Hiện nay, AI đã trở thành một công cụ hỗ trợ quan trọng trong nhiều ngành nghề. Trong đó, Generative AI đang được đặc biệt chú ý nhờ vào khả năng sáng tạo nội dung mới mẻ và không giới hạn. Vậy Generative AI là gì và vì sao nó được quan tâm đến vậy? AI tạo sinh có gì khác với AI truyền thống? Hãy cùng Dương Gia Phát tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Generative AI là gì?

Generative AI hay Gen AI – tức AI tạo sinh – là một nhánh của AI (trí tuệ nhân tạo), tập trung vào việc tạo ra nội dung mới, chẳng hạn như văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc video, dựa trên dữ liệu được huấn luyện từ các câu lệnh đầu vào (prompt) do người dùng cung cấp.
Một điểm đặc trưng của Gen AI là khả năng sáng tạo ra nội dung mới thay vì chỉ dựa vào dữ liệu có sẵn. Generative AI có khả năng “sáng tạo” nội dung gần giống hoặc thậm chí vượt qua sự sáng tạo & chất lượng của con người.
Theo báo cáo từ McKinsey (2024): “Generative AI có thể đóng góp lên đến 4,4 tỷ USD vào nền kinh tế toàn cầu mỗi năm.”
Phân biệt giữa AI truyền thống và AI tạo sinh

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa AI truyền thống và Generative AI sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng các điểm khác biệt về chức năng, ứng dụng và công nghệ nền tảng của hai dạng AI này.
Tiêu chí | AI truyền thống | Generative AI |
Chức năng chính | Xử lý, phân loại và dự đoán trên cơ sở dữ liệu đã học. Mô hình chủ yếu nhận dạng mẫu, phân tích thông tin và cung cấp kết quả dựa trên những dữ liệu đầu vào. | Không chỉ xử lý và phân tích mà còn sáng tạo ra nội dung mới dựa trên dữ liệu đã được học. Với khả năng “tạo mới”, nó có thể sản sinh văn bản, hình ảnh, âm thanh… |
Quá trình học | Sử dụng các thuật toán máy học (machine learning) để phân tích dữ liệu, nhận diện mẫu và xây dựng các mô hình dự đoán hoặc phân loại. | Sử dụng các thuật toán học sâu (deep learning) cùng những mô hình phức tạp, từ đó sáng tạo ra nội dung mới. |
Khả năng sáng tạo | Giới hạn trong phạm vi các mẫu đã học; không có khả năng tự phát triển ý tưởng mới ngoài dữ liệu sẵn có. | Có khả năng tự tạo ra nội dung mới và độc đáo, không chỉ lặp lại mà còn “sáng tác” dựa trên ngữ cảnh và yêu cầu cụ thể của người dùng. |
Ứng dụng tiêu biểu | Nhận diện khuôn mặt, phân loại hình ảnh, dự đoán xu hướng tài chính, dịch thuật tự động, hệ thống gợi ý sản phẩm, chatbot theo kịch bản cố định. | Viết bài tự động, tạo hình ảnh sáng tạo, xây dựng video, sáng tác nhạc, phát triển mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên phức tạp, tạo ra sản phẩm thiết kế độc đáo và thậm chí lập trình dựa trên mô tả. |
Công nghệ và mô hình | Sử dụng các thuật toán như hồi quy, decision tree (cây quyết định), SVM (support vector machine), mạng nơ-ron tiêu chuẩn,… thường tập trung vào việc tối ưu hóa đầu ra dựa trên dữ liệu đã có. | Ứng dụng các kiến trúc tiên tiến như GANs, VAEs và các mô hình dựa trên Transformer (ví dụ: GPT, BERT, T5) nhằm tạo ra nội dung mang tính sáng tạo cao. |
Ưu điểm | – Độ ổn định cao và dễ kiểm soát. – Cho kết quả dự đoán và phân tích đáng tin cậy. – Hiệu quả trong các hệ thống yêu cầu tính xác thực và phân loại rõ ràng. | – Khả năng tạo ra nội dung có tính thẩm mỹ và sáng tạo độc đáo. – Hấp dẫn trong việc cá nhân hóa và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng. – Đáp ứng nhu cầu truyền thông và nghệ thuật độc đáo. |
Nhược điểm | – Thiếu khả năng đổi mới sáng tạo. – Chỉ giới hạn trong việc phân tích dữ liệu hiện có. | – Quá trình huấn luyện phức tạp và thường đòi hỏi nguồn dữ liệu lớn. – Có thể xuất hiện lỗi, thông tin không chính xác hoặc nội dung bị lặp lại. |
Ứng dụng của Generative AI trong một số lĩnh vực
Marketing
AI tạo sinh đang ngày càng trở thành công cụ hỗ trợ mạnh mẽ cho các marketer khi thực thi các hoạt động truyền thông. Dưới đây là một số cách ứng dụng phổ biến của AI trong lĩnh vực marketing:
- Tìm kiếm thông tin: AI giúp thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng nhanh chóng và chính xác, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sở thích, hành vi mua sắm của khách hàng và xây dựng kế hoạch marketing phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu.
- Sáng tạo nội dung: AI tạo sinh có khả năng hỗ trợ các marketer tạo ra các nội dung giá trị như tự động viết bài quảng cáo, bài viết chuẩn SEO, email marketing, xây dựng video và thiết kế hình ảnh chất lượng,… tất cả được cá nhân hóa theo từng nhóm khách hàng dựa trên dữ liệu đã phân tích.
- Ứng dụng trong bán hàng: Generative AI tối ưu hóa quy trình bán hàng, từ tự động hóa các công việc như telesale, chăm sóc khách hàng, tư vấn bán hàng online với Chatbot AI. Sau đó, AI còn có khả năng phân tích dữ liệu bán hàng và đưa ra đề xuất thay đổi cho bộ phận chăm sóc khách hàng.
- Ứng dụng trong quảng cáo: Gen AI có khả năng phân tích dữ liệu khách hàng và đề xuất xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu phù hợp. Qua đó, giúp nhà quảng cáo nhắm mục tiêu chính xác và tối ưu hóa ngân sách.
“Theo CEO AIVA Group: “92% doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500 đã ứng dụng GenAI giúp tăng doanh thu gần 16%”
> Xem thêm: AI Marketing là gì? Vai trò, ứng dụng & các công cụ AI giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất công việc 2025
Y học & khoa học
Trong lĩnh vực y học & khoa học, Generative AI đang mở ra những bước tiến đột phá, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu. Các công cụ AI có khả năng xử lý lượng dữ liệu y khoa khổng lồ – từ hình ảnh X-quang, MRI cho đến dữ liệu gen – nhằm phát hiện bất thường và đề xuất các phương án điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, AI tạo sinh còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển thuốc mới và xây dựng mô hình mô phỏng cho các nghiên cứu y tế, giúp rút ngắn đáng kể thời gian thử nghiệm và phát triển liệu pháp. Một số mô hình tiên tiến như DeepMind của Google đã chứng minh khả năng phát hiện bệnh lý từ hình ảnh y học với độ chính xác vượt trội so với các phương pháp truyền thống.
Ngoài ra, trong các hoạt động nghiên cứu & học thuật, Gen AI còn có thể tự động tạo ra báo cáo nghiên cứu khoa học dựa trên dữ liệu đầu vào, giúp các nhà nghiên cứu tiết kiệm đáng kể công sức và thời gian.
Sản xuất & kinh doanh
Generative AI đang góp phần tái định hình cách các doanh nghiệp sản xuất và vận hành. Với khả năng phân tích dữ liệu lớn, AI có thể tự động tạo báo cáo tài chính, đánh giá hiệu suất kinh doanh và dự đoán xu hướng thị trường, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.
Bên cạnh đó, AI tạo sinh còn hỗ trợ trong việc thiết kế sản phẩm mới, tối ưu hóa quy trình sản xuất và tự động hóa các hoạt động chăm sóc khách hàng cũng như quản lý chuỗi cung ứng. Nhờ đó, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm chi phí vận hành mà còn cải thiện đáng kể trải nghiệm khách hàng và khả năng cạnh tranh.
Nghệ thuật
Trong lĩnh vực nghệ thuật, Generative AI đang mở ra những cơ hội sáng tạo chưa từng có. Các công cụ AI cho phép nghệ sĩ, nhà thiết kế tạo ra các sản phẩm nghệ thuật như tranh ảnh, đồ họa, video hoặc thậm chí là âm nhạc chỉ từ vài dòng lệnh (prompt). Qua đó, giúp nhà sáng tạo rút ngắn thời gian hiện thực hóa ý tưởng và mở rộng không gian sáng tạo vượt xa giới hạn truyền thống.
Không chỉ hỗ trợ sản xuất tác phẩm, AI còn giúp các nhà sản xuất phim, nhạc sĩ và nhà thiết kế thử nghiệm những ý tưởng táo bạo, tối ưu hóa quy trình sáng tác và dự báo xu hướng nghệ thuật tương lai. Nhờ đó, giới sáng tạo có thêm công cụ để khám phá những lối đi mới.
> Xem thêm: Cách viết content bằng ChatGPT và nguyên tắc tạo prompt hiệu quả
Gợi ý một số công cụ AI tạo sinh phổ biến

Các công cụ Gen AI được phát triển để phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau, từ sản xuất video, sáng tác âm nhạc, đến thiết kế đồ họa, và nhiều lĩnh vực khác. Dưới đây là một số gợi ý công cụ Gen AI phổ biến hiện nay từ Dương Gia Phát bạn có thể tham khảo:
- Công cụ AI tạo sinh viết nội dung văn bản: ChatGPT, Gemini, AI-Writer, Jasper, Copy.ai,…
- Công cụ Gen AI làm video tự động: Veed.io, Pictory, topview.ai, design.ai,…
- Công cụ Generative AI thiết kế hình ảnh: Deep Dream Generator, Adobe Firefly, Mid Journey, Stable Diffusion,…
- Công cụ AI tạo sinh sáng tác âm nhạc: Amper, Suno, Dadabots, MuseNet,…
- Công cụ Generative AI tạo mã lập trình: Codex, odeStarter, Sourcery, Tabnine,…
- Công cụ Gen AI tạo giọng nói: Descript, Listnr, Podcast.ai, Replica Studios,…
> Xem thêm: Top 5+ website làm video từ AI tốt nhất 2025
Lưu ý khi sử dụng Generative AI

Dù Generative AI mang lại nhiều cơ hội đổi mới, nhưng việc ứng dụng công nghệ này cũng đòi hỏi sự thận trọng để đảm bảo hiệu quả và tránh những rủi ro không mong muốn. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần chú ý:
- Tính đạo đức và vấn đề bản quyền: Khi sử dụng Gen AI, người dùng cần đặc biệt chú trọng đến nguồn dữ liệu đầu vào. Các mô hình AI có thể vô tình sao chép ý tưởng, tác phẩm gốc hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nếu dữ liệu huấn luyện không được kiểm soát chặt chẽ. Doanh nghiệp và cá nhân cần đảm bảo rằng nội dung do AI tạo ra tuân thủ các quy định về bản quyền, minh bạch nguồn gốc dữ liệu và tránh các hành vi sao chép không hợp pháp.
- Chất lượng dữ liệu: Kết quả đầu ra của Generative AI là gì sẽ phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng dữ liệu huấn luyện. Nếu dữ liệu ban đầu chứa sai sót, định kiến hoặc thiếu đa dạng, nội dung do AI tạo ra cũng sẽ mang những lỗi tương tự. Do đó, việc tuyển chọn, làm sạch và cập nhật dữ liệu thường xuyên là yếu tố then chốt để đảm bảo AI tạo ra thông tin chính xác, đáng tin cậy.
- Vai trò kiểm duyệt của con người: Gen AI nên được xem là công cụ hỗ trợ sáng tạo, chứ không thay thế hoàn toàn vai trò của con người. Các sản phẩm do AI tạo ra cần được kiểm tra, biên tập và phê duyệt kỹ lưỡng bởi đội ngũ chuyên gia trước khi sử dụng chính thức. Con người vẫn giữ vai trò quyết định cuối cùng để đảm bảo nội dung phù hợp với mục tiêu truyền thông, giá trị thương hiệu và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Generative AI đang mở ra một kỷ nguyên sáng tạo mới cho marketing và nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, để tối ưu hóa tiềm năng của Gen AI, các doanh nghiệp cần áp dụng một cách có kế hoạch và kiểm duyệt chặt che. Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết từ Dương Gia Phát để tiếp tục cập nhật những xu hướng của trí tuệ nhân tạo trong chuyên mục AI marketing nhé!
