Action plan là gì? Tải ngay marketing action plan template xls

Marketing action plan là một công cụ hữu ích để theo dõi hiệu quả công việc và  tiến độ triển khai các hoạt động marketing. Bên cạnh đó, việc xây dựng một kế hoạch hành động chi tiết không chỉ giúp bạn đi đúng hướng mà còn tăng cường khả năng thành công. Trong bài viết này, Dương Gia Phát sẽ hướng dẫn bạn xây dựng marketing action plan chuẩn chỉnh. Đồng thời, chúng tôi còn cung cấp 2 mẫu action plan phù hợp cho cá nhân và doanh nghiệp.

Action plan là gì?

Action plan là gì?
Action plan (kế hoạch hành động)

Action plan (kế hoạch hành động) là tài liệu chi tiết hóa các bước cần thực hiện để đạt mục tiêu cụ thể. Mục đích chính của kế hoạch này là phân nhỏ mục tiêu thành các hành động dễ thực hiện và dễ theo dõi. Đồng thời, nó giúp xác định rõ các nguồn lực cần thiết và thời gian hoàn thành từng nhiệm vụ cụ thể. Trong quản lý dự án, một action plan được xây dựng bài bản và chi tiết, sẽ giúp người quản lý dễ dàng phân chia công việc, sắp xếp nguồn lực hợp lý, kiểm soát chặt chẽ thời hạn và nâng cao hiệu quả công việc.

Action plan không phải là tài liệu cố định, mà cần được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với những những biến động từ môi trường xung quanh như: biến động thị trường, nguồn lực nội bộ, công việc phát sinh hoặc những sự kiện bất ngờ có thể ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự án.

Marketing action plan là gì?

marketing action plan
Mẫu marketing action plan cho doanh nghiệp

Kế hoạch hành động marketing (marketing action plan) là bản kế hoạch chi tiết, xác định rõ các nhiệm vụ cần thực hiện, thời hạn hoàn thành (deadline), các chỉ tiêu đo lường (KPIs), công cụ, nhân sự cần thiết,… hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi tiến độ triển khai các hoạt động marketing hoặc digital marketing một cách hiệu quả.

Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng action plan?

Lập action plan là bước quan trọng để đảm bảo dự án đạt được mục tiêu đúng tiến độ và trong phạm vi ngân sách. Action plan không chỉ là công cụ quản lý hậu cần mà còn là khung tham chiếu để giám sát tiến độ, đánh giá hiệu suất và điều chỉnh khi cần thiết.

cách viết action plan
Tầm quan trọng của action plan đối với doanh nghiệp

Việc đánh giá thường xuyên giúp đảm bảo dự án đi đúng hướng, kịp thời khắc phục sai lệch hoặc điều chỉnh kế hoạch nếu phát sinh rủi ro. Ví dụ, nếu tiến độ bị chậm do các yếu tố chủ quan, như việc nghiên cứu thị trường hoàn thành muộn, kế hoạch cần được điều chỉnh linh hoạt để đảm bảo kết quả cuối cùng vẫn đạt được. Sau khi hoàn thành dự án, bạn có thể đánh giá hiệu quả của từng bước thực hiện và rút ra bài học kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.

Kế hoạch hành động bao gồm những gì?

action plan template xls
Action plan bao gồm những gì?

Bản kế hoạch hành động cần có các yếu tố như: thời hạn hoàn thành (deadline), các yêu cầu hoặc chỉ tiêu của từng nhiệm vụ (KPIs), các công việc/tác vụ cần thực hiện, tài nguyên, đánh giá tiến độ và những nhân sự chủ chốt. Đồng thời, có thể bổ sung thêm các mục như: mô tả chi tiết công việc, ghi chú, nguồn dẫn về kết quả,… của từng nhiệm vụ.

Hướng dẫn xây dựng marketing action plan chuẩn chỉnh

cách làm action plan
Hướng dẫn cách viết action plan

Xây dựng một action plan chuẩn chỉnh là bước quan trọng để đảm bảo dự án đạt được hiệu quả cao nhất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước giúp bạn tạo ra một action plan bài bản:

Xác định mục tiêu rõ ràng

Mục tiêu là yếu tố nền tảng giúp bạn định hướng toàn bộ kế hoạch hành động. Để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả, bạn cần xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART:

  • Specific (cụ thể): Mục tiêu phải rõ ràng, không mơ hồ.
  • Measurable (có thể đo lường): Xác định tiêu chí rõ ràng để đánh giá mức độ thành công.
  • Achievable (tính khả thi): Mục tiêu phải khả thi trong khoảng thời gian đã đề ra.
  • Realistic (tính liên quan): Mục tiêu cần phải phù hợp với khả năng và tài nguyên sẵn có
  • Time-bound (thời hạn): Đặt ra thời gian hoàn thành công việc.

Xác định tài nguyên cần thiết

Sau khi đã xác định mục tiêu, bạn cần nghiên cứu và xác định các tài nguyên cần thiết (nhân lực, công cụ, ngân sách,…) để đạt được mục tiêu trong thời gian đã định. Đừng quên tham khảo ý kiến của các bên liên quan để đảm bảo tất cả các yêu cầu và mong muốn của họ được xem xét trong kế hoạch.

Xác định các nhiệm vụ cần thực hiện và mốc thời gian

Để đảm bảo công việc diễn ra được suôn sẻ các nhiệm vụ trong kế hoạch hành động cần được trình bày rõ ràng, có tính khả thi và phù hợp với năng lực của nhân sự đảm nhận nhiệm vụ đó.

Phân công nhân sự thực hiện

Việc chỉ định những người có trách nhiệm cụ thể cho từng bước hành động là rất quan trọng. Hãy đảm bảo rằng các cá nhân này có đủ công cụ và khả năng thực để hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả, từ đó đảm bảo sự thành công chung của dự án.

Theo dõi tiến độ và điều chỉnh khi cần thiết

Cần rà soát, theo dõi và đánh giá tiến độ công việc thường xuyên. Nếu phát hiện vấn đề hoặc sự chậm trễ, bạn có thể kịp thời điều chỉnh để đảm bảo dự án vẫn đi đúng hướng và hoàn thành đúng thời hạn.

Đo lường, đánh giá và tối ưu hiệu quả

Cuối mỗi dự án, bạn cần phân tích các chỉ số KPIs đã đặt ra ban đầu cùng với các dữ liệu liên quan để tối ưu hóa hiệu quả công việc. Đồng thời, hãy rút ra bài học từ những sai lầm để cải tiến kế hoạch hành động và quy trình thực hiện cho các dự án tiếp theo. Nếu làm việc với nhóm, đừng quên thu thập phản hồi từ các thành viên để nâng cao hiệu quả công việc trong tương lai.

marketing action plan template
Mẫu action plan dành cho marketer

Tải ngay mẫu action plan cho doanh nghiệpmẫu kế hoạch hành động cá nhân được chuẩn hóa và thiết kế sẵn bởi Công ty Dương Gia Phát. Chúng tôi đã giúp bạn phác thảo 2 bản marketing action plan mẫu đầy đủ, chi tiết và bài bản, bao gồm các phần: công việc cần triển khai, KPIs, mô tả chi tiết, đánh giá tiến độ, người thực hiện, ghi chú,… Với nội dung trực quan, định dạng file .xls dễ sử dụng (marketing action plan template xls), phù hợp với các doanh nghiệp SMEs.

Quá trình xây dựng một action plan chuẩn chỉnh cần bao gồm nhiều bước: từ việc xác định tài nguyên và mục tiêu cụ thể; đo lường hiệu quả và đánh giá tiến độ; xác định nhân sự triển khai và phân công nhiệm vụ rõ ràng. Sau đó mới tiến hành triển khai các hoạt động marketing theo kế hoạch. Liên tục theo dõi và đánh giá kết quả định kỳ để điều chỉnh kịp thời. Hy vọng rằng, qua bài viết này của Dương Gia Phát, bạn đã có thể xây dựng một action plan hoàn chỉnh cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi