Bạn và đội ngũ đã bao giờ đứng trước một mục tiêu lớn, nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn không biết nên làm gì trước và khả năng hoàn thành dự án trong bao lâu? Đã đến lúc, bạn cần tìm hiểu về khái niệm roadmap, giúp bạn định hình lộ trình thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu nào đó một cách bài bản. Hãy cùng Dương Gia Phát đón đọc ngay bên dưới nội dung bài viết này nhé!
Định nghĩa roadmap là gì?

Trong tiếng Anh “roadmap” là một từ ghép, gồm:
- “Road”: Nghĩa là “đường” hoặc “con đường”, hoặc rộng hơn là đường đi.
- “Map”: Nghĩa là “bản đồ”, hoặc rộng hơn là định hướng.
Một cách dễ hiểu, roadmap tức là lộ trình – một “con đường” được định hướng bởi một công cụ hoặc một kế hoạch.
Ở góc độ quản lý, roadmap là một kế hoạch chiến lược, thường được thể hiện dưới dạng biểu đồ, sơ đồ hoặc tài liệu, mô tả các bước, nhiệm vụ và mốc thời gian cần thiết để đạt được một mục tiêu cụ thể.
Roadmap không chỉ là một lịch trình đơn thuần mà còn là một công cụ giao tiếp mạnh mẽ, giúp các tổ chức, nhóm dự án hoặc cá nhân hình dung rõ ràng con đường từ điểm xuất phát đến điểm đích.
Theo Fraunhofer IAO: “50% công ty sử dụng roadmap cho kế hoạch chiến lược sản phẩm và công nghệ trong vòng dưới 5 năm.”
Các thành phần quan trọng của một roadmap

Vậy để xây dựng một roadmap giá trị cao cần những thành phần cốt lõi nào? Hãy cùng tìm hiểu qua những thành phần chính của roadmap bên dưới mà Dương Gia Phát chia sẻ nhé.
Mục tiêu
Mục tiêu là điểm đến cuối cùng mà roadmap hướng tới. Đây là thành phần quan trọng nhất, vì nó định hướng cho toàn bộ kế hoạch. Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được.
Trong nhiều trường hợp, bạn có thể thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound).
Ví dụ: GreenTeaX đặt mục tiêu ra mắt dòng trà sữa hữu cơ vào tháng 12/2025 và đạt doanh thu 1 tỷ VND trong 3 tháng đầu tiên. Đây là một mục tiêu này cụ thể (ra mắt sản phẩm), đo lường được (doanh thu), khả thi (dựa trên nghiên cứu thị trường), phù hợp (với xu hướng thực phẩm sạch) và có thời hạn (tháng 12/2025).
Mốc thời gian
Mốc thời gian (timeline) là khung thời gian mà các hoạt động trong roadmap sẽ diễn ra. Timeline sẽ bao gồm các mốc quan trọng và thời hạn hoàn thành cho từng giai đoạn hoặc nhiệm vụ.
Mốc thời gian thường được thể hiện dưới dạng biểu đồ Gantt hoặc lịch trình trực quan để dễ theo dõi. Qua đó, giúp doanh nghiệp theo dõi tiến độ và đảm bảo các mốc triển khai quan trọng của dự án không bị chậm trễ.
Ví dụ: Roadmap của GreenTeaX có các mốc thời gian như sau:
- Tháng 1-2/2025: Hoàn thành nghiên cứu thị trường.
- Tháng 3-4/2025: Thiết kế công thức và bao bì sản phẩm.
- Tháng 5-8/2025: Phát triển và thử nghiệm sản phẩm.
- Tháng 9/2025: Thử nghiệm beta với khách hàng.
- Tháng 10-11/2025: Hoàn thiện sản phẩm và chuẩn bị marketing.
- Tháng 12/2025: Ra mắt chính thức.
Nhiệm vụ và hoạt động
Nhiệm vụ và hoạt động trong roadmap là các công việc cụ thể cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Chúng được chia nhỏ từ mục tiêu lớn thành các bước hành động chi tiết. Mỗi nhiệm vụ sẽ có cụ thể nhân sự chịu trách nhiệm thực thi và thời gian dự kiến hoàn thành.
Ví dụ: Các nhiệm vụ trong roadmap của thương hiệu trà sữa GreenTeaX bao gồm:
- Tiến hành khảo sát khách hàng để xác định sở thích về hương vị trà sữa.
- Thiết kế bao bì thân thiện với môi trường.
- Hợp tác với influencer để quảng bá sản phẩm trên Instagram và TikTok.
- Tổ chức sự kiện ra mắt trực tuyến vào tháng 12/2025.
Nguồn lực
Nguồn lực bao gồm tất cả các tài nguyên cần thiết để thực hiện roadmap, như nhân sự, ngân sách, công cụ và thiết bị. Việc phân bổ nguồn lực hợp lý là yếu tố then chốt để đảm bảo roadmap được thực hiện suôn sẻ, tránh lãng phí thời gian & ngân sách.
Ví dụ: Để thực hiện mục tiêu của dự án, GreenTeaX cần nguồn lực:
- 2 nhân sự phát triển sản phẩm & 3 nhân sự cho bộ phận marketing nội bộ.
- Ngân sách 450 triệu VND (300 triệu cho phát triển sản phẩm, 100 triệu cho marketing, 50 triệu cho công cụ).
- Công cụ như Canva, Capcut cho thiết kế & edit, Trello cho quản lý dự án, và Semrush, Chat GPT plus để xây dựng nội dung cho website.
Các bên liên quan
Các bên liên quan là những người hoặc nhóm có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi roadmap. Họ có thể là nhà đầu tư, khách hàng, đội ngũ nhân sự, hoặc đối tác. Các bên liên quan này có sự tương tác chặt chẽ với nhau thông qua các hoạt động giao tiếp, phản hồi, thảo luận và ra quyết định.
Ví dụ: Trong roadmap dự án ra mắt sản phẩm của GreenTeaX, các bên liên quan bao gồm:
- Đội ngũ phát triển sản phẩm: Chịu trách nhiệm tạo công thức và bao bì. Họ giao tiếp thường xuyên với đội marketing để truyền tải các tính năng sản phẩm cần được nhấn mạnh trong kế hoạch truyền thông. Đồng thời, họ làm việc với nhà cung cấp nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung ổn định.
- Bộ phận marketing: Phối hợp với đội phát triển để lên kế hoạch quảng cáo các nền tảng, dựa trên tiến độ sản phẩm. Họ cũng thu thập phản hồi từ khách hàng beta testers để điều chỉnh thông điệp phù hợp.
- Khách hàng beta testers: Tham gia thử nghiệm sản phẩm và phản hồi về hương vị, bao bì và giá cả. Phản hồi này được chuyển đến đội phát triển để cải thiện sản phẩm trước khi ra mắt chính thức.
- Nhà cung cấp nguyên liệu hữu cơ: Làm việc chặt chẽ với đội phát triển để đảm bảo chất lượng và thời gian giao hàng. Nếu có rủi ro chậm trễ, họ cần thông báo sớm để đội ngũ điều chỉnh mốc thời gian trong roadmap.
- Nhà đầu tư: Theo dõi tiến độ qua các báo cáo định kỳ từ ban lãnh đạo. Họ có thể yêu cầu thay đổi về kế hoạch của dự án, dẫn đến các cuộc thảo luận với đội phát triển và marketing để tìm phương án tốt nhất.
Quản trị rủi ro
Rủi ro là những yếu tố có thể cản trở việc thực hiện roadmap. Việc doanh nghiệp xác định rủi ro và lập kế hoạch quản trị rủi ro úp giảm thiểu tác động tiêu cực và đảm bảo dự án không bị gián đoạn.
Ví dụ: Một số rủi ro của GreenTeaX:
- Rủi ro: Chậm trễ trong việc tìm nguồn nguyên liệu hữu cơ. -> Giải pháp: Làm việc với nhiều nhà cung cấp và có kế hoạch dự phòng.
- Rủi ro: Phản hồi tiêu cực từ khách hàng beta về hương vị. -> Giải pháp: Điều chỉnh công thức dựa trên phản hồi trước khi ra mắt.
Đo lường và đánh giá
Đo lường và đánh giá là cách để theo dõi hiệu quả của roadmap. Các chỉ số giúp bạn biết liệu mình có đang đi đúng hướng hay không. Việc đánh giá định kỳ cho phép bạn có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
Ví dụ: Các chỉ số có thể đo lường của GreenTeaX bao gồm:
- Thời gian ra mắt sản phẩm: Hoàn thành mục tiêu, sản phẩm chính thức có mặt trên thị trường vào 12/2025.
- Doanh thu thực tế: So sánh doanh thu thu được trong 3 tháng đầu tiên với mục tiêu 1 tỷ VND, sử dụng dữ liệu từ các nền tảng bán hàng và báo cáo nội bộ. Ví dụ, doanh thu của GreenTeaX chỉ đạt 800 triệu VND sau 3 tháng ra mắt, thấp hơn so với mục tiêu đề ra.
- Lượt tương tác trên mạng xã hội: Theo dõi lượt thích, bình luận và chia sẻ trên Facebook và TikTok, đạt 10.000 lượt tương tác trong tháng ra mắt.
- Tỷ lệ chuyển đổi: Đo lường tỷ lệ khách hàng mục tiêu chuyển thành khách hàng thực tế, trong tháng đầu tiên thương hiệu đạt 5% tỷ lệ chuyển đổi.
Tính linh hoạt
Mặc dù roadmap là một kế hoạch triển khai chi tiết các đầu mục công việc, tuy nhiên bạn cũng cần linh hoạt điều chỉnh, nhằm thích ứng với những thay đổi không lường trước được. Thị trường, công nghệ và hành trình khách hàng có thể thay đổi, do đó roadmap nên được cập nhật định kỳ.
Ví dụ: GreenTeaX có thể điều chỉnh roadmap để thêm một hương vị trà sữa không đường nếu xu hướng “zero sugar” trở nên phổ biến vào giữa năm 2025, hoặc thay đổi chiến lược marketing nếu TikTok không đạt hiệu quả như mong đợi.
Các loại roadmap phổ biến
Dưới đây là một số loại roadmap phổ biến và được Dương Gia Phát phân chia một cách chi tiết, cùng theo dõi ngay nào!
Roadmap nội bộ (Internal roadmap)

Roadmap nội bộ là loại lộ trình được thiết kế để điều phối con người, nguồn lực trong tổ chức, Dương Gia Phát chia thành 04 loại cơ bản loại sau.
Roadmap cho đội ngũ phát triển
Đây là roadmap được thiết kế cho các đội phát triển sử dụng phương pháp Agile (một mô hình về lộ trình phát triển dự án), roadmap này sẽ được chia dự án thành các giai đoạn (sprints), đồng thời nêu rõ các nhiệm vụ và vấn đề cần giải quyết theo các mốc thời gian.
Ví dụ: Một roadmap Agile có thể nêu các sprint để phát triển – bổ sung tính năng “nhắc nhở thông minh” trong ứng dụng ABC, với ngày phát hành & cập nhật tính năng này dự kiến là tháng 8/2025.
Roadmap cho ban lãnh đạo
Roadmap cho cấp lãnh sẽ thể hiện các nội dung trực quan về mục tiêu chung của doanh nghiệp và các chỉ số đo lường &, đánh giá thay vì các bước thực thi chi tiết. Do đó, roadmap này sẽ tập trung nhấn mạnh vào tiến trình thực hiện để đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra.
Ví dụ: Một roadmap dành cho ban lãnh đạo đề ra doanh thu của doanh nghiệp tăng 15% khi ra mắt sản phẩm mới sau 6 tháng.
Roadmap cho đội ngũ bán hàng
Roadmap này tập trung vào lợi ích khách hàng và các tính năng sản phẩm, giúp đội ngũ bán hàng sử dụng để hỗ trợ cho quy trình bán hàng.
Ví dụ: Một roadmap bán hàng có thể nêu tính năng “tích hợp AI” sẽ ra mắt trong “cuối năm 2025”, từ đó đội bán hàng sẽ có kế hoạch quảng bá thông tin về tính năng mới của sản phẩm đến khách hàng.
Roadmap cho đội ngũ marketing
Với roadmap này, lộ trình sẽ được thiết kế để hỗ trợ đội ngũ truyền thông lập kế hoạch marketing tổng thể và chi tiết hóa các mốc thời gian cần xây dựng các ấn phẩm truyền thông, nhằm đáp ứng mục tiêu về mặt truyền thông & doanh số của thương hiệu.
Ví dụ: Một digital marketing roadmap dành cho đội ngũ phòng marketing của một công ty công nghệ ra mắt ứng dụng quản lý thời gian có thể bao gồm:
- Tháng 1-2/2025: Nghiên cứu từ khóa SEO và tạo nội dung blog về quản lý thời gian.
- Tháng 3-4/2025: Chạy chiến dịch quảng cáo trên TikTok và Instagram để giới thiệu tính năng AI.
- Tháng 6/2025: Tổ chức sự kiện trực tuyến để công bố ngày ra mắt chính thức.
- KPIs đến hết năm 2025: 10.000 lượt truy cập website từ SEO, 2.000 đăng ký thử nghiệm beta.
Roadmap bên ngoài (external roadmap)

External roadmap là lộ trình được thiết kế dành riêng cho khách hàng, cung cấp cái nhìn tổng quan về các sản phẩm, tính năng mới hoặc cập nhật quan trọng về sản phẩm.
Mục tiêu chính của loại roadmap này là tạo sự hào hứng cho khách hàng và giúp họ nắm bắt được những tính năng hữu ích sẽ được trải nghiệm sắp tới.
Ví dụ: Một roadmap bên ngoài cho ứng dụng quản lý thời gian có thể nêu: “Tính năng AI gợi ý lịch trình sẽ ra mắt vào cuối năm 2025, giúp bạn tối ưu hóa việc sử dụng các cộng sắp xếp thời gian làm việc, giảm 50% thời gian thao tác sắp xếp so với hiện tại.”
Lợi ích của việc xây dựng roadmap đối với hoạt động kinh doanh

Sử dụng roadmap mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, dưới dây là một số điểm quan trọng theo Dương Gia Phát:
- Cải thiện việc lập kế hoạch: Một roadmap được xây dựng khoa học & bài bản sẽ giúp bạn tổ chức công việc logic, xây dựng kế hoạch một cách bài bản, giảm thiểu rủi ro bỏ sót bước quan trọng.
- Tăng cường giao tiếp: Với một hệ thống làm việc & cùng chung mục tiêu cần đạt được, roadmap đảm bảo mọi người hiểu rõ mục tiêu và tiến độ.
- Tối ưu hóa nguồn lực: Xây dựng roadmap tổng thể sẽ giúp cấp quản lý phân bổ thời gian, nhân lực và ngân sách hiệu quả.
- Theo dõi và điều chỉnh dễ dàng: Việc bạn liên tục đối chiếu kết quả thực tế triển khai so với roadmap sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra các vấn đề tồn đọng cần xử lý và liên tục điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
Những lưu ý để xây dựng một roadmap hoạt động hiệu quả

Truyền tải rõ ràng định hướng của roadmap
Một trong những mục tiêu chính của roadmap là thể hiện tầm nhìn tổng thể và định hướng chiến lược. Điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp mới, nơi đội ngũ có thể chưa có định hướng rõ ràng.
Việc hiểu rõ giá trị cốt lõi đằng sau một kế hoạch mục tiêu của dự án giúp đội ngũ cảm thấy có mục tiêu và động lực làm việc. Ngoài ra, roadmap còn có giá trị nhắc nhở mọi người rằng công việc của họ đang đóng góp vào mục tiêu lớn của tổ chức.
Giữ sự đơn giản
Đừng cố gắng nhồi nhét quá nhiều chi tiết vào roadmap, vì điều này có thể khiến nó trở nên phức tạp và khó hiểu. Roadmap nên là một bức tranh kế hoạch bao quát, tập trung vào các yếu tố chính thay vì các nhiệm vụ quá chi tiết.
Thay vì liệt kê mọi bước phát triển ứng dụng, hãy sử dụng biểu đồ Gantt để hiển thị các mốc thời gian chính như “thiết kế giao diện” và “ra mắt beta”.
Chia sẻ với đúng đối tượng
Roadmap chỉ phát huy tối đa tác dụng khi được chia sẻ với tất cả các bên liên quan, từ đội ngũ nội bộ đến đối tác hoặc khách hàng (nếu phù hợp). Việc chia sẻ giúp đảm bảo mọi người đều hiểu rõ tầm nhìn và tiến độ dự án.
Không đề ra mục tiêu quá mức
Việc đặt ra các mục tiêu vượt quá xa khả năng của tổ chức có thể gây áp lực không cần thiết lên nhân sự và làm giảm tính thực tế của roadmap. Bạn nên đảm bảo các mốc thời gian và mục tiêu đều có tính khả thi.
Và đây là tất cả những nội dung hữu ích của Dương Gia Phát chia sẻ về chủ đề roadmap là gì? Đây không chỉ là một công cụ giá trị, nó còn là xương sống hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp! Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn xây dựng được một marketing roadmap hoặc các lĩnh vực ngành nghề khác một cách chất lượng nhé.
Ngoài ra, bạn có thể đón đọc thêm các bài viết giá trị tại chuyên mục digital marketing tổng thể của Dương Gia Phát để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Chuyên viên Content Marketing