Đâu là sự khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống?

Mục tiêu cuối cùng của các hoạt động marketing là đưa sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng, bất kể là hình thức digital marketing hay marketing truyền thống. Tuy nhiên, con đường để đi đến mục tiêu của hai loại hình này không giống nhau. Vậy sự khác biệt giữa marketing truyền thống và digital marketing là gì? Trong bài viết này, Dương Gia Phát sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể, giúp bạn phân biệt rõ khái niệm digital marketing và marketing truyền thống. Mời bạn tiếp tục theo dõi nội dung sau đây!

Marketing truyền thống là gì?

Marketing truyền thống
Marketing truyền thống (Traditional Marketing)

Marketing truyền thống (Traditional Marketing) là mọi hoạt động liên quan đến việc sáng tạo, truyền đạt thông tin, trao đổi và phân phối sản phẩm/dịch vụ đến với công chúng: khách hàng, người tiêu dùng, đối tác truyền thông, báo chí,… mà không cần dùng đến Internet và kỹ thuật số. Marketing truyền thông là hình thức marketing một chiều và cho phép doanh nghiệp truyền tải thông điệp của mình tới đại chúng.

Marketing truyền thống có thể được hiểu theo 2 cách:

  • Thông qua các hoạt động truyền thông, quảng cáo, quảng bá sản phẩm thông qua các biển quảng cáo ngoài trời (OOH), TV, báo/tạp chí giấy, tờ rơi, các vậy phẩm in ấn hỗ trợ trưng bày tại điểm bán (POSM),…
  • Tập trung triển khai các hoạt động marketing tại điểm bán/kênh phân phối (trade marketing).

Digital marketing là gì?

Tìm hiểu Digital Marketing
Digital Marketing (Marketing kỹ thuật số)

Digital Marketing (marketing kỹ thuật số/marketing số) là những hoạt động marketing được triển khai trên các nền tảng kỹ thuật số. Khách hàng có thể tìm thấy thương hiệu của bạn thông qua công cụ tìm kiếm, quảng cáo trả phí, email marketing, các kênh mạng xã hội, blog,… Digital marketing là hình thức cho phép doanh nghiệp và khách hàng tương tác, đưa ra phản hồi, đề xuất và truyền thông hai chiều. Ngoài ra, các công cụ hỗ trợ cho digital marketing rất đa dạng, giúp doanh nghiệp nhắm mục tiêu chính xác đến các đối tượng cụ thể, đo lường nhanh và tối ưu hóa các hoạt động một cách hiệu quả hơn.

» Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu tổng quan về digital marketing

Phân biệt marketing truyền thống và marketing số

Marketing truyền thống và Digital Marketing
Đâu là điểm khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống
Đặc điểm Marketing truyền thống Digital Marketing
Phương thức Truyền thông qua các phương tiện truyền thống: báo/tạp chí giấy, truyền hình, radio, biển quảng cáo ngoài trời, ấn phẩm giấy,… Tập trung chủ yếu vào các kênh Online: mạng xã hội, email, ứng dụng di động, website, công cụ tìm kiếm,…
Tiếp cận/nhắm mục tiêu Phạm vi tiếp cận rộng dẫn đến nhắm mục tiêu ít chính xác hơn. Tuy nhiên, Marketing truyền thống vẫn là phương thương thức tiếp cận hiệu quả đối với các đối tượng trung niên và cư dân ở nông thôn. Có thể nhắm mục tiêu chính xác theo các yếu tố: địa lý, nhân khẩu học, sở thích, hành vi,… đồng thời gửi thông điệp được cá nhân hoá đến đúng đối tượng mục tiêu.
Tính linh hoạt Khi chiến dịch bắt đầu, đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị và không thể điều chỉnh khi đã bắt đầu triển khai.

Tuy nhiên, các ấn phẩm POSM như bảng hiệu, tờ rơi, bảng giá, nhãn mác, vật dụng trang trí tại điểm bán hàng,… có thể tái sử dụng nhiều lần và bất kỳ đâu.

Các chiến dịch Digital Marketing có thể nhanh chóng và dễ dàng điều chỉnh nội dung, thông điệp, mục tiêu, cách tiếp cận,… dựa trên dữ liệu liên tục được thu thập theo thời gian thực.
Tương tác/phản hồi Marketing truyền thống là con đường giao tiếp một chiều, chỉ có doanh nghiệp có thể quảng bá hoặc cung cấp thông tin cho đối tượng mục tiêu về sản phẩm của công ty. Ưu điểm lớn nhất của Marketing số là sự tương tác hai chiều, cho phép khách hàng gửi và nhận phản hồi về trải nghiệm của họ với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khách hàng có thể chia sẻ và thể thiện cảm xúc với các nội dung và thông điệp truyền thông.
Đo lường hiệu quả Khó định lượng chính xác hoặc rõ ràng. Mất nhiều thời gian để thu thập và xử lý dữ liệu. Dễ đo lường và có nhiều công cụ hỗ trợ (có phí và miễn phí).
Chi phí Chi phí triển khai cao, đặc biệt là chi phí cho nghiên cứu thị trường và quảng cáo. Chi phí thấp hơn so với Marketing truyền thống và cũng tuỳ vào loại hình triển khai. Một lần nhấp chuột về trang đích có thể mất phí (Ads), cũng có thể không (Organic, Referral).

Có thể kết hợp marketing truyền thống và digital marketing với nhau không?

Chắc chắn là có. Digital marketing có thể hỗ trợ đắt lực cho marketing truyền thống và ngược lại. Giả sử các hoạt động truyền thống như POP activation (kích hoạt tại điểm bán) có thể thu hút sự chú ý và tham gia của nhiều người hơn nếu như được sự hỗ trợ của digital marketing (chạy quảng cáo trên social thông báo trước khi chương trình diễn ra).

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) nên chọn triển khai marketing với hình thức nào?

Tư vấn Digital Marketing cho doanh nghiệp SMEs
Tư vấn triển khai Digital Marketing cho doanh nghiệp SMEs

Marketing truyền thống có phạm vi tiếp cận rộng một cách nhanh chóng tới các đối tượng/khách hàng địa phương thông qua các kênh quen thuộc như báo, đài (radio), tivi,… Nó vẫn mang lại nhiều giá trị cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có nguồn ngân sách dồi dào.

Còn đối với digital marketing bạn có thể xoá bỏ khoảng cách địa lý và cho phép doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó,  marketing số giúp doanh nghiệp tiếp cận và triển khai nội dung cá nhân hóa đến đối tượng mục tiêu, dựa trên các thông tin nhân khẩu học, hành vi, địa lý và sở thích của từng tệp khách hàng. Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh và điểm yếu tùy thuộc vào mục tiêu và đối tượng cụ thể mà doanh nghiệp muốn hướng tới.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), thường có một số rào cản nhất định khi triển khai marketing truyền thống; điển hình là chi phí xây dựng quảng cáo và đăng trên TV khá cao, vượt quá ngân sách của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm Tư vấn và Đào tạo triển khai digital marketing, Dương Gia Phát chắc chắn rằng, digital marketing là lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp SME, dựa trên các cơ sở sau: có thể học cách triển khai trong thời gian ngắn hơn so với marketing truyền thống, chi phí tối ưu hơn, marketing số đang là xu hướng và được khuyến khích triển khai theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 – Quyết định số 749/QĐ-TTg .

Kết luận

Hy vọng với bài viết này, Dương Gia Phát đã giúp bạn có một cái nhìn đầy đủ hơn về digital marketing và marketing truyền thống. Nếu bạn đang trên hành trình tìm hiểu cách triển khai digital marketing hoặc muốn triển khai nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu; hãy tham khảo dịch vụ Tư vấn digital marketing của Dương Gia Phát.

Chúng tôi cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp tìm ra giải pháp marketing và xây dựng kế hoạch Digital Marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Dịch vụ với giá cả cạnh tranh, xoá tan nỗi lo về chi phí, phù hợp với ngân sách của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia tư vấn Digital Marketing của Dương Gia Phát để có 1 buổi “bắt mạch bốc thuốc” miễn phí nhé!

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi