Conversion rate (CR) là chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing, giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Hiểu rõ và ứng dụng CR không chỉ nâng cao hiệu suất các chiến dịch digital marketing mà còn tối ưu nguồn lực, góp phần đạt được mục tiêu kinh doanh. Hãy cùng Dương Gia Phát tìm hiểu về khái niệm, công thức tính và cách tối ưu conversion rate qua nội dung sau đây.
Conversion rate là gì?
Conversion rate (tỉ lệ chuyển đổi) là chỉ số thể hiện tỉ lệ phần trăm khách hàng tiềm năng thực hiện các hành động cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn, như mua hàng, đăng ký nhận thông tin, tải tài liệu hoặc nhấp vào liên kết.
Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (CRO)
Tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi (CRO: Conversion Rate Optimization) là quá trình cải thiện tỉ lệ người dùng thực hiện hành động mong muốn trên các ứng dụng hoặc các kênh digital marketing (webiste, social, sàn thương mại điện tử). Các chuyển đổi đó có thể là hành động mua hàng, đăng ký nhận thông tin hoặc điền vào biểu mẫu. Mục tiêu của CRO là tối đa hóa giá trị từ lượng truy cập hiện có, giúp tăng trưởng doanh thu và cải thiện hiệu quả các hoạt động marketing mà không cần phải tăng chi phí quảng cáo.
Vì sao doanh nghiệp cần đo lường conversion rate?
Thông qua việc đo lường tỉ lệ chuyển đổi, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả các hoạt động marketing, như thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy hành động mua hàng, tối ưu hóa chi phí marketing, nhận diện các điểm cần cải thiện trong chiến dịch và loại bỏ những hoạt động không mang lại hiệu quả.
Cách tính conversion rate
Công thức tính tỉ lệ chuyển đổi: CR (%) = (Số lượng chuyển đổi / số lượng truy cập) x 100
Trong đó:
- Tổng lượt chuyển đổi: Đây là số người thực hiện hành động mà bạn muốn (ví dụ: mua hàng, đăng ký nhận email, tải ứng dụng, v.v.).
- Tổng lượt truy cập: Đây là số lượng người dùng truy cập vào website, trang đích, hoặc xem quảng cáo, v.v.
Ví dụ: Nếu bạn có 5000 khách truy cập vào website và 100 người trong số đó thực hiện hành động mua hàng (conversion), tỉ lệ chuyển đổi sẽ được tính như sau: CR (%)= (100 / 5000) x 100 = 2%
Cách tối ưu tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả (CRO)
Dưới đây là 8 cách giúp doanh nghiệp tối ưu tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả:
Triển khai và tối ưu SEO
Khi SEO được thực hiện đúng cách, website sẽ đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, từ đó thu hút được nhiều lượng truy cập tự nhiên. Lượng truy cập này không chỉ dừng lại ở việc thăm quan mà còn có xu hướng chuyển đổi thành hành động cụ thể như mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ.
Để SEO thành công, doanh nghiệp cần tối ưu hóa nội dung phù hợp với ý định tìm kiếm của người dùng, thiết kế giao diện thân thiện, nghiên cứu & chọn lựa từ khóa kỹ lưỡng và cải thiện tốc độ tải trang,… để nâng cao khả năng xuất hiện của website trên trang kết quả tìm kiếm (SERP), giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin cần thiết, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Cung cấp nội dung hữu ích
Nội dung cần giải quyết trực tiếp nỗi đau của khách hàng, chẳng hạn như qua các bài viết hoặc video hướng dẫn, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về tính năng, công dụng và cách sản phẩm/dịch vụ giải quyết vấn đề của họ. Khi viết nội dung, bạn cần tập trung vào vấn đề chính, tránh lan man.
Ví dụ, bài viết “cách trị ho tại nhà” của Nhà thuốc Việt chỉ tập trung vào các phương pháp đơn giản và dễ thực hiện tại nhà, thay vì đi vào chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng hay các loại bệnh ho. Ngoài ra, hạn chế sử dụng thuật ngữ chuyên môn, để người đọc dễ hiểu và tiếp cận thông tin nhanh chóng.
Tối ưu giao diện người dùng (UI/UX)
Giao diện website hoặc trang đích đơn giản và thân thiện, sẽ giúp khách hàng tương tác dễ dàng hơn, từ đó tăng khả năng chuyển đổi. Nên đặt nút kêu gọi hành động (CTA) ở vị trí dễ thấy và sử dụng từ ngữ mạnh mẽ như “Mua ngay”, “Download miễn phí”, “Tải ngay”,… sẽ thúc đẩy người dùng/khách hàng tiềm năng thực hiện hành động nhanh hơn.
Giả sử khi tối ưu trang chi tiết sản phẩm, doanh nghiệp cần trình bày nội dung rõ ràng, súc tích và cung cấp hình ảnh sản phẩm từ nhiều góc độ, cho phép khách hàng phóng to để xem chi tiết chất liệu hoặc thông in trên bao bì sản phẩm. Phần mô tả cần ngắn gọn nhưng đầy đủ, tập trung làm nổi bật các tính năng và lợi ích của sản phẩm. Cần bổ sung những đánh giá tích cực từ khách hàng cũ (testimonial) thành một tab dưới các trang sản phẩm chi tiết để xây dựng lòng tin và khuyến khích khách hàng mới đưa ra quyết định mua sắm nhanh hơn.
Khi thiết kế nút kêu gọi hành động (CTA), việc sử dụng màu sắc nổi bật là cũng yếu tố quan trọng để thu hút sự chú ý. Ví dụ, nút “Mua ngay” chữ trắng trên nền đỏ có thể ngay lập tức thu hút ánh nhìn của người dùng. Bởi vì màu đỏ thường kích thích cảm giác cấp bách và nổi bật trên hầu hết các nền, giúp người dùng dễ dàng nhận ra và tập trung vào hành động cần thực hiện.
Tối ưu tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và khả năng chuyển đổi. Nếu trang web tải chậm, người dùng dễ mất kiên nhẫn và rời đi trước khi hoàn tất hành động như mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ. Điều này làm giảm cơ hội chuyển đổi và có thể ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu. Người dùng thường mong đợi trang web tải trong vòng 1-3 giây. Tốc độ tải nhanh giúp giữ chân khách hàng, cải thiện trải nghiệm và tăng khả năng hoàn tất các hành động mong muốn.
Đơn giản hóa quy trình đặt hàng và thanh toán
Quy trình thanh toán càng đơn giản thì conversion rate càng cao. Để đạt được điều này, cần rút ngắn số bước trong quy trình thanh toán và chỉ yêu cầu thông tin quan trọng (tên, địa chỉ nhận hàng, số điện thoại và ghi chú) cho phép khách hàng hoàn tất mua hàng một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, việc tích hợp các phương thức thanh toán nhanh như ví điện tử, QR code, hoặc thanh toán một chạm cũng giúp đơn giản hóa quá trình mua sắm, giảm tỉ lệ bỏ giỏ hàng nhưng không nhấn thanh toán. Ví dụ, hiển thị nút “Thanh toán qua MoMo”, “Xem thêm thông tin thanh toán” hoặc “Đổi hình thức thanh toán” v.v ngay trên trang giỏ hàng sẽ giúp khách hàng hoàn tất đơn hàng chỉ trong vài giây.
Tối ưu trải nghiệm trên thiết bị di động
Trong bối cảnh người dùng truy cập ngày càng nhiều từ các thiết bị di động (smartphone, tablet,…) đảm bảo trải nghiệm mượt mà trên các thiết bị này là yếu tố không thể thiếu để cải thiện conversion rate. Ví dụ, trang web cần được thiết kế đáp ứng (responsive design) để hiển thị rõ ràng trên màn hình nhỏ.
Nội dung và hình ảnh phải được tối ưu hóa để tải nhanh, tránh làm người dùng chờ đợi lâu. Nút kêu gọi hành động (CTA) như “Đặt ngay”, “Xem thêm” cần được đặt ở vị trí dễ nhấn, kích thước vừa đủ lớn để sử dụng ngón tay một cách thuận tiện.
Tối ưu quảng cáo trả phí (Paid Ads)
Quảng cáo trả phí, nếu được tối ưu đúng cách, có thể mang lại hiệu quả chuyển đổi tức thì. Nội dung quảng cáo cần ngắn gọn nhưng chi tiết, thu hút, hình ảnh/video chất lượng, thể hiện được các ý chính và có lời kêu gọi hành động rõ ràng.
Ví dụ, với Google Ads, việc lựa chọn từ khóa cần phải cẩn thận, tập trung vào các cụm từ có ý định mua cao như “sale up to 50%,” “mua 2 giảm thêm 10%.” Những cụm từ này nên xuất hiện trong mô tả quảng cáo, thu hút sự chú ý và kích thích hành động của người dùng.
Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm các ưu đãi khác trong phần mở rộng quảng cáo như “freeship cho đơn hàng từ…,” “nhập mã để được giảm giá…” Những ưu đãi này giúp tăng giá trị của quảng cáo và khuyến khích người dùng thực hiện hành động mua sắm.
Ngoài ra, trang đích của quảng cáo cần phải phù hợp và đồng nhất với nội dung đã cam kết trong quảng cáo, tránh gây hiểu lầm cho khách hàng. Việc này không chỉ giúp xây dựng lòng tin mà còn tăng tỉ lệ chuyển đổi, vì người dùng sẽ cảm thấy hài lòng khi tìm thấy chính xác những gì họ mong đợi từ quảng cáo.
Tương tự trên quảng cáo Google, hình ảnh và nội dung quảng cáo trên Facebook cần gây ấn tượng. Sử dụng các câu như “Giảm đến (số) %” hoặc “Chỉ từ (số tiền)”,… sẽ kích thích khách hàng nhấp vào quảng cáo. Ngoài ra, thử nghiệm A/B với nhiều phiên bản quảng cáo khác nhau sẽ giúp xác định đâu là thông điệp hiệu quả nhất để tăng conversion rate.
Tối ưu email marketing
Email marketing là một hình thức digital marketing tăng tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả với chi phí thấp hơn so với các hình thức khác. Ví dụ, tiêu đề email cần thu hút ngay lập tức, như “Ưu đãi (số %) chỉ trong 24 giờ!” hoặc “Món quà đặc biệt dành riêng cho bạn”. Nội dung email nên cá nhân hóa, chẳng hạn gọi tên khách hàng hoặc đề xuất sản phẩm dựa trên lịch sử mua sắm của họ.
Trong email, nút kêu gọi hành động (CTA) như “Khám phá ngay” hoặc “Tận hưởng ưu đãi” cần nổi bật với màu sắc thu hút, giúp dẫn khách hàng đến trang đích hiệu quả. Hình ảnh minh họa đẹp mắt, cùng các chương trình khuyến mãi rõ ràng, như “Miễn phí vận chuyển cho đơn hàng trên (số tiền)” v.v cũng góp phần gia tăng tỉ lệ nhấp chuột (CTR) và chuyển đổi (CR).
Trên đây là toàn bộ nội dung từ tổng quan đến chi tiết về conversion rate . Hy vọng qua bài viết này của Dương Gia Phát, bạn đã biết thêm nhiều cách để tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp của mình. Nếu Quý doanh nghiệp đang tìm đơn vị đồng hành cùng bạn trong việc triển khai và tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi cho các hoạt động digital marketing, hãy liên hệ với Dương Gia Phát để được chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ.
Xem thêm bài viết liên quan:
Quản lý dự án digital marketing