SEO từ lâu đã được coi là một trong những hình thức triển khai digital marketing hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thói quen tìm kiếm của người dùng đang thay đổi nhanh chóng. Họ mong muốn nhận được câu trả lời chính xác, ngắn gọn và ngay lập tức mà không cần phải truy cập vào bất kỳ trang web nào. Chính vì vậy, hiện tại việc tối ưu SEO là chưa đủ mà chúng ta cần tối ưu AEO nếu không muốn lỡ mất cơ hội tiếp cận khách hàng. Vậy AEO là gì? AEO và SEO khác nhau như thế nào? Hãy cùng Dương Gia Phát khám phá nội dung sau đây.
AEO (Tối ưu hóa công cụ trả lời)
AEO là gì?
AEO (Answer Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa nội dung nhằm mục đích cung cấp những câu trả lời ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu cho các truy vấn, đặc biệt là các truy vấn thông tin bằng giọng nói hoặc qua các trợ lý AI. Mục tiêu của AEO là giúp người dùng có thể nhận được thông tin ngay lập tức mà không cần phải nhấp vào bất kỳ liên kết nào, điều này đặc biệt quan trọng trong các trường hợp tìm kiếm thông qua trợ lý AI như Google Assistant, Siri, Alexa,…
AEO hoạt động như thế nào?
Tập trung vào việc trả lời các câu hỏi cụ thể bằng nội dung ngắn gọn, có cấu trúc: AEO tập trung vào việc cung cấp câu trả lời nhanh chóng và trực tiếp cho các câu hỏi cụ thể. Nội dung ngắn gọn, dễ hiểu và có cấu trúc rõ ràng giúp người dùng nhận được thông tin tức thì mà không cần truy cập vào bất kỳ trang web nào.
Sử dụng dữ liệu có cấu trúc để hướng dẫn công cụ tìm kiếm: AEO sử dụng dữ liệu có cấu trúc giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung, như câu hỏi và câu trả lời. Điều này giúp nội dung xuất hiện trong các kết quả đặc biệt như Featured Snippets, cải thiện khả năng được chọn làm câu trả lời chính xác.
Hướng đến tìm kiếm bằng giọng nói và AI để có kết quả tức thì và chính xác: AEO tối ưu hóa nội dung cho các truy vấn bằng giọng nói qua các trợ lý AI như Google Assistant, Siri, Alexa,…. Những câu trả lời này thường ngắn gọn, giúp người dùng nhận thông tin ngay lập tức mà không cần phải nhấp vào liên kết.
Ví dụ về AEO: Khi người dùng tìm kiếm: “Sữa chua có tốt cho tiêu hoá không?” => Công cụ tìm kiếm trả lời ngay: “Sữa chua được xếp vào danh sách những loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa.”
SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
SEO là gì?
SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa toàn diện một trang web để tăng khả năng xuất hiện trên các trang kết quả tìm kiếm tự nhiên (SERP). Mục tiêu chính là tăng lượng truy cập không trả phí (organic traffic) thông qua việc cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hoặc Yahoo.
SEO bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, từ việc nghiên cứu từ khóa, tạo nội dung chất lượng, tối ưu cấu trúc trang web, đến các yếu tố kỹ thuật như tốc độ tải trang, liên kết nội bộ và khả năng tương thích trên thiết bị di động. Một hoạt động SEO hiệu quả không chỉ giúp trang web đạt thứ hạng cao mà còn tạo ra trải nghiệm người dùng tốt, giữ người dùng ở lại lâu hơn và khuyến khích họ quay lại trong tương lai.
SEO hoạt động như thế nào?
Tập trung vào nghiên cứu từ khóa và tối ưu để nhắm mục tiêu vào các thuật ngữ tìm kiếm: SEO bắt đầu bằng việc nghiên cứu các từ khóa mà người dùng thường xuyên tìm kiếm và tối ưu chúng vào nội dung trang web. Điều này giúp trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm liên quan, thu hút được người dùng có nhu cầu tìm thông tin cụ thể.
Xây dựng uy tín thông qua các liên kết ngược, nội dung chất lượng và tối ưu hóa kỹ thuật: Các liên kết ngược (backlinks) từ các trang web uy tín và có liên quan sẽ tăng độ tin cậy của website trong mắt các công cụ tìm kiếm. Đồng thời, việc cung cấp nội dung giá trị và tối ưu hóa kỹ thuật (như tốc độ tải trang, tính thân thiện với thiết bị di động) giúp cải thiện thứ hạng trang.
Ưu tiên tạo lưu lượng truy cập và khả năng hiển thị lâu dài trên các công cụ tìm kiếm như Google: SEO mang lại khả năng duy trì sự hiện diện lâu dài trên các công cụ tìm kiếm mà không cần chi phí quảng cáo cao. Bằng cách tối ưu hóa trang web và nội dung một cách bền vững, SEO tạo ra lưu lượng truy cập tự nhiên ổn định, giúp website duy trì thứ hạng cao trong thời gian dài.
Ví dụ về SEO: Khi người dùng tìm kiếm “kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm,” => SEO giúp bài viết của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm, cung cấp thông tin chi tiết về các tiêu chí lựa chọn kem dưỡng, các sản phẩm nổi bật và hướng dẫn sử dụng chi tiết.
Sự khác biệt giữa AEO và SEO như thế nào?
AEO và SEO đều là hình thức tối ưu hóa nhưng mục tiêu, cách thức triển khai và kết quả đầu ra,… lại khác nhau đáng kể. Dưới đây là sự khác biệt giữa chúng theo các tiêu chí cụ thể:
Mục tiêu tối ưu hóa
AEO: AEO tập trung vào việc cung cấp câu trả lời nhanh chóng, ngắn gọn và trực tiếp cho các truy vấn cụ thể. Mục tiêu chính là giúp nội dung xuất hiện trong Featured Snippets hoặc được đọc trực tiếp bởi các trợ lý giọng nói. AEO chủ yếu phù hợp với các truy vấn tìm kiếm dạng câu hỏi, tìm kiếm qua giọng nói hoặc qua trợ lý AI.
SEO: SEO nhằm mục đích nâng cao thứ hạng của trang web trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) để thu hút lượng truy cập dài hạn. SEO nhắm đến mọi loại ý định tìm kiếm của người dùng (tìm kiếm thông tin, giao dịch, điều hướng,…). Mục tiêu không chỉ là cung cấp câu trả lời, mà còn tạo ra một trải nghiệm người dùng đầy đủ và giúp người dùng khám phá nội dung sâu hơn.
Định dạng nội dung
AEO: Nội dung của AEO thường ngắn, dễ hiểu và súc tích, như các câu hỏi thường gặp (FAQ) hoặc hướng dẫn how-to. Câu trả lời thường nằm trong khoảng 40-60 từ, dễ dàng hiển thị trên các thiết bị trợ lý giọng nói. AEO yêu cầu nội dung có cấu trúc chặt chẽ, sử dụng dữ liệu có cấu trúc để giúp AI hiểu rõ ngữ nghĩa.
SEO: Nội dung SEO thường dài, chi tiết và toàn diện. Các bài viết blog, phân tích, mô tả sản phẩm hoặc video thường được sử dụng trong SEO để cung cấp thông tin đa dạng, giúp người dùng tìm thấy mọi câu trả lời mà họ cần. SEO sử dụng từ khóa chính và từ khóa phụ để tối ưu hóa nội dung.
Đối tượng tối ưu hóa
AEO: AEO hướng đến các công cụ trả lời dựa trên AI như Google Assistant, Siri và Alexa. Nội dung tối ưu hóa cho AEO phục vụ người dùng tìm kiếm bằng giọng nói hoặc những truy vấn cần câu trả lời nhanh chóng, chính xác.
SEO: SEO tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google, Bing, Yahoo. Nó phù hợp với người dùng tìm kiếm thông tin qua trình duyệt web và yêu cầu nội dung chi tiết, dễ đọc và dễ tìm.
Ý định tìm kiếm
AEO: Nhắm đến các truy vấn có ý định tìm kiếm câu trả lời ngắn gọn, cụ thể. Người dùng thường muốn biết thông tin ngay lập tức, chẳng hạn như một định nghĩa, một câu hỏi,…. Loại ý định này phổ biến trong tìm kiếm bằng giọng nói hoặc AI.
SEO: Tập trung vào ý định tìm kiếm phức tạp hơn, nơi người dùng muốn khám phá thông tin chi tiết, so sánh sản phẩm, hoặc tìm giải pháp toàn diện. Ý định tìm kiếm này thường dẫn đến việc đọc nội dung dài hơn trên trang web để có đủ thông tin.
Chiến thuật tối ưu hóa
AEO: AEO sử dụng dữ liệu có cấu trúc (schema.org), như định dạng FAQ, hướng dẫn how-to hoặc bảng dữ liệu. Nội dung được tối ưu để trả lời nhanh chóng và chính xác. Mục tiêu là xuất hiện trong Featured Snippets.
SEO: SEO tập trung vào việc tối ưu hóa từ khóa, xây dựng liên kết (backlink) và tối ưu kỹ thuật (tốc độ tải trang, độ thân thiện với thiết bị di động,…).
Định dạng kết quả
AEO: Kết quả AEO xuất hiện dưới dạng Featured Snippets trên Google hoặc được đọc trực tiếp bởi trợ lý giọng nói. Các câu trả lời này không yêu cầu người dùng phải click vào trang web.
SEO: SEO giúp hiển thị trang web trong danh sách kết quả tìm kiếm, thu hút người dùng nhấp vào trang để tìm hiểu thêm và tăng lưu lượng truy cập không trả phí cho website.
Đối tượng người dùng
AEO: Phục vụ người dùng cần câu trả lời nhanh, ngắn gọn và rõ ràng. Người dùng chủ yếu sử dụng trợ lý giọng nói hoặc truy vấn trên các thiết bị thông minh.
SEO: Phục vụ người dùng cần thông tin chi tiết, toàn diện. Chủ yếu là người dùng tìm kiếm qua trình duyệt và đọc nội dung đầy đủ.
Bảng so sánh chi tiết sự khác nhau giưa AEO và SEO
Tiêu chí | AEO (Answer Engine Optimization) | SEO (Search Engine Optimization) |
---|---|---|
Mục tiêu tối ưu hóa | Cung cấp câu trả lời nhanh, ngắn gọn, và trực tiếp cho truy vấn cụ thể. Hướng đến Featured Snippets và trợ lý giọng nói (Google Assistant, Siri, Alexa). | Tăng thứ hạng trang web trên SERP để thu hút lượng truy cập lâu dài. Hướng đến mọi loại truy vấn tìm kiếm. |
Định dạng nội dung | Nội dung ngắn, dễ hiểu, súc tích (FAQ, hướng dẫn how-to). Sử dụng dữ liệu có cấu trúc. | Nội dung dài, chi tiết, toàn diện (bài blog, mô tả sản phẩm, video). Tối ưu từ khóa chính và phụ. |
Đối tượng tối ưu hóa | Nhắm đến công cụ trả lời dựa trên AI như Google Assistant, Siri, Alexa,…. | Nhắm đến công cụ tìm kiếm truyền thống như Google, Bing, Yahoo. |
Ý định tìm kiếm | Câu trả lời nhanh gọn, trực tiếp cho truy vấn cụ thể (ví dụ: định nghĩa, câu trả lời nhanh). | Ý định tìm kiếm phức tạp hơn, người dùng tìm thông tin chi tiết hoặc so sánh sản phẩm. |
Chiến thuật tối ưu hóa | Sử dụng dữ liệu có cấu trúc (schema.org) như FAQ, hướng dẫn how-to. Tối ưu cho Featured Snippets. | Tối ưu hóa từ khóa, xây dựng backlink, tối ưu kỹ thuật (tốc độ tải trang, thân thiện với di động). |
Định dạng kết quả | Kết quả dưới dạng Featured Snippets hoặc trả lời từ trợ lý giọng nói mà không cần nhấp vào trang. | Hiển thị trang web trong kết quả SERP, người dùng nhấp vào để tìm hiểu thêm. |
Đối tượng người dùng | Người dùng cần câu trả lời nhanh, ngắn gọn, thường sử dụng trợ lý giọng nói hoặc truy vấn trên thiết bị thông minh. | Người dùng tìm kiếm thông tin chi tiết và toàn diện, chủ yếu qua trình duyệt web. |
Cách tối ưu hóa công cụ trả lời (AEO) hiệu quả
Để triển khai AEO (Answer Engine Optimization) và cải thiện thứ hạng tìm kiếm, bạn cần tuân thủ một số bước cơ bản giúp tối ưu hóa nội dung trả lời trực tiếp cho người dùng.
Nghiên cứu từ khóa kỹ lưỡng: Bạn cần tìm hiểu các nhu cầu thực tế của người dùng bằng cách nghiên cứu các từ khóa dài và câu hỏi phổ biến, thông qua các công cụ như Ahref, SEMRush, Google Keyword Planner hoặc Google Search Console. Những từ khóa này giúp nội dung của bạn phù hợp với các câu hỏi tìm kiếm giọng nói, giúp nâng cao khả năng xuất hiện trên các nền tảng hỗ trợ giọng nói.
Sử dụng Dữ liệu có cấu trúc (Structured Data): Để công cụ tìm kiếm hiểu rõ ngữ cảnh nội dung, hãy áp dụng schema markup, đặc biệt là các loại schema như FAQ và How-To. Việc sử dụng dữ liệu có cấu trúc không chỉ giúp nội dung của bạn xuất hiện trong các đoạn trích nổi bật (Featured Snippets), mà còn tăng khả năng hiển thị trong tìm kiếm bằng giọng nói.
Tối ưu hóa câu trả lời trực tiếp: Để tối ưu hóa đoạn trích nổi bật, bạn cần cung cấp câu trả lời ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu, đặc biệt trong các dạng câu hỏi như “how”, “what”. Cấu trúc nội dung sao cho dễ dàng trích xuất giúp bạn đạt vị trí “đoạn trích nổi bật” trên Google.
Tối ưu hóa cho tìm kiếm giọng nói: Đối với tìm kiếm giọng nói, hãy sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, gần gũi với cách người dùng đặt câu hỏi qua các thiết bị trợ lý giọng nói. Nội dung nên tập trung vào các câu hỏi ngắn gọn và câu trả lời rõ ràng để dễ dàng được tìm thấy qua các tìm kiếm giọng nói.
Theo dõi và cải tiến liên tục: Để đảm bảo chiến lược AEO hiệu quả, bạn cần thường xuyên theo dõi lưu lượng tìm kiếm tự nhiên, tỷ lệ nhấp chuột và mức độ tương tác thông qua các công cụ phân tích như Google Analytics. Việc đánh giá thường xuyên giúp bạn xác định cách làm nào hiệu quả và cần điều chỉnh.
Trong thời đại số hóa, cả AEO và SEO đều đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả tìm kiếm và tối ưu trải nghiệm người dùng. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể, bạn có thể lựa chọn hình thức phù hợp hoặc kết hợp cả hai để tận dụng tối đa lợi thế. Bằng cách hiểu rõ và áp dụng đúng cách, bạn không chỉ gia tăng khả năng tiếp cận mà còn khẳng định vị thế của mình trong môi trường trực tuyến đầy cạnh tranh.
Nguồn tham khảo: https://www.bbi.co.uk/latest-news/the-difference-between-aeo-and-seo
Chị Nguyễn Thị Nghị tốt nghiệp chuyên ngành Thương Mại Điện Tử, chị có nhiều kinh nghiệm thực chiến trong ngành Digital Marketing