Search intent là gì? Làm thế nào để hiểu đúng ý định tìm kiếm của người dùng?

Trong thế giới trực tuyến vô vàn thông tin như hiện nay, search intent (ý định tìm kiếm) đóng vai trò dẫn dắt người dùng đến nội dung phù hợp và đáp ứng nhu cầu của họ. Vậy search intent là gì? Tầm quan trọng  của nó đối với SEO và doanh nghiệp như thế nào? Cách để xác định ý định tìm kiếm hiện nay ra sao? Cùng Dương Gia Phát tìm đáp án qua nội dung dưới đây!

Search intent là gì?

Search Intent hay còn gọi là ý định tìm kiếm hoặc mục đích tìm kiếm. Nó mô tả mục đích truy vấn cụ thể của người dùng trên các công cụ tìm kiếm.

search intent của từ khóa cách làm bánh mì
Search intent của từ khóa cách làm bánh mì

Ví dụ: Khi người dùng tìm kiếm “cách làm bánh mì”, search intent của họ có thể là:

  • Tìm kiếm công thức làm bánh mì khi họ muốn học cách làm bánh mì từ đầu.
  • Muốn coi các video hướng dẫn về cách làm bánh mì chi tiết.

Hoặc khi người dùng tìm kiếm “bánh mì”, mục đích tìm kiếm của họ có thể là:

  • Muốn tìm hiểu về các loại bánh mì khác nhau, nguồn gốc, lịch sử, giá trị dinh dưỡng của bánh mì.
  • Tìm kiếm các địa điểm mua bánh mì gần nhà.

Bạn có thể xác định search intent của người dùng qua chính từ khóa đó. Điều đặc biệt, thông qua việc xác định ý định tìm kiếm của người dùng, bạn có thể đoán được insight của họ. Từ khóa “cách làm bánh mì” thường thể hiện rõ ý định tìm kiếm sự hướng dẫn. Giả sử ngoài các cá nhân muốn tìm kiếm công thức và hướng dẫn chi tiết để tự làm bánh mì thì những người tìm kiếm “cách làm bánh mì” có thể thuộc 2 nhóm không phải tìm cách để làm ra được thành phẩm là bánh mì như:

  • Người muốn kinh doanh bánh mì: Họ tìm kiếm cách để cải thiện kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
  • Nhà cung cấp nguyên liệu làm bánh mì: Họ cần biết chính xác các nguyên liệu cần thiết và tỷ lệ phần trăm để cung cấp đúng số lượng cho các cơ sở làm bánh.

» Xem thêm: Giải mã, phân loại Insight khách hàng và cách ứng dụng trong doanh nghiệp 

Tầm quan trọng của Search Intent

Đối với SEO

Khi đã hiểu rõ ý định tìm kiếm của người dùng, bạn có thể cung cấp thông tin về kiến thức hoặc sản phẩm dịch vụ trên website phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Điều này không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng trên website mà còn tạo ra sự kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng tiềm năng.

tuyên ngôn sứ mệnh của google
Tuyên ngôn sứ mệnh của Google

Google nhiều lần khẳng định mục đích tìm kiếm là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thứ hạng của một website. Khi người dùng thực hiện tìm kiếm, Google sẽ cố gắng hiểu keyword intent (ý định đằng sau từ khóa) của họ và ưu tiên xếp hạng cao hơn những website cung cấp nội dung phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng.

Ngoài ra, khi hiểu rõ nỗi đau của khách hàng và insight từ từ khóa chính, người làm SEO có thể dự đoán và lựa chọn những từ khóa phụ liên quan. Điều này không chỉ hỗ trợ cho nội dung chính mà còn cung cấp thêm ý tưởng viết bài, từ đó cải thiện thứ hạng tìm kiếm tổng thể cho website.

ví dụ từ khóa cách chăm sóc da mặt
Ví dụ từ khóa cách chăm sóc da mặt

Ví dụ:

  • Từ khóa chính: “Cách chăm sóc da mặt”
  • Ý định tìm kiếm: Người dùng muốn tìm hiểu cách chăm sóc da mặt hiệu quả.

Từ khóa phụ có thể bao gồm:

  • Cách chăm sóc da mặt cho da dầu
  • Cách chăm sóc da mặt mùa đông
  • Lịch trình chăm sóc da mặt hàng ngày
  • Cách chăm sóc da mặt tại nhà

Đối với doanh nghiệp

Nhận diện số lượng khách hàng quan tâm

Khi phân tích ý định tìm kiếm của người tiêu dùng, doanh nghiệp thường xem xét khối lượng tìm kiếm của từ khóa chính và các từ khóa liên quan. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định các chủ đề liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng đang quan tâm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể ước tính được tiềm năng của thị trường thông qua search volume (khối lượng tìm kiếm) của tổng các từ khóa trong lĩnh vực đó.

nhận biết số lượng khách hàng quan tâm
Nhận biết số lượng khách hàng quan tâm

Ví dụ, từ khóa “dịch vụ thiết kế website” có khối lượng tìm kiếm 2.900 lượt mỗi tháng, cho thấy nhiều người có nhu cầu sử dụng dịch vụ này. Bên cạnh đó, còn có 3 từ khóa liên quan với lượng tìm kiếm trên 1.000 lượt mỗi tháng và ít cạnh tranh hơn, như “dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO,” “dịch vụ thiết kế website WordPress” và “dịch vụ thiết kế website giá rẻ.” Bạn có thể tận dụng những từ khóa phụ này này để lên ý tưởng nội dung cho website của mình.

Bạn cũng có thể xem xu hướng tìm kiếm người tiêu dùng qua cột “Trend”, một số từ khóa thể hiện mức trend đi xuống mạnh cho thấy nhu cầu thị trường cho chủ đề đó đang dần giảm.

Thu thập thông tin thị trường và đối thủ

Theo báo cáo thống kê gần đây của Google, 82% người dùng smartphone dùng công cụ tìm kiếm để tìm một doanh nghiệp địa phương hoặc cửa hàng ở địa chỉ cụ thể. Nếu bạn đang kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, phân tích search intent của người tiêu dùng bằng trang kết quả tìm kiếm SERP có thể cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết. 

Xem thêm: Chi tiết từ A-Z về trang kết quả tìm kiếm SERP là gì

thu thập thông tin thị trường và đối thủ
Thu thập thông tin thị trường và đối thủ

Ví dụ, khi tìm kiếm “quán cafe gần đây” trên Google, nhiều quán cafe sẽ được đề xuất. Bạn có thể dễ dàng nhận diện đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực. Bên cạnh đó, thông qua đánh giá sao và bình luận mà người dùng để lại (trên Google map), bạn sẽ biết những điểm độc đáo hoặc hạn chế của từng đối thủ. Từ những dữ liệu đó, bạn có thể đưa ra phương án để khắc phục nhược điểm của mình và tránh được những sai lầm của đối thủ.

4 loại search intent chính hiện nay

Informational

Informational search intent (ý định tìm kiếm thông tin) thể hiện mục định tìm kiếm thông tin của người dùng về một chủ đề cụ thể. Mục tiêu của họ là tìm hiểu thêm về một vấn đề, sự kiện, sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Những truy vấn tìm kiếm này thường không có mục đích chuyển đổi ngay lập tức mà chủ yếu để thu thập thông tin.

Đặc điểm:

  • Câu hỏi và cụm từ: Các truy vấn thường chứa các từ như “là gì”, “như thế nào”, “tại sao”, “hướng dẫn”, “cách làm”, …
  • Nội dung: Người dùng tìm kiếm các bài viết blog, hướng dẫn, video, nghiên cứu và các trang hỏi đáp để có câu trả lời chi tiết.
  • Mục tiêu: Mục tiêu chính là hiểu rõ hơn về một vấn đề chứ không phải  thực hiện hành động mua hàng.

Ví dụ:

  • “SEO là gì?”
  • “Cách trồng rau sạch tại nhà”
  • “Tại sao trời lại mưa?”
intent điều hướng navigation
Intent điều hướng (Navigation)

Navigational search intent (ý định điều hướng) là khi người dùng tìm kiếm một website hoặc một phần cụ thể của website mà họ muốn truy cập. Khi người dùng không nhớ đầy đủ địa chỉ URL của website, họ sẽ sử dụng từ khóa hoặc cụm từ liên quan để tìm kiếm. Ví dụ, thay vì gõ toàn bộ URL, họ có thể nhập tên website hoặc các từ khóa chủ đạo để nhanh chóng truy cập vào trang mình cần.

Ví dụ: Họ muốn đăng nhập vào trang Facebook cá nhân, nhưng lại lười gõ vào trang đăng nhập của Facebook: “https://www.facebook.com/login/?locale=vi_VN”. Lúc này, họ sẽ gõ từ khóa “facebook login” vào công cụ tìm kiếm để nhận ngay kết quả.

Transactional

Transactional search intent (Ý định tìm kiếm giao dịch/thương mại) thể hiện mục định tìm kiếm của người dùng là thực hiện một hành động cụ thể. Chẳng hạn như mua sản phẩm/dịch vụ, đăng ký khoá học, tải tài liệu, đặt chỗ,…

intent giao dịch transacitonal
Intent giao dịch (Transacitonal)

Đặc điểm:

  • Các từ khóa có mục tiêu hành động: Truy vấn thường chứa các từ như “mua”, “đặt hàng”, “tải xuống”, “đăng ký”, …
  • Ý định rõ ràng: Người dùng đã sẵn sàng để thực hiện một hành động cụ thể.
  • Nội dung liên quan đến giao dịch: Các trang đích như trang sản phẩm, trang đặt hàng, trang thanh toán và các chương trình khuyến mại đặc biệt.

Ví dụ:

  • “Mua iPhone 13”
  • “Đăng ký Netflix”
  • “Flash Sale giày NIKE”
  • “Tải xuống Microsoft Office miễn phí”
  • “Đặt vé máy bay đi Hà Nội”

Commercial Investigation

Ccommercial investigation (điều tra thương mại) thường là dạng ý định tìm kiếm khi người dùng đang tìm hiểu và so sánh các sản phẩm/dịch vụ trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Nói cách khác, họ đang ở giai đoạn nghiên cứu và đánh giá các lựa chọn để tìm ra thứ phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Đặc điểm:

  • Sử dụng các từ khóa liên quan đến so sánh, đánh giá (review), tốt nhất (tốt hơn),…
  • Các dạng bài viết phù hợp bao gồm bài viết so sánh về các sản phẩm/dịch vụ, bài viết đánh giá, video review/test sản phẩm,…
  • Một số website so sánh các sản phẩm tiêu biểu như: Websosanh.vn, sosanhgia.vn,…

Ví dụ:

  • “Review bảng màu son Espoir mới nhất”
  • “So sánh iPhone 14 Pro Max và Samsung Galaxy S23 Ultra”
  • “Trải nghiệm xe ô tô VinFast Lux A2.0”

Cách xác định search intent của từ khóa

Nhận biết qua trực tiếp từ khóa

Một cách phổ biến giúp bạn có thể xác định ý định tìm kiếm là phân tích ngữ nghĩa của từ khóa. Các cụm từ trong từ khóa thông thường sẽ thể hiện rõ search intent của người tiêu dùng.

Ví dụ: Khi người dùng search từ khóa: “mua laptop giá rẻ” thì Google sẽ tự động hiểu người dùng đang tìm kiếm và muốn mua một chiếc laptop với giá phải chăng. Lúc đó, kết quả trên SERP sẽ cho xuất hiện top tìm kiếm những website bán laptop giá rẻ và các sản phẩm laptop đang được giảm giá.

Phân tích SERP features

Phân tích SERP features sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về search intent của người dùng, giúp bạn tối ưu hóa nội dung và các hoạt động SEO một cách hiệu quả. Dưới đây là một số tính năng SERP chính phổ biến nhất thường gắn với mỗi loại ý định tìm kiếm:

  • Featured Snippets: Intent thông tin (information intent)
  • Sitelinks: Các sitelinks dẫn đến các page con trong một website thường là dạng intent điều hướng (navigational)
  • Shopping Results: Intent giao dịch (transactional)
  • Video review: Intent điều tra thương mại (commercial investigation)

Bạn có thể tìm hiểu thêm về sitelink, một trong những SERP features rất quan trọng giúp tối ưu thông tin doanh nghiệp tại đây

Cách phân tích search intent với SERP features

Dựa vào vị trí hiển thị

SERP features hiển thị ở vị trí càng cao trên trang kết quả tìm kiếm càng thể hiện rõ user intent rõ ràng và Google ưu tiên đề xuất hơn. Ví dụ với từ khóa “Iphone 15 pro max”, bạn sẽ thấy được quảng cáo Google shopping tại vị trí đầu tiên ở kết quả tìm kiếm. Từ đây có thể thấy, Google hiểu khi người dùng tìm kiếm từ khóa iphone 15 pro max thường có ý định muốn mua hàng hơn là tìm kiếm thông tin.

Dựa vào số lượng SERP features

Số lượng các loại SERP features nhiều có thể cho thấy search intent phức tạp hơn và người dùng đang có nhiều mục đích tìm kiếm cho từ khóa mục tiêu và ngược lại.

Ví dụ với từ khóa “bún bò”, có rất nhiều định dạng SERP nâng cao bao gồm:

phân tích serp features của từ khóa bún bò
Phân tích serp features của từ khóa bún bò
  • Local pack: Gợi ý các địa chỉ mua bún bò gần đây.
  • Knowledge graph (sơ đồ tri thức): Định nghĩa bún bò là gì, xuất xứ, thành phần,.. cung cấp thông tin (information) và điều hướng (navigation) sang các món ăn khác.
  • Video: Cách thức nấu bún bò (thể hiện dạng ý định tìm kiếm thông tin).

Cách tối ưu nội dung bài viết khi đã xác định search intent

Informational

Bạn có thể sử dụng các hình thức như viết blog, hướng dẫn cách làm, FAQ,… để cung cấp các thông tin cần thiết cho ý định tìm kiếm của người dùng. Bổ sung thêm các tiêu đề phụ, đánh số hoặc gạch đầu dòng các vấn đề muốn liệt kê,… sẽ giúp cho nội dung của bạn sẽ rõ ràng, mạch lạc và dễ đọc hơn.

Navigational

Bạn cần tối ưu trang đích (thông thường là trang chủ) rõ ràng và thật sự chi tiết về tên thương hiệu, thông tin tổ chức, liên hệ, … Tạo các trang đích cụ thể với từ khóa liên quan đến thương hiệu hoặc trang web mà người dùng muốn truy cập.

Transactional

tối ưu landing page bán hàng
Tối ưu landing page bán hàng

Tạo các landing page (trang đích bán hàng) thể hiện thông tin sản phẩm thật chi tiết cung cấp mô tả về sản phẩm, hình ảnh, video, đánh giá từ người dùng, chính sách vận chuyển, hoàn trả. Ngoài ra là tối ưu khả năng chuyển đổi bằng cách đặt các nút CTA (nút kêu gọi hành động) rõ ràng và dễ thấy để khuyến khích người dùng thực hiện giao dịch.

Commercial Investigation

Bạn có thể triển khai thêm các nội dung liên quan đến so sánh, đánh giá hoặc hướng dẫn lựa chọn sản phẩm/dịch vụ dưới dạng dạng bản hoặc infographic để người dùng dễ dàng nắm bắt thông tin.

Sử dụng phương pháp testimonial cho nội dung điều tra thương mại giúp tăng độ tin cậy và thuyết phục khách hàng tiềm năng. Ngoài ra tối ưu review widget và testimonial widget (lời chứng thực) trên trang chủ và trang chi tiết sản phẩm để cung cấp góc nhìn khách quan từ các khách hàng. Đảm bảo mọi lời chứng thực đều được xác thực và có thể kiểm chứng.

Search intent nâng cao

Giả sử sau khi bạn phân tích từ khoá “cách nấu bún bò”, bạn nhận thấy ý định tìm kiếm của người dùng với từ khoá này bao gồm:

  • Biết các nguyên vật liệu cần thiết để nấu bún bò
  • Cách sơ chế nguyên nguyên vật liệu
  • Quy trình tổng quát từ việc chuẩn bị đến khi hoàn tất việc nấu nước dùng.
tối ưu search intent nâng cao
Một bài viết có thể cần nhiều định dạng nội dung

=> Từ đó, bạn triển khai nội dung bằng 3 hình thức: văn bản, hình ảnh và video.

  • Văn bản để thể hiện rõ quy trình từ việc chuẩn bị đến khi ra thành phẩm bún bò, đặc biệt là muốn thể hiện rõ phần chuẩn bị nguyên vật liệu.
  • Sau đó bạn cung cấp thêm hình ảnh, để người dùng có cái nhìn trực quan hơn như: hình ảnh chi tiết các nguyên vật liệu, hình ảnh sơ chế và các bước nấu nước dùng.
  • Sau khi người dùng có cái nhìn tổng quan về vật liệu và quy trình nấu bún bò, họ sẽ cần nội dung hướng dẫn chi tiết từng bước. Lúc này, video cách nấu bún bò của bạn chính là phần nội dung mang tính thuyết phục cao nhất.

Lời kết

Trên đây là mọi thông tin chi tiết về khái niệm và các loại search intent, cũng như tầm quan trọng của nó đối với SEO và doanh nghiệp. Mong rằng với những chia sẻ này của Dương Gia Phát sẽ giúp bạn hiểu hơn về truy vấn tìm kiếm của khách hàng. Chúc cho những SEOer và các nhà quản lý doanh nghiệp thành công trong việc nắm bắt ý định tiềm kiếm của người dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi