Storytelling marketing – Nghệ thuật kể chuyện chinh phục khách hàng

Trong một thế giới tràn ngập thông tin, storytelling trở thành một công cụ mạnh mẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp một cách đầy cảm hứng và sâu sắc. Thông qua nghệ thuật kể chuyện, các thương hiệu không chỉ tạo dựng mối liên kết chặt chẽ với khách hàng mà còn biến nội dung trở nên sống động, khó quên và thuyết phục hơn bao giờ hết. Vậy storytelling là gì? Tại sao nó lại trở thành xu hướng được các thương hiệu lớn theo đuổi? Hãy cùng Dương Gia Phát khám phá chi tiết trong bài viết này.

Storytelling marketing là gì?

storytelling marketing
Storytelling marketing là gì?

Storytelling marketing là nghệ thuật sử dụng câu chuyện để truyền tải thông điệp thương hiệu một cách cảm xúc và dễ ghi nhớ. Thay vì quảng bá khô khan, hình thức này tạo sự đồng cảm, gắn kết và giúp thương hiệu in sâu vào tâm trí khách hàng. Đây là một hình thức content marketing hiệu quả, tập trung vào việc kể chuyện để thu hút và giữ chân người đọc.

Tầm quan trọng của storytelling marketing?

storytelling marketing
Tầm quan trọng của storytelling marketing

Khi người tiêu dùng ngày càng trở nên “choáng ngợp” với những quảng cáo nhàm chán và dễ dàng bị lãng quên. Storytelling marketing trở thành phương pháp giúp thương hiệu nổi bật. Những câu chuyện thương hiệu không chỉ truyền tải thông điệp mà còn chạm đến cảm xúc, tạo sự gắn kết lâu dài và thúc đẩy hành động từ khách hàng. Dưới đây là lý do vì sao storytelling marketing là yếu tố quan trọng trong việc kết nối và để lại dấu ấn với khách hàng:

  • Kết nối cảm xúc với khách hàng: Một câu chuyện hay sẽ dễ chạm đến cảm xúc người nghe, có thể là sự đồng cảm, niềm vui hay cảm giác được thấu hiểu. Khi khách hàng có cảm xúc, họ sẽ nhớ đến thương hiệu của bạn lâu hơn.
  • Tạo niềm tin và xây dựng hình ảnh thương hiệu: Thông qua câu chuyện, thương hiệu có thể truyền tải được giá trị, quan điểm sống hoặc thông điệp mà mình theo đuổi. Điều này giúp khách hàng hiểu hơn về doanh nghiệp và dễ dàng tin tưởng.
  • Dễ ghi nhớ, dễ lan truyền: Storytelling marketing giúp thông điệp thương hiệu dễ ghi nhớ hơn nhờ câu chuyện giàu cảm xúc, dễ tiếp thu. Nội dung hay sẽ được chia sẻ tự nhiên, lan tỏa nhanh chóng qua cộng đồng và mạng xã hội.
  • Khác biệt giữa thị trường đầy cạnh tranh: Trong vô số thương hiệu trên thị trường, việc kể chuyện giúp bạn có “chất riêng”, tạo cá tính cho thương hiệu và giúp khách hàng dễ nhớ tới bạn hơn.
  • Tác động đến quyết định mua hàng: Một câu chuyện chạm cảm xúc sẽ dễ thúc đẩy hành động. Khi khách hàng có ấn tượng tốt và cảm thấy được truyền cảm hứng, họ sẽ có xu hướng tìm hiểu và mua sản phẩm của bạn nhanh hơn.

Các dạng storytelling marketing

storytelling marketing
Các dạng storytelling marketing

Storytelling marketing có nhiều hình thức triển khai đa dạng, tùy vào mục tiêu và đối tượng khách hàng mà thương hiệu hướng đến. Việc hiểu rõ các dạng storytelling sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phù hợp, tạo dấu ấn riêng và thu hút khách hàng hiệu quả hơn. Dưới đây là một số dạng storytelling marketing phổ biến được áp dụng hiện nay:

Visual storytelling

Đây là hình thức kể chuyện bằng hình ảnh, video, infographic, … giúp truyền tải thông điệp một cách trực quan và sinh động. Ưu điểm lớn nhất là khả năng thu hút ánh nhìn và tạo ấn tượng nhanh chóng trong tâm trí người xem. Trong marketing, visual storytelling thường xuất hiện qua quảng cáo, video lan tỏa trên các kênh social media hoặc các hoạt động truyền thông lấy hình ảnh làm trung tâm. Sức mạnh của hình thức này nằm ở khả năng chạm đến cảm xúc, giúp thông điệp dễ ghi nhớ và lan tỏa hiệu quả.

Digital storytelling

Là hình thức kể chuyện tận dụng nền tảng kỹ thuật số, kết hợp nhiều loại nội dung khác nhau như video, podcast, website, blog, phim tài liệu số hoặc game tương tác. Khác với visual storytelling chỉ thiên về hình ảnh, digital storytelling mở rộng trải nghiệm người xem thông qua nội dung đa phương tiện và yếu tố tương tác. Doanh nghiệp có thể kể câu chuyện thương hiệu trên nhiều nền tảng cùng lúc, giúp tăng mức độ gắn kết và tạo trải nghiệm đa chiều cho khách hàng.

Data storytelling

Đây là nghệ thuật kể chuyện bằng dữ liệu, giúp các con số khô khan trở nên dễ hiểu và có cảm xúc hơn. Thay vì trình bày số liệu theo kiểu báo cáo truyền thống, data storytelling sẽ gắn kết số liệu vào một câu chuyện có ngữ cảnh, giúp người nghe dễ dàng hình dung và ghi nhớ. Doanh nghiệp thường áp dụng trong báo cáo kinh doanh, trình bày kết quả phát triển hoặc chia sẻ những tác động tích cực đến cộng đồng, qua đó tăng tính thuyết phục và tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Brand storytelling

Đây là cách doanh nghiệp xây dựng và kể câu chuyện về chính thương hiệu của mình, xoay quanh lịch sử hình thành, hành trình phát triển, con người sáng lập hoặc những giá trị ý nghĩa mà thương hiệu theo đuổi. Mục tiêu của brand storytelling không chỉ là truyền tải thông tin mà còn là tạo sự đồng cảm, kết nối cảm xúc và truyền cảm hứng cho khách hàng. Một câu chuyện thương hiệu hay sẽ giúp doanh nghiệp tạo được dấu ấn riêng, tăng độ nhận diện và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu bền vững và có chỗ đứng lâu dài trong lòng khách hàng.

Cách viết content storytelling hấp dẫn

Cách viết content storytelling
Cách viết content storytelling hấp dẫn

Sau đây, Dương Gia Phát sẽ hướng dẫn cho bạn cách viết content storytelling hấp dẫn:

Xác định đối tượng mục tiêu

Bạn cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình. Họ là ai? Họ quan tâm đến điều gì? Họ có những nhu cầu và mong muốn gì? Việc hiểu rõ đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn tạo ra những câu chuyện phù hợp và có sức ảnh hưởng. Bạn có thể định hướng khách hàng mục tiêu theo các yếu tố sau:

  • Hiểu rõ chân dung khách hàng: Xây dựng bức tranh toàn diện về đối tượng mục tiêu bao gồm độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, thói quen tiêu dùng, hành vi trực tuyến, insight khách hàng.
  • Đánh giá nhu cầu và mong muốn: Tìm hiểu vấn đề, khó khăn, mong muốn của khách hàng để tạo ra câu chuyện giải quyết đúng nhu cầu và chạm đến mong đợi của họ.
  • Khơi gợi cảm xúc: Xác định cảm xúc bạn muốn gợi lên như đồng cảm, vui vẻ, hay truyền cảm hứng để tạo sự kết nối mạnh mẽ.
  • Ngôn ngữ và phong cách phù hợp: Chọn giọng điệu, phong cách phù hợp với nhóm đối tượng, đảm bảo nội dung dễ hiểu, gần gũi và dễ dàng liên kết.

Xác định mục tiêu

Trước khi bắt tay viết, bạn cần xác định rõ mục tiêu của câu chuyện. Bạn muốn người đọc nhớ đến thương hiệu của mình theo cách nào? Bạn muốn khách hàng có hành động gì sau khi đọc hoặc xem câu chuyện?

Mục tiêu của câu chuyện có thể là:

  • Xây dựng nhận thức về thương hiệu.
  • Tăng cường sự tương tác với khách hàng.
  • Thúc đẩy hành động mua hàng.
  • Truyền tải giá trị và sứ mệnh của thương hiệu.

Xác định góc nhìn và chân dung câu chuyện

Mỗi thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ đều có thể kể một câu chuyện độc đáo theo cách riêng. Đừng chỉ làm theo khuôn mẫu, hãy sáng tạo và làm cho câu chuyện của bạn thật gần gũi và dễ hiểu. Đặc biệt, luôn đặt khách hàng làm trung tâm, thử tưởng tượng bạn là họ để hiểu rõ hơn về cảm xúc và nhu cầu của họ. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi như:

  • Góc nhìn bạn lựa chọn có thật sự phản ánh được thông điệp thương hiệu?
  • Câu chuyện này có khả năng tạo ra sự đồng cảm và gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng không?
  • Làm sao để người nghe cảm nhận được giá trị thực sự từ thương hiệu thông qua câu chuyện?

Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ tạo ra câu chuyện dễ dàng kết nối và lan tỏa mạnh mẽ.

Xây dựng cốt truyện

Hãy tập trung vào việc xác định rõ ràng các yếu tố như:

  • Mở đầu và kết thúc của câu chuyện như thế nào để tạo ra sự trọn vẹn?
  • Câu chuyện cần mô tả những trải nghiệm của nhân vật chính và tác động của những trải nghiệm đó ra sao?
  • Cảm xúc nào cần được khơi gợi để kết nối với khách hàng một cách mạnh mẽ?

Một cốt truyện rõ ràng sẽ giúp câu chuyện của bạn chạm đến trái tim khách hàng và tạo dấu ấn lâu dài.

Xây dựng nhân vật chính trong content kể chuyện

Trong câu chuyện của bạn, nhân vật chính không cần phải là người làm điều kỳ diệu, mà là người tìm cách vượt qua khó khăn. Họ học hỏi, thay đổi và đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề, giúp câu chuyện trở nên dễ hiểu và dễ kết nối.

Khai thác những điều sâu xa

Để câu chuyện trở nên nổi bật, hãy kết hợp những yếu tố đặc biệt và truyền tải một cách tinh tế. Xác định định dạng và các kênh media phù hợp để câu chuyện có thể xuất hiện trên mọi nền tảng. Những thông điệp mạnh mẽ và hình ảnh ấn tượng cần dễ dàng chia sẻ, lan truyền, tạo dấu ấn sâu sắc trong tâm trí người xem.

Sử dụng dẫn chứng thuyết phục

Để câu chuyện marketing hiệu quả, bạn cần đưa ra những dẫn chứng thực tế, dễ liên kết với trải nghiệm của khách hàng. Thay vì chỉ kể lại các sự kiện chung chung, hãy minh họa bằng ví dụ cụ thể để tạo niềm tin và khiến thông điệp của bạn dễ dàng thấu hiểu và ghi nhớ. Cách này giúp tăng tính chân thực và gắn kết khách hàng với câu chuyện thương hiệu.

Các thương hiệu kể chuyện như thế nào? Ví dụ về storytelling nổi bật

Ví dụ về storytelling
Ví dụ về storytelling nổi bật

Trong marketing, storytelling không chỉ đơn thuần là một hình thức truyền tải thông tin mà còn là cầu nối cảm xúc giữa thương hiệu với khách hàng. Một câu chuyện hay có thể chạm đến trái tim người nghe, truyền cảm hứng mạnh mẽ và khơi gợi hành động. Từ việc tạo ra nhận thức rộng rãi về thương hiệu đến thúc đẩy doanh số, storytelling giúp các thương hiệu kết nối về mặt cảm xúc với khán giả của họ trong khi thể hiện giá trị của họ. Sau đây là một số ví dụ hấp dẫn về các thương hiệu đã thành công trong nghệ thuật kể chuyện:

Kể chuyện theo sản phẩm của Spotify

Spotify đã biến dữ liệu người dùng, thông tin vốn dĩ khô khan trở thành chất liệu tuyệt vời cho những câu chuyện cá nhân đầy cảm xúc. Điển hình là chiến dịch Spotify Wrapped, nơi mỗi người nghe đều trở thành “nhân vật chính” trong câu chuyện âm nhạc của chính mình.

Thông qua việc tổng hợp thói quen nghe nhạc, Wrapped không chỉ kể lại hành trình âm nhạc của từng người dùng mà còn tạo ra những khoảnh khắc tự hào, những câu chuyện “có một không hai” dễ dàng được chia sẻ trên mạng xã hội. Đây chính là storytelling theo cách rất riêng của Spotify vừa gần gũi, vừa chạm đến cảm xúc cá nhân sâu sắc.

Chưa dừng lại ở đó, với sự ra mắt của AI riêng, được gọi là DJ, Spotify tiếp tục đẩy mạnh trải nghiệm kể chuyện được cá nhân hóa, cung cấp những trải nghiệm được quản lý dựa trên hành vi nghe nhạc trước đây.

Kể chuyện qua trải nghiệm thật của khách hàng của Airbnb

Airbnb đã tận dụng rất tốt storytelling bằng cách kể lại những câu chuyện có thật từ chính khách du lịch và chủ nhà. Đặc biệt sau đại dịch COVID-19, thương hiệu này càng chú trọng hơn vào việc chia sẻ trải nghiệm chân thực, gần gũi để tạo sự kết nối cảm xúc.

Thông qua blog, video hay tạp chí riêng, Airbnb khéo léo lan tỏa những câu chuyện về hành trình, trải nghiệm lưu trú độc đáo mà khách hàng chia sẻ. Chiến dịch “Some trips are better in an Airbnb” còn so sánh vui những bất tiện ở khách sạn và nhấn mạnh sự thoải mái khi ở Airbnb. Cách làm này vừa tạo niềm tin, vừa giúp khách hàng cảm nhận rõ nét hơn về giá trị mà thương hiệu mang lại

Kể chuyện lấy khách hàng làm trung tâm của NTUC Income

NTUC Income nổi bật với cách làm storytelling tập trung vào chính khách hàng thật của họ. Thương hiệu không nói về mình quá nhiều, mà chọn kể lại những câu chuyện đời thường, gần gũi của khách hàng, những người thuộc nhóm đối tượng mà họ muốn kết nối.

Dù là qua TVC, quảng cáo số hay nội dung trên mạng xã hội, các câu chuyện của NTUC Income luôn chạm đến cảm xúc người xem bằng sự chân thành và dễ đồng cảm. Thương hiệu còn khéo léo lồng ghép những vấn đề xã hội quen thuộc, tạo nên những câu chuyện không chỉ đáng nhớ mà còn truyền cảm hứng và khiến người xem cảm nhận “thấy mình trong đó”.

Những sai lầm cần tránh trong storytelling marketing

storytelling marketing
Những sai lầm cần tránh trong storytelling marketing

Để tạo ra những câu chuyện thương hiệu thực sự chạm đến trái tim khách hàng, bạn cần tránh những lỗi phổ biến có thể làm giảm sức hút của storytelling marketing. Dưới đây là những sai lầm cần tránh trong storytelling marketing:

  • Thiếu tính chân thực hoặc nhất quán: Một câu chuyện không thật hoặc mâu thuẫn với giá trị thương hiệu sẽ khiến khách hàng mất niềm tin. Hãy đảm bảo câu chuyện phản ánh đúng bản chất doanh nghiệp và giữ được sự đồng nhất trên mọi kênh.
  • Không hiểu rõ đối tượng mục tiêu: Nếu bạn không nắm được nhu cầu, cảm xúc hay mong muốn của khách hàng, câu chuyện sẽ khó tạo sự đồng cảm. Hãy nghiên cứu kỹ để nhắm đúng đối tượng và kể những gì họ muốn nghe.
  • Câu chuyện quá phức tạp: Việc thêm quá nhiều nhân vật, chi tiết hay cốt truyện phụ có thể khiến người đọc bối rối. Hãy giữ câu chuyện của bạn thật đơn giản, tập trung vào một thông điệp cốt lõi rõ ràng.
  • Thiếu lời kêu gọi hành động (CTA): Một câu chuyện ấn tượng nhưng không dẫn dắt khách hàng đến hành động tiếp theo (như tìm hiểu sâu hơn hoặc thử sức với điều mới) sẽ chưa thể hiện trọn vẹn giá trị của nó. Hãy khéo léo kết thúc bằng một lời kêu gọi hành động mạnh mẽ, tinh tế và tự nhiên.
  • Tập trung quá nhiều vào thương hiệu: Nếu chỉ nói về sản phẩm hay doanh nghiệp mà bỏ qua giá trị dành cho khách hàng, câu chuyện sẽ trở nên khô khan. Hãy đặt lợi ích của khán giả lên hàng đầu, để họ thấy mình là trung tâm của câu chuyện.

Storytelling không chỉ là kể chuyện cuốn hút mà là kể đúng tâm lý, kể chân thành và đặt khách hàng làm trung tâm. Khi tránh được những sai lầm này, câu chuyện của bạn sẽ dễ dàng để lại ấn tượng trong lòng người nghe và lan tỏa sức ảnh hưởng mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Những câu hỏi thường gặp về storytelling marketing

Các câu hỏi thường gặp về storytelling marketing
Các câu hỏi thường gặp về storytelling marketing

Vì sao storytelling nên là ưu tiên hàng đầu của người làm marketing?

Trong một thị trường ngập tràn thông tin và quảng cáo, khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà còn mua cảm xúc và câu chuyện đằng sau thương hiệu. Storytelling giúp thương hiệu dễ chạm đến trái tim người nghe, tạo sự khác biệt và ghi nhớ lâu dài.

Một câu chuyện hay không cần phô trương sản phẩm, mà tập trung vào cảm xúc, trải nghiệm và giá trị dành cho khách hàng. Chẳng hạn, Nike không chỉ bán giày mà kể về hành trình vượt khó của các vận động viên, truyền cảm hứng và khiến người xem cảm thấy mình cũng là một phần của câu chuyện ấy.

Đây chính là cách xây dựng kết nối, niềm tin và sự gắn bó bền vững với thương hiệu. Vì vậy, bất kỳ thương hiệu nào muốn tạo dấu ấn bền vững đều nên ưu tiên đầu tư vào việc kể câu chuyện của riêng mình.

Storytelling có cần sản phẩm/dịch vụ của bạn phải “hấp dẫn” không?

Storytelling không cần bạn phải có một sản phẩm hay dịch vụ thật đặc biệt mới có thể áp dụng được. Nhiều người thường nghĩ chỉ những thứ độc lạ, hấp dẫn mới dễ kể chuyện, nhưng thật ra bất cứ sản phẩm hay dịch vụ nào cũng có thể trở nên thú vị nếu bạn biết cách kể về hành trình hoặc giá trị mà nó mang lại cho khách hàng.

Điều quan trọng không phải là sản phẩm của bạn có nổi bật hay khác biệt gì so với thị trường, mà là bạn kể được câu chuyện thật sự chạm đến cảm xúc người nghe. Về cách sản phẩm của bạn đã giúp họ giải quyết vấn đề, thay đổi cuộc sống hoặc mang đến trải nghiệm tốt hơn.

Một câu chuyện chân thật, gần gũi và đúng cảm xúc sẽ luôn dễ lan tỏa và tạo niềm tin hơn bất kỳ lời quảng cáo hào nhoáng nào. Vì thế, storytelling là cách để thương hiệu kết nối tự nhiên và bền vững với khách hàng.

Làm thế nào để đo lường hiệu quả storytelling marketing?

Một câu chuyện hay không chỉ dừng lại ở việc truyền cảm hứng hay gây xúc động nhất thời mà còn cần được đo lường bằng những chỉ số thực tế. Dương Gia Phát sẽ gợi ý cho bạn một số chỉ số đo lường hiệu quả và có giá trị:

  • Tỷ lệ tương tác sâu (deep engagement): Không chỉ dừng ở lượt like hay share, hãy xem số lượng bình luận thể hiện cảm xúc (ví dụ: “Câu chuyện này làm tôi nhớ đến gia đình mình”) hoặc những câu hỏi liên quan đến nội dung câu chuyện.
  • Thời gian trung bình khách hàng dành cho nội dung (dwell time): Nếu khách hàng ở lại hơn 30 giây để xem câu chuyện, đó là dấu hiệu rõ họ bị cuốn hút.
  • Tỷ lệ khách hàng quay lại (return rate): Số lượng người trở lại với thương hiệu sau khi tiếp xúc với câu chuyện cho thấy mức độ gắn kết lâu dài mà nó tạo ra.

Dù sản phẩm đơn giản hay phức tạp, một câu chuyện hay cùng với cách đo lường hiệu quả sẽ cho bạn thấy rõ giá trị thật sự mà thương hiệu tạo ra.

Ngoài cách kể chuyện truyền thống, còn có phương pháp storytelling nào thu hút và tạo dấu ấn mạnh mẽ hơn không?

Hầu hết các hướng dẫn storytelling đều khuyên bạn bắt đầu từ vấn đề, dẫn đến giải pháp và kết thúc bằng kết quả. Nhưng có một cách tiếp cận khác bằng cách mở đầu là khoảnh khắc thành công rực rỡ, sau đó là lật ngược hành trình, bật mí những gian khó, mồ hôi và nước mắt phía sau. Phương pháp này không chỉ khơi gợi tò mò mà còn khiến khách hàng cuốn vào câu chuyện, háo hức muốn khám phá “điều gì đã xảy ra”.

Ví dụ như chiến dịch “You Can’t Stop Us” của Nike, video mở đầu bằng những khoảnh khắc rực rỡ nhất của các vận động viên đỉnh cao: chiến thắng, phá kỷ lục, tỏa sáng trên sân khấu thể thao. Người xem choáng ngợp trước sự phi thường ấy, nhưng ngay sau đó, Nike lật ngược hành trình, hé lộ phía sau những giây phút huy hoàng là cả quãng đường dài đầy mồ hôi, nước mắt: chấn thương nặng, thất bại, bị từ chối, kiên trì tập luyện không ngừng nghỉ suốt nhiều năm trời. Chính sự nỗ lực bền bỉ ấy mới tạo nên vinh quang chớp nhoáng mà người ta thường ngưỡng mộ.

Cách kể này tạo cảm giác như một cuốn sách bí ẩn, vừa chân thực vừa kích thích trí tưởng tượng. Nó không chỉ giữ chân người đọc mà còn khiến họ đồng cảm sâu sắc, như thể chính họ đang sống trong hành trình ấy. Bí quyết này làm cho câu chuyện của bạn thành một trải nghiệm không thể quên, khiến khách hàng không chỉ nhớ mà còn muốn kể lại.

Vì sao storytelling gắn với văn hoá Việt lại dễ chạm đến cảm xúc người nghe?

Storytelling khi gắn với văn hoá Việt Nam sẽ dễ dàng chạm đến cảm xúc người nghe, bởi người Việt luôn yêu thích những câu chuyện gần gũi, giàu tình cảm, gắn liền với gia đình, quê hương hay giá trị truyền thống. Một câu chuyện hay không chỉ kể về sản phẩm, mà còn khơi gợi được ký ức, niềm tự hào văn hoá và sự gắn bó cộng đồng.

Ví dụ như trà Cozy kể về hành trình từ đồi chè Thái Nguyên đến ly trà ấm bên mâm cơm gia đình, gợi nhớ không khí sum vầy quen thuộc của người Việt. Hay Biti’s Hunter với chiến dịch “Đi để trở về” đã khéo léo nhấn vào giá trị đoàn viên, chạm đến cảm xúc của những người trẻ xa quê mỗi dịp tết.

Dương Gia Phát hy vọng rằng những thông tin về storytelling marketing trong bài viết này sẽ giúp bạn tạo ra những câu chuyện truyền cảm hứng, dễ dàng kết nối và chinh phục khách hàng.

Nếu bạn muốn khám phá thêm kiến thức content marketing, hãy ghé thăm chuyên mục kiến thức trên website của Dương Gia Phát. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy nhiều bài viết hữu ích giúp nâng cao kỹ năng và hiểu biết về marketing. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi