng cung cấp trải nghiệm phù hợp ở mỗi giai đoạn và giữ chân khách hàng hiệu quả.

Lựa chọn kênh truyền thông

Việc chọn lựa kênh truyền thông phù hợp giúp nhà hàng tối ưu hóa ngân sách và tiếp cận đúng đối tượng. Các kênh như mạng xã hội, website, email,.. đều mang lại hiệu quả cao nếu được sử dụng hợp lý. Ví dụ, nếu nhà hàng có nhóm khách hàng mục tiêu là dân văn phòng, các kênh truyền thông phù hợp có thể là website, mạng xã hội hoặc các nền tảng đặt món trực tuyến như GrabFood, ShopeeFood,…

Xây dựng chiến lược marketing mix phù hợp

Chiến lược marketing mix 7Ps bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (kênh phân phối), Promotion (quảng bá), People (con người), Process (quá trình) và Physical evidence (bằng chứng hữu hình) là chiến lược marketing mix phù hợp với các ngành dịch vụ, bao gồm cả lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Việc điều chỉnh các yếu tố này phù hợp với thị trường mục tiêu sẽ giúp chiến lược marketing phát huy tối đa hiệu quả.

Lập kế hoạch marketing cho nhà hàng

Lập kế hoạch marketing bao gồm việc thiết lập mục tiêu, xác định ngân sách, lập các hoạt động cụ thể và đánh giá hiệu quả. Kế hoạch càng chi tiết sẽ giúp việc triển khai và kiểm soát chiến dịch diễn ra suôn sẻ hơn.

» TẢI NGAY mẫu kế hoạch digital marketing FILE DOCX, được xây dựng và tối ưu bởi đội ngũ chuyên gia của Dương Gia Phát

Mặc dù kế hoạch digital marketing và kế hoạch marketing chỉ khác nhau ở phần xác định các kênh triển khai, nhưng chúng có nhiều điểm tương ở các yếu tố như phân tích thị trường, phân tích SWOT, phân tích đối thủ cạnh tranh, xác định khách hàng mục tiêu, phân khúc thị trường, định vị thương hiệu, ứng dụng mô hình SMART để đặt mục tiêu, hoạch định ngân sách và dự trù chi phí.

Vì vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng có thể tận dụng mẫu kế hoạch digital marketing mà Dương Gia Phát cung cấp để xây dựng kế hoạch marketing tổng thể của mình.

Tham khảo ý tưởng marketing cho nhà hàng thông qua case study của Haidilao

Haidilao, một chuỗi nhà hàng lẩu đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu và trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. Dưới đây là một số ý tưởng marketing cho nhà hàng độc đáo mà Haidilao đã triển khai thành công bạn có thể tham khảo:

case study marketing nhà hàng haidilao
Một số ý tưởng marketing cho nhà hàng qua case study của Haidilao

Dịch vụ làm móng miễn phí trong thời gian chờ bàn: Khi lượng khách đến nhà hàng đông, Haidilao cung cấp dịch vụ làm móng hoặc mát-xa miễn phí. Việc này không chỉ giúp giảm bớt sự khó chịu của khách hàng trong thời gian chờ đợi mà còn biến trải nghiệm này thành một điểm cộng đặc biệt của Haidilao. Khách hàng có ấn tượng tốt hơn với dịch vụ, từ đó dễ dàng chia sẻ trải nghiệm trên mạng xã hội, giúp Haidilao lan tỏa danh tiếng một cách tự nhiên.

Biểu diễn múa mì: Biểu diễn múa mì ngay tại bàn ăn không chỉ mang đến trải nghiệm độc đáo mà còn tạo ra “show giải trí” ngay tại nhà hàng, khiến khách hàng cảm thấy thú vị và nhớ đến Haidilao. Hoạt động này tạo ra sự khác biệt, giúp Haidilao thu hút khách hàng đến lần sau vì trải nghiệm không chỉ dừng lại ở chất lượng món ăn mà còn bao gồm dịch vụ giải trí.

Ứng dụng đặt bàn tiện lợi: Haidilao đầu tư mạnh vào công nghệ, cho phép khách hàng đặt bàn và theo dõi tình trạng chờ qua ứng dụng. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian cho khách hàng mà còn giúp nhà hàng quản lý lượng khách tốt hơn, tối ưu hoá dịch vụ và tránh tình trạng khách hàng chờ quá lâu.

Khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm: Haidilao tận dụng sức mạnh của mạng xã hội bằng cách khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm tại nhà hàng. Việc này giúp Haidilao tạo dựng được uy tín và thu hút thêm nhiều khách hàng mới hơn, nhờ vào lời giới thiệu của khách hàng cũ.

Để khẳng định vị thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh, các chủ nhà hàng cần xây dựng một chiến lược marketing bài bản. Bên cạnh đó, việc liên tục cải tiến chất lượng món ăn và dịch vụ là yếu tố quan trọng giúp nâng cao sự hài lòng của thực khách khi đến trải nghiệm tại nhà hàng. Hy vọng qua bài viết này của Dương Gia Phát, bạn đã có thêm nhiều kiến thức và ý tưởng marketing cho nhà hàng của mình. Chúc các bạn kinh doanh thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi