Mô tả công việc của digital marketing chi tiết từ A-Z theo từng vị trí cụ thể

Trong thời đại công nghệ số, hành vi người dùng đã thay đổi đáng kể, khiến các doanh nghiệp chuyển sang áp dụng hình thức marketing mới là digital marketing (marketing kỹ thuật số). Đây cũng là một trong những lĩnh vực hấp dẫn, thu hút nhiều sự quan tâm từ giới trẻ.

Nếu bạn đang có ý định tham gia vào lĩnh vực này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu hoặc chưa biết digital marketing làm những công việc gì, thì bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Hãy cùng Dương Gia Phát khám phá vai trò và nhiệm vụ của digital marketing ở từng vị trí cụ thể ngay sau đây!

Mô tả công việc digital marketing

Tuỳ vào mỗi vị trí/chức vụ như nhân viên digital marketing, digital marketing specialist (chuyên gia digital marketing) hoặc trưởng bộ phận digital marketing mà công việc sẽ có sự khác biệt. Hãy cùng Dương Gia Phát tìm hiểu tổng quan về công việc của digital marketing và sau đó sẽ là công việc của từng vị trí/chức vụ cụ thể nhé!

Mô tả công việc của digital marketing
Mô tả công việc của digital marketing

Mô tả công việc digital marketing nói chung

  • Nghiên cứu, phân tích và xác định insight khách hàng, bao gồm: khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
  • Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch digital marketing tổng thể để định hình hướng đi và phương án triển khai cho các hoạt marketing của doanh nghiệp trên nền tảng kỹ thuật số.
  • Triển khai và liên tục theo dõi mức độ hiệu quả của các hoạt động digital marketing trên các kênh và nền tảng trực tuyến như: mạng xã hội (Facebook, TikTok, Zalo,..), website, công cụ tìm kiếm, sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada,…).
  • Xác định kênh truyền thông và lựa chọn loại hình digital marketing (inbound marketing, SEO, content marketing, influencer marketing,…) phù hợp cho doanh nghiệp.
  • Báo cáo, đo lường hiệu quả của các chiến dịch và đúc kết những bài học cho những chiến dịch sau.
  • Phối hợp với các bộ phận hoặc các phòng ban liên đới để xây dựng và triển khai các hoạt động digital marketing dựa trên mục tiêu chung.

» Xem thêm: Các chức năng của phòng marketing trong doanh nghiệp

Mô tả công việc digital marketing theo vị trí/chức vụ

Mô tả công việc digital marketing
Mô tả công việc digital marketing

Trưởng phòng digital marketing (Digital marketing manager)

Digital marketing manager là vị trí cấp quản lý, đòi hỏi người đảm nhận vị trí này phải có kinh nghiệm dày dặn, trình độ chuyên môn cao, khả năng lãnh đạo và am hiểu sâu sắc về các nền tảng marketing số. Nhiệm vụ chính của trưởng phòng digital marketing là hoạch định chiến lược digital marketing, lên kế hoạch, đề xuất phương án triển khai, xây dựng thương hiệu trên nền tảng số, đảm bảo tiến độ và hiệu quả của các chiến dịch digital marketing. Đồng thời, họ còn phải tham mưu cho Ban giám đốc, quản lý và đào tạo đội ngũ digital marketing.

Nhân viên digital marketing

Tìm hiểu về nhân viên digital marketing
Nhân viên digital marketing

Nhân viên digital marketing là người chịu trách nhiệm thực thi các hoạt động digital marketing, theo dõi và báo cáo kết quả của các chiến dịch digital marketing, làm việc dưới sự phân công và quản lý trực tiếp của trưởng bộ phận digital marketing (trưởng nhóm hoặc trưởng phòng).

Một số đầu việc cơ bản mà nhân viên digital marketing đảm nhiệm:

  • Quản lý toàn bộ các nền tảng kỹ thuật số của doanh nghiệp, bao gồm: website, mạng xã hội, tài nguyên digital, thông tin, dữ liệu,…
  • Chịu trách nhiệm triển khai và tối ưu hóa các chiến dịch digital marketing; đảm bảo hiệu quả, tiến độ và sự phù hợp với mục tiêu marketing cũng như mục tiêu kinh doanh của công ty.
  • Triển khai, theo dõi hiệu quả và kiểm soát chi phí các chiến dịch quảng cáo trên các kênh online như Google Adwords, Facebook Ads, TikTok Ads,…
  • Xây dựng và triển khai các chiến dịch truyền thông và chương trình khuyến mại trên website, sàn thương mại điện tử,… theo định hướng của công ty.
  • Lên kế hoạch, thực hiện và theo dõi kết quả SEM (marketing trên công cụ tìm kiếm): SEO và PPC.
  • Sản xuất và phát triển nội dung cho mạng xã hội, website,… theo kế hoạch content marketingđịnh hướng nội dung của doanh nghiệp.
  • Theo dõi và cập nhật biến động của từ khóa, đồng thời cải thiện lưu lượng truy cập và tần suất hiển thị của website trên các công cụ tìm kiếm.
  • Thực hiện các hoạt động để thu hút người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, lượt thích, lượt chia sẻ, v.v. trên các kênh digital của doanh nghiệp.

Số lượng công việc sẽ tăng hoặc giảm tùy theo loại hình và mục tiêu marketing của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp triển khai digital marketing đa kênh hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nhân viên digital marketing sẽ đảm nhiệm hầu hết các đầu việc trên.

Trong nhiều trường hợp, nhân viên digital marketing chỉ tập trung chuyên sâu từ một đến hai lĩnh vực cụ thể như: content social; SEO và viết nội dung cho website; SEO và chạy quảng cáo Google Ads; chạy quảng cáo Facebook và TikTok; vận hành và chạy quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử; sản xuất và quay dựng video ngắn v.v. Điều này còn tùy thuộc vào chiến lược digital marketing và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

» Tham khảo: Content Specialist là gì? Nhiệm vụ, kỹ năng và lộ trình phát triển

Nhân viên SEO

nhân viên SEO web
Vị trí nhân viên SEO

Nhân viên SEO chịu trách nhiệm lên kế hoạch SEO, nghiên cứu và phân tích từ khóa, quản lý và triển khai các hoạt động SEO của doanh nghiệp, nhằm tăng khả năng hiển thị và thúc đẩy lưu lượng truy cập tự nhiên cho website. Nhiệm vụ chính của nhân viên SEO là đảm bảo nội dung đáp ứng đúng search intent của người dùng, tối ưu cấu trúc và các yếu tố kỹ thuật của website.

Tham khảo: SEO specialist là gì? Lộ trình thăng tiến từ fresher đến SEO specialist

Nhân viên content

nhân viên content
Vị trí content marketing

Nhân viên content chịu trách nhiệm sáng tạo, viết lách, biên tập, sản xuất nội dung và truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến công chúng thông qua các sản phẩm truyền thông như bài viết, hình ảnh, video, podcast,… Đồng thời họ còn phải quản lý và đảm bảo tính nhất quán của nội dung trên các kênh truyền thông của doanh nghiệp, bao gồm website, blog marketing, mạng xã hội,…

Có thể bạn quan tâm: Mô tả công việc của content writer (người viết nội dung)

Nhân viên truyền thông mạng xã hội (social media)

nhân viên truyền thông mạng xã hội
nhân viên truyền thông mạng xã hội

Nhân viên truyền thông mạng xã hội chịu trách nhiệm quản lý nội dung và tài nguyên trên các nền tảng như TikTok, Facebook, Instagram,… Họ sáng tạo và sản xuất nội dung nhằm truyền tải thông điệp của doanh nghiệp, thu hút sự quan tâm, tương tác của khách hàng; đồng thời xây dựng lòng tin, góp phần tăng cường nhận diện thương hiệu và thúc đẩy hành vi mua hàng của họ.

Nhân viên vận hành sàn thương mại điện tử

nhân viên vận hành sàn

Nhân viên vận hành sàn thương mại điện tử chịu trách nhiệm quản lý, vận hành các hoạt động marketing và bán hàng trên các sàn như Shopee, Lazada, TikTok shop,…Các công việc chính của họ bao gồm: làm việc với sàn để thống nhất về hình thức vận chuyển, thanh toán và xử lý khiếu nại; đăng tải hình ảnh và mô tả sản phẩm; thiết lập giá bán và các chương trình khuyến mại của sàn; theo dõi doanh số và tồn kho; chạy quảng cáo nội sàn,…

» Xem ngay sơ đồ tổ chức phòng digital marketing

Lộ trình thăng tiến trong ngành digital marketing

Lộ trình phát triển của ngành digital marketing
Lộ trình phát triển của ngành digital marketing

Thực tập sinh digital marketing (Digital marketing intern)

Thực tập sinh digital marketing sẽ đảm nhiệm một số nhiệm vụ phổ biến như chăm sóc fanpage, thiết kế hình ảnh cơ bản, viết nội dung cho website vệ tinh, cập nhật cơ sở dữ liệu khách hàng và các công việc khác dưới sự phân công và quản lý của trưởng bộ phận như: booking KOC/KOL, đóng góp ý kiến vào các chiến dịch truyền thông, hỗ trợ công tác hậu cần,… Thực tập sinh thường được hỗ trợ chứng nhận thực tập và trợ cấp từ 500.000 – 4.000.000đ/tháng (tùy doanh nghiệp).

Công việc của thực tập sinh chủ yếu tập trung vào các dự án ngắn hạn, thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Trong giai đoạn này, thực tập sinh sẽ có cơ hội nắm bắt tổng quan về các công việc khác nhau trong lĩnh vực digital marketing. Đây cũng là cơ sở giúp bạn khám phá ra sở thích và thế mạnh của bản thân; từ đó chọn được vị trí chuyên môn phù hợp sau khi hoàn thành thời gian thực tập.

Nhân viên digital marketing

Nhân viên digital marketing là vị trí chính thức trong doanh nghiệp, có thể được tuyển dụng trực tiếp hoặc phát triển từ vị trí thực tập sinh. Lộ trình phát triển từ thực tập sinh đến nhân viên digital marketing từ 06 tháng – 01 năm. Công việc chính của họ là thực thi các hoạt động digital marketing theo sự phân công và quản lý của lãnh đạo.

Tại một số doanh nghiệp, nhân viên digital marketing còn được đầu tư đào tạo chuyên môn, kỹ năng mềm và các chương trình phát triển năng lực. Điều này không chỉ giúp họ gắn bó lâu dài với công ty mà còn mở ra cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Mức lương của vị trí nhân viên digital marketing dao động từ 8.000.000đ – 10.000.000đ/tháng (tùy năng lực).

Chuyên viên digital marketing

Chuyên viên digital marketing là một vị trí yêu cầu kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao hơn so với nhân viên. Họ có trách nhiệm thực hiện và quản lý các hoạt động digital marketing theo kế hoạch được cấp trên chỉ định. Lộ trình phát triển từ thực tập sinh đến chuyên viên digital marketing từ 02 – 03 năm, có thể rút ngắn hoặc dài hơn tùy theo nỗ lực của bản thân.

Chuyên viên không chỉ tham gia vào các chiến dịch marketing mà còn phân tích kết quả, tối ưu hóa các hoạt động và đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả. Họ có thể đảm nhận vai trò trưởng nhóm hoặc quản lý dự án. Mức lương cho vị trí chuyên viên digital marketing dao động từ 10.000.000đ – 15.000.000đ/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và năng lực cá nhân.

Trưởng phòng digital marketing (Digital marketing manager)

Trưởng phòng digital marketing thuộc vị trí quản lý cấp cao của doanh nghiệp, có thể phát triển từ vị trí chuyên viên digital marketing hoặc được tuyển dụng trực tiếp. Ngoài việc thực hiện tốt các nhiệm vụ điển hình của digital marketing specialist, họ còn phải có kỹ năng xây dựng chiến lược và lập kế hoạch; quản lý dự án, theo dõi và tối ưu các chỉ số digital; giám sát hiệu quả và tiến độ công việc của cấp dưới; giải quyết vấn đề; đào tạo nhân viên mới hoặc cấp dưới để nâng cao kiến thức chuyên môn.

Để thăng tiến đến vị trí này, bạn cần có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực digital marketing, có kỹ năng lãnh đạo và quản lý đội nhóm. Mức lương của trưởng phòng digital marketing 15.000.000đ – 30.000.000đ/tháng, hoặc có thể cao hơn.

» Tham khảo chương trình đào tạo digital marketing cho nhà quản lý

Trên đây là toàn bộ thông tin về lộ trình phát triển, mức lương và mô tả công việc digital marketing ở từng vị trí cụ thể. Dương Gia Phát hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích, làm tiền đề cho sự phát triển của bản thân trong tương lai.

Hãy mạnh dạn trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và không ngừng cải thiện kỹ năng để đạt được mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp, trở thành digital marketing manager – người giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động digital marketing và góp phần mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp. Dương Gia Phát chúc bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi