Xây dựng sơ đồ tổ chức phòng marketing theo quy mô doanh nghiệp

Phòng marketing đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp với thị trường. Để hoạt động hiệu quả, phòng marketing cần được tổ chức và điều phối một cách chặt chẽ với sự phân công rõ ràng về nhiệm vụ và trách nhiệm. Một sơ đồ tổ chức phòng marketing cụ thể sẽ giúp các thành viên hiểu rõ vai trò của mình. Vậy một phòng marketing hoàn chỉnh sẽ gồm những bộ phận nào và cần bao nhiêu nhân sự để hoạt động hiệu quả? Hãy cùng Dương Gia Phát tìm lời giải trong bài viết này nhé!

Phòng marketing gồm những bộ phận nào?

phòng marketing gồm những bộ phận nào?
phòng marketing gồm những bộ phận nào?

Phòng marketing trong một doanh nghiệp thường có nhiều bộ phận/vị trí, tùy thuộc vào loại hình và quy mô tổ chức của doanh nghiệp. Dưới đây là một số vị trí/bộ phận thường thấy trong phòng marketing của doanh nghiệp:

Vị trí/bộ phận Chức năng và nhiệm vụ
Giám đốc marketing (CMO – Chief Marketing Officer) Là người đứng đầu chiến lược marketing của doanh nghiệp, có trách nhiệm lãnh đạo và điều hành các hoạt động marketing toàn diện nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Trưởng phòng marketing (Marketing manager) Chịu trách nhiệm quản lý, lập chiến lược marketing cho sản phẩm/dịch vụ và vận hành các hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Trưởng phòng thương hiệu (Brand manager) Brand Manager là người quản lý và phát triển thương hiệu của một công ty hoặc sản phẩm; đảm bảo rằng hình ảnh và giá trị của thương hiệu được duy trì và phát triển trong lòng khách hàng. 
Trade marketing Xây dựng chiến lược và triển khai các hoạt động xúc tiến bán hàng cho các đối tác thương mại; nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng tại các điểm bán và tăng cường mối quan hệ hợp tác.
Digital marketing Chịu trách nhiệm quản lý, lên kế hoạch và triển khai các hoạt động marketing trên các nền tảng số như quảng cáo trực tuyến, marketing trên mạng xã hội, email marketing, SEO,…
Content marketing Xây dựng và phát triển nội dung marketing thông qua các hình thức: chữ viết, hình ảnh, infographic, video,.. cho các chiến dịch trên đa nền tảng.
Nghiên cứu thị trường (Market research) Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến: thị trường, sản phẩm, dịch vụ, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh,… giúp doanh nghiệp có cơ sở để định hướng và lên chiến lược phù hợp.
Truyền thông Xây dựng mối quan hệ với với công chúng, bao gồm: giới truyền thông, khách hàng, đối tác, các bên liên quan,… và xử lý khủng hoảng truyền thông.
Thiết kế đồ hoạ (Graphic designer) Chịu trách nhiệm sáng tạo và sản xuất các ấn phấm truyền thông online lẫn oflline cho doanh nghiệp.
Sự kiện (Event) Chịu trách nhiệm điều phối hậu cần, đưa ra ý tưởng, lên kế hoạch, xây dựng kịch bản, thiết kế và giám sát chương trình, đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ.
Quan hệ công chúng (PR) Phụ trách việc quảng bá thương hiệu, xây dựng uy tín và duy trì mối quan hệ tích cực với công chúng (khách hàng, đối tác, báo chí,…) cho doanh nghiệp.

» Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu chức năng của phòng marketing

Sơ đồ tổ chức của phòng marketing theo quy mô doanh nghiệp

Sơ đồ tổ chức phòng marketing của doanh nghiệp lớn

Sơ đồ tổ chức của phòng marketing
Sơ đồ tổ chức của phòng marketing

Phòng marketing có nhiệm vụ lập kế hoạch và triển khai các hoạt động liên quan đến marketing và branding. Đồng thời, họ cũng là những người lựa chọn, đưa ra brief và giám sát việc thực thi các chiến dịch do Agency phụ trách. Bạn có thể hình dung một phòng marketing của doanh nghiệp lớn thường có 2 bộ phận chủ chốt là:

  • Brand team: Chịu trách nhiệm xây dựng, quảng bá và duy trì hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Marketing team: Chịu trách nhiệm đưa sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng.

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, các bộ phận này có thể được tổ chức với số lượng nhân sự khác nhau, bao gồm các vị trí: Quản lý (Manager),  trợ lý (Assistant manager), chuyên viên (Executive), thực tập sinh (Intern),.. mỗi người đảm nhận và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ cụ thể.

Sơ đồ tổ chức phòng marketing doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)

Sơ đồ tổ chức của phòng marketing doanh nghiệp SMEs
Sơ đồ tổ chức của phòng marketing doanh nghiệp SMEs

So với các doanh nghiệp lớn, thì sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có brand team và ít nhân sự marketing hơn. Thông thường, phòng marketing của doanh nghiệp SME sẽ có những vị trí như: Marketing/digital marketing, SEO, vận hành sàn thương mại điện tử, tiếp thị nội dung (content marketing), thiết kế đồ hoạ (Graphic design) và truyền thông mạng xã hội (social media).

Theo kinh nghiệm của Dương Gia Phát, doanh nghiệp SME không nhất thiết phải có đủ các vị trí trên, mà nên cân nhắc dựa trên mục tiêu kinh doanh, ngân sách, khả năng quản lý (chuyên môn) và nguồn lực hiện có của mình để đưa ra quyết định, ví dụ:

  • Marketing & digital marketing có thể gộp lại thành một vị trí chung, vì bản chất marketing có thể hiểu như toàn bộ công đoạn từ A-Z để đưa một sản phẩm hay dịch vụ ra “market” (thị trường). Một người có kiến thức cả về marketing truyền thống và digital marketing có thể đảm nhận vị trí này.
  • Nếu doanh nghiệp thường xuyên cần thiết kế ấn phẩm truyền thông hoặc nội dung quảng cáo, thì vị trí graphic design cần phải có người đảm nhận để kịp tiến độ công việc. Ngược lại, khi cần có thể thuê freelancer hoặc dịch vụ thiết kế bên ngoài để tiết kiệm chi phí.
  • Nếu doanh nghiệp muốn phát triển kênh bán hàng trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử thì vị trí vận hành sàn thương mại điện tử này rất quan trọng. Để tăng doanh thu trên các sàn, đòi hỏi người vận hành sàn phải có kế hoạch cho các hoạt động xúc tiến bán hàng (tạo khuyến mại, live-stream, chạy quảng cáo nội sàn,…) để thúc đẩy doanh số và nâng cao nhận diện thương hiệu trên các nền sàn thương mại điện tử.

Sơ đồ tổ chức bộ phận/phòng digital marketing

Sơ đồ tổ chức của bộ phận digital marketing
Sơ đồ tổ chức của bộ phận digital marketing

Xu hướng và hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã có nhiều thay đổi. Các chiến dịch marketing ngày nay tập trung chủ yếu vào môi trường trực tuyến. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đang rất khan hiếm, trong khi các hoạt động cần triển khai digital marketing của doanh nghiệp ngày càng tăng.

Rào cản lớn nhất trong việc xây dựng đội ngũ digital marketing chính là doanh nghiệp chưa xác định được các vị trí cần tuyển dụng, mô tả và quy trình làm việc cho từng vị trí. Do đó, việc xây dựng sơ đồ tổ chức phòng cho bộ phận digital marketing trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Sơ đồ tổ chức sẽ giúp doanh nghiệp định hình rõ các vị trí công việc cần có trong bộ phận digital marketing, từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực nhân sự.

Sơ đồ tổ chức của phòng/bộ phận digital marketing có những vị trí then chốt sau: SEO, tiếp thị nội dung (content marketing), paid ads (chạy quảng cáo), ux/ui, thiết kế đồ hoạ (Graphic design), vận hành sàn thương mại điện tử và truyền thông mạng xã hội (social media). Tuy nhiên, không nhất thiết phải có đầy đủ 7 vị trí trên thì bộ phận digital marketing mới có thể hoạt động. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, những vị trí như UX/UI và thiết kế có thể thuê ngoài để giảm thiểu chi phí. Do đó, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu, ngân sách, khối lượng công việc hiện tại và dự kiến trong tương lai.

Sơ đồ tổ chức phòng digital marketing cho doanh nghiệp trên 10 nhân sự:

Phòng digital marketing trên 10 người
Sơ đồ phòng digital marketing trên 10 người

Sơ đồ tổ chức phòng digital marketing dưới 10 nhân sự, phù hợp với mục tiêu tăng doanh thu/chuyển đổi ( Performance marketing):

Phòng digital marketing dưới 10 người
Sơ đồ tổ phòng digital marketing dưới 10 người (Digital performance marketing)

» Có thể bạn quan tâm: Nên thuê ngoài phòng marketing hay xây dựng đội ngũ in-house?

Giải pháp nào cho doanh nghiệp không có đội ngũ digital marketing nội bộ?

Các doanh nghiệp thường gặp nhiều rào cản khi xây dựng đội ngũ digital marketing nội bộ do không biết cách xác định các vị trí cần tuyển dụng, xây dựng mô tả công việc và quy trình làm việc cho từng vị trí. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp chưa biết cách đánh giá hiệu quả hoạt động của đội ngũ digital marketing, dẫn đến hiệu suất kém và lãng phí nguồn lực. Cuối cùng, việc không biết lựa chọn kênh tuyển dụng phù hợp cũng là một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt.

Với 12 năm kinh nghiệm trong tư vấn và xây dựng đội ngũ digital marketing cho nhiều doanh nghiệp; Đội ngũ chuyên gia của Dương Gia Phát sẽ tuyển dụng đúng và đủ nhân sự phù hợp với mục tiêu kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chúng tôi còn xây dựng quy trình và mô tả công việc hoàn chỉnh cho từng vị trí; giúp doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn lực để nâng cao hiệu quả của các hoạt động digital marketing.

» Tham khảo ngay dịch vụ Xây dựng đội ngũ nhân sự digital marketing inhouse

Kết luận

Trên đây là một số sơ đồ tổ chức phòng marketing theo quy mô và loại hình doanh nghiệp. Thông qua những chia sẻ trên của Dương Gia Phát, hy vọng Quý doanh nghiệp đã biết cách cân đối nhân sự phòng marketing sao cho vừa tiết kiệm chi phí vừa mang lại hiệu quả cao trong công việc. Hãy liên hệ trực tiếp với chuyên gia tư vấn digital marketing của Dương Gia Phát ngay hôm nay qua hotline: 0983 883 456. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành và phát triển cùng doanh nghiệp của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi