Marketing du lịch là gì? Các loại hình marketing du lịch phổ biến

Nhằm mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch, đồng thời đẩy mạnh quảng bá du lịch thông qua các nền tảng số. Các công ty du lịch – lữ hành cần tận dụng cơ hội này bằng cách tập trung đổi mới sáng tạo trong các hoạt động marketing du lịch, nhằm nâng cao sức cạnh tranh và thu hút nhiều du khách hơn. Vậy marketing du lịch là gì? Làm thế nào để marketing du lịch hiệu quả? Trong nội dung bài viết này, Dương Gia Phát sẽ giải đáp tất cả.

Marketing du lịch là gì?

marketing du lịch là gì
Marketing du lịch (Tourism marketing)

Marketing du lịch là quá trình tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch. Quá trình này bao gồm các hoạt động như nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu, sở thích du lịch, định giá hợp lý, phân phối, phát triển sản phẩm và dịch vụ lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, giải trí,… và triển khai các hoạt động xúc tiến như quảng cáo, PR, khuyến mại,…

Vai trò của marketing du lịch

Marketing du lịch đóng vai trò là cầu nối giữa du khách và các công ty du lịch – lữ hành, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường thông qua các hoạt động thu thập và phân tích dữ liệu liên quan đến đối thủ cạnh tranh, nhu cầu, hành vi và sở thích của khách hàng. Nhờ đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ để đạt được sự phù hợp với thị trường (product-market fit).

Vai trò của marketing du lịch
Vai trò của marketing du lịch

Bên cạnh đó, marketing du lịch còn góp phần phát triển điểm bán hàng độc đáo (USP), tạo lợi thế cạnh tranh và giúp doanh nghiệp nổi bật hơn trên thị trường. Đồng thời, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh thu và gia tăng nhận diện thương hiệu.

Các loại hình marketing du lịch phổ biến

các loại hình marketing du lịch
Các loại hình marketing du lịch phổ biến

Để đạt hiệu quả trong marketing du lịch, các doanh nghiệp du lịch – lữ hành cần xác định được loại hình marketing phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Sau đây, Dương Gia Phát sẽ giới thiệu một số loại hình marketing du lịch phổ biến:

» Tham khảo mẫu kế hoạch digital marketing kèm hướng dẫn sử dụng chi tiết

Tập trung vào trải nghiệm

Marketing du lịch tập trung vào trải nghiệm là sự kết hợp giữa tham quan danh lam thắng cảnh, hòa mình vào cuộc sống thường ngày của người dân và thưởng thức ẩm thực địa phương. Sự kết hợp này tạo nên những trải nghiệm sâu sắc, đáng nhớ và nâng cao giá trị cảm nhận của du khách về điểm đến. Hình thức này tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa và tương tác thực tế; từ đó làm tăng sự kết nối và thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, du lịch tập trung vào trải nghiệm hiện là xu hướng du lịch mới đang lên ngôi của giới trẻ.

tourism marketing
Marketing du lịch tập trung vào trải nghiệm

Các doanh nghiệp du lịch – lữ hành có thể thực hiện marketing du lịch trải nghiệm bằng cách tập trung thiết kế và quảng bá các gói tour độc đáo. Dưới đây là một số cách marketing hiệu quả:

  • Hợp tác với địa phương: Kết nối với người dân địa phương để cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm văn hóa và đời sống bản địa chân thực. Điều này không chỉ làm nổi bật tour mà còn đáp ứng mong muốn của du khách về sự khám phá văn hóa đặc trưng.
  • Tạo nội dung hấp dẫn: Quảng bá các gói tour với hình ảnh thực tế và video mô tả chi tiết các trải nghiệm thực tế tại danh lam thắng cảnh, ẩm thực địa phương và văn hóa bản địa để thu hút khách hàng.
  • Triển khai digital marketing: Tận dụng mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và quảng cáo trả phí (PPC) để quảng bá các tour trải nghiệm kèm ưu đãi du lịch, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin và khuyến khích họ sử dụng dịch vụ du lịch.
  • Sử dụng đánh giá và phản hồi từ khách hàng: Chia sẻ các đánh giá tích cực từ những khách hàng đã trải nghiệm sẽ giúp tăng độ tin cậy và thu hút thêm khách hàng mới.

» Tham khảo cách “tái chế” các phản hồi và đánh giá khách hàng thành “chất liệu marketing” với user-generated contentcontent testimonial

Hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ khác

Để cung cấp cho khách hàng các gói dịch vụ có nhiều tiện ích bổ sung với giá ưu đãi; đồng thời tối ưu hóa tài nguyên và tiết kiệm chi phí marketing, các doanh nghiệp du lịch – lữ hành có thể hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, hãng hàng không, công ty vận chuyển, v.v.,

Show diễn văn hóa

Marketing với show diễn văn hóa là hình thức marketing du lịch – lữ hành đặc biệt phổ biến và thu hút du khách quốc tế. Một ví dụ cho sự thành công của loại hình này chính là show diễn “Huyền thoại làng chài”, đã thu hút một lượng khách du lịch lớn đến với thành phố Phan Thiết.

vietnam tourism market
Marketing du lịch thông qua các show diễn văn hóa

Sự kiện này tái hiện chân thực cuộc sống và nếp sinh hoạt gắn liền với biển của người dân làng chài Phan Thiết xưa, nhằm tạo cơ hội cho khách du lịch trải nghiệm nét văn hóa độc đáo và hiểu sâu hơn về phong tục tập quán địa phương. Sự kiện không chỉ giúp quảng bá hình ảnh của Phan Thiết mà còn mở ra cơ hội kinh doanh cho các công ty du lịch – lữ hành.

Influencer marketing

travel blogger
Marketing du lịch thông qua các travel blogger/vlogger

Influencer marketing là một hình thức marketing du lịch giúp các công ty du lịch tiếp cận khách hàng qua những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Influencer tạo ra nội dung thông qua chia sẻ trải nghiệm cá nhân của họ tại các địa điểm du lịch. Các công ty du lịch có thể quảng bá điểm đến và dịch vụ du lịch qua các bài viết, hình ảnh hoặc video của các travel blogger hoặc vlogger.

Affiliate marketing

Marketing du lịch thông qua affiliate marketing là hình thức các công ty du lịch hợp tác với các đối tác như travel blogger, website đánh giá hay các công ty dịch vụ như: Agoda, Traveloka,… để quảng bá sản phẩm và dịch vụ du lịch. Các đối tác sử các liên kết để giới thiệu dịch vụ tour du lịch của các doanh nghiệp và nhận hoa hồng dựa trên doanh thu hoặc hành động cụ thể từ khách hàng phát sinh qua các liên kết của họ.

Một số gợi ý giúp marketing du lịch hiệu quả

Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đạt được hiệu quả trong việc triển khai các hoạt động marketing du lịch, Dương Gia Phát sẽ chia sẻ một số gợi ý sau đây:

chiến lược marketing du lịch
Một số gợi ý giúp các doanh nghiệp du lịch – lữ hành triển khai marketing du lịch hiệu quả

Xác định chiến lược marketing du lịch phù hợp

Doanh nghiệp cần chọn chiến lược marketing phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu và khả năng thực thi của mình. Ví dụ: Inbound marketing là lựa chọn tốt cho những khách hàng tiềm năng đã có sự quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ du lịch của bạn. Ngược lại, outbound marketing sẽ hiệu quả hơn với mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu và tiếp cận khách hàng mới.

» Tham khảo: Các bước xây dựng chiến lược digital marketing hiệu quả

Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu

Chân dung khách hàng mục tiêu là xương sống cho các hoạt động marketing. Quá trình phác họa chân dung khách hàng mục tiêu bao gồm việc thu thập dữ liệu nghiên cứu, phân tích và xây dựng chân dung đối tượng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận, nhằm hiểu rõ nhu cầu, sở thích, hành vi, mong muốn, thách thức và những điều họ quan tâm như:

  • Họ tìm kiếm những loại trải nghiệm nào khi đi du lịch? (Thư giãn, phiêu lưu, khám phá văn hóa, du lịch gia đình)
  • Họ quan tâm điều gì khi chọn điểm đến hoặc dịch vụ du lịch? (Giá cả, chất lượng, tiện nghi, ưu đãi,…)
  • Họ thường tìm kiếm thông tin du lịch qua kênh nào? (Mạng xã hội, website, các hội nhóm hoặc diễn đàn du lịch,…)
  • Họ sẵn sàng chi bao nhiêu cho một chuyến du lịch?

Xây dựng hành trình khách hàng

Bản đồ hành trình khách hàng mô tả các giai đoạn chính trong quá trình tương tác và các điểm tiếp xúc giữa khách hàng với doanh nghiệp, mang lại cái nhìn toàn diện về cảm xúc, nhu cầu, mong đợi và điểm chạm của khách hàng ở từng giai đoạn. Công cụ này giúp doanh nghiệp nhận diện cơ hội cải thiện trải nghiệm khách hàng hiệu quả. Tải mẫu hành trình khách hàng ngành du lịch FILE EXCEL TẠI ĐÂY.

Xây dựng thông điệp truyền thông nhất quán

Khi thông điệp của bạn được duy trì nhất quán trên mọi kênh truyền thông, thương hiệu của bạn trở nên dễ nhận diện và khắc sâu vào tâm trí khách hàng. Bạn có thể thấy các chiến dịch quảng cáo thường lặp đi lặp lại một thông điệp đơn giản và nhất quán. Điển hình như chiến dịch “Just do it” của Nike, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1988 và trở thành câu tagline cũng như thông điệp truyền thông chính của Nike đến hiện nay.

» Có thể bạn quan tâm: Thiết lập một lộ trình truyền thông toàn diện với content direction (định hướng nội dung)

Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp

Mỗi kênh truyền thông có những đặc điểm và khả năng tiếp cận khác nhau; tương ứng với mục tiêu, ngân sách, khả năng triển khai và quản lý của doanh nghiệp. Dương Gia Phát gợi ý một số kênh phổ biến:

  • Mạng xã hội tạo ra sự tương tác 2 chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng; phù hợp với mục tiêu tăng tương tác và nhận diện thương hiệu.
  • SEO giúp website xuất hiện trên kết quả tìm kiếm cho các từ khóa liên quan đến du lịch. Từ đó, khách hàng sẽ truy cập và tìm hiểu thêm về sản phẩm/dịch vụ du lịch của bạn thông qua các nội dung trên trang web.
  • Email marketing là một hình thức marketing mang tính cá nhân hóa hiệu quả để giữ liên lạc hoặc gửi thông tin chi tiết về chương trình ưu đãi hay các gói du lịch đặc biệt.

» Tham khảo: Quy trình xây kế hoạch content marketing và ứng dụng ngay cho doanh nghiệp bạn

Cung cấp nội dung hữu ích

Nội dung chất lượng chính là chiếc cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả marketing du lịch bằng cách sáng tạo, sản xuất và chia sẻ nội dung chất lượng thông qua blog, video, hình ảnh hoặc đồ họa thông tin về các điểm đến, trải nghiệm thực tế, mẹo du lịch,… Điều này không chỉ cung cấp thông tin quan trọng cho khách hàng mà còn giúp họ dễ dàng hình dung và lên kế hoạch cho chuyến đi của mình.

» Tham khảo: Cách viết content du lịch “chinh phục” khách hàng hiệu quả

Đo lường hiệu quả và cải thiện liên tục

Liên tục đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận biết những chiến dịch nào hoạt động tốt và những chiến dịch nào cần cải thiện. Từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả marketing và đạt được mục tiêu kinh doanh một cách bền vững.

Kết luận

Hy vọng bài viết này của Dương Gia Phát đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về marketing du lịch, cũng như cách lựa chọn hình thức marketing phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn triển khai marketing du lịch thành công.

Tham khảo: Viet Nam Tourism Marketing Strategy to 2030 launched

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi