Phân khúc thị trường là gì? Cách ứng dụng phân khúc thị trường vào các hoạt động marketing hiệu quả

Phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp phân chia thị trường rộng lớn thành các nhóm khách hàng nhỏ dựa trên nhu cầu, hành vi và đặc điểm đặc thù. Nhờ vậy, các hoạt động marketing có thể được thiết kế phù hợp, hướng tới đúng nhóm khách hàng, từ đó tăng cường hiệu quả tiếp cận và thúc đẩy doanh số bán hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá sâu hơn về phân khúc thị trường, các dạng phân khúc phổ biến và cách áp dụng chúng một cách hiệu quả trong hoạt động marketing thực tiễn.

Phân khúc thị trường là gì?

Phân khúc thị trường là gì?
Phân khúc thị trường là gì?

Phân khúc thị trường (Market Segmentation) là quá trình chia thị trường rộng lớn thành các nhóm khách hàng nhỏ dựa trên những điểm giống nhau về nhu cầu, sở thích, hành vi, đặc điểm cá nhân,…

Dựa trên từng nhóm khách hàng đã được phân khúc, doanh nghiệp sẽ xây dựng các hoạt động marketing phù hợp – từ cách truyền tải thông điệp, lựa chọn kênh truyền thông đến thiết kế sản phẩm hay ưu đãi riêng biệt cho từng nhóm đối tượng.

Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm có thể phân khúc khách hàng theo loại da: da dầu, da khô, da nhạy cảm,… Tùy vào từng nhóm da, thương hiệu sẽ xây dựng nội dung, thông điệp và hình ảnh phù hợp với khách hàng mục tiêu

Các loại phân khúc thị trường phổ biến

Các loại phân khúc thị trường phổ biến
Các loại phân khúc thị trường phổ biến

Phân khúc theo đặc điểm nhân khẩu học ((Demographic Segmentation)

Phân khúc này dựa trên các thông tin cơ bản của khách hàng như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn,….. Đây là cách phân loại phổ biến giúp doanh nghiệp nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, đảm bảo quảng cáo và sản phẩm phù hợp với nhóm khách hàng cụ thể. 

Ví dụ: Dove phân khúc khách hàng theo độ tuổi và giới tính, như dòng sản phẩm Dove Men+Care dành cho nam giới và dòng Dove Deeply Nourishing dành cho phụ nữ.

Phân khúc theo đặc điểm địa lý (Geographic Segmentation)

Phương pháp này phân chia khách hàng dựa trên vị trí địa lý như vùng miền, quốc gia, khí hậu hoặc yếu tố văn hóa địa phương. Điều này giúp doanh nghiệp tùy chỉnh chiến lược marketing sao cho phù hợp với điều kiện và sở thích đặc thù của từng khu vực. 

Ví dụ: Tại các khu vực có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam, Uniqlo đẩy mạnh quảng bá và bày bán các sản phẩm giữ nhiệt như áo phao, áo Heattech. Trong khi đó, tại miền Nam – nơi thời tiết nắng nóng quanh năm – hãng tập trung vào các sản phẩm mỏng, nhẹ, thấm hút mồ hôi.

Phân khúc theo đặc điểm tâm lý (Psychographic Segmentation)

Phân khúc tâm lý dựa trên nhu cầu, sở thích, giá trị và lối sống của khách hàng. Đây là cách tiếp cận sâu sắc hơn, giúp hiểu rõ động cơ và mong muốn của từng nhóm khách hàng. 

Thông qua khảo sát hoặc phỏng vấn, doanh nghiệp có thể phân biệt các nhóm khách hàng như người mới tập luyện và vận động viên chuyên nghiệp để xây dựng thông điệp marketing phù hợp.

Ví dụ: Apple phân khúc theo lối sống và sở thích, nhắm đến người dùng yêu công nghệ, với các sản phẩm như iPhone và MacBook dành cho những ai yêu thích sáng tạo và công nghệ. 

Phân khúc theo đặc điểm hành vi (Behavioral Segmentation)

Phân khúc này dựa trên thói quen và hành vi mua sắm của khách hàng, như lịch sử mua hàng, mức độ trung thành hoặc cách họ tương tác với thương hiệu. 

Ví dụ: Shopee phân khúc khách hàng theo tần suất mua hàng và thói quen mua sắm, cung cấp ưu đãi cho người mua thường xuyên và khuyến khích hành vi mua sắm trong các dịp như 9.9 11.11 hay 12.12

Tại sao doanh nghiệp cần phân khúc thị trường?

Tại sao doanh nghiệp cần phân khúc thị trường?
Tại sao doanh nghiệp cần phân khúc thị trường?

Tránh lãng phí và sai hướng

Nếu không phân khúc rõ ràng, các hoạt động marketing dễ bị lan man, sai đối tượng và gây lãng phí. Phân khúc đúng giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và phát triển bền vững.

Hiểu khách hàng hơn để phục vụ tốt hơn

Khi chia thành từng nhóm, doanh nghiệp sẽ dễ hiểu khách hàng thích gì, cần gì để tạo ra sản phẩm, dịch vụ và thông điệp phù hợp với từng nhóm.

Tăng lợi thế cạnh tranh

Phân khúc giúp doanh nghiệp biết mình mạnh ở đâu, yếu chỗ nào với từng nhóm khách hàng, từ đó điều chỉnh chiến lược marketing để cạnh tranh tốt hơn và giữ chân khách hàng.

Dễ dàng triển khai các hoạt động marketing

Thay vì mơ hồ không biết phải bắt đầu từ đâu, việc phân khúc giúp xác định rõ mục tiêu. Từ đó lên kế hoạch truyền thông, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả và đúng hướng.

Tiết kiệm chi phí, công sức và thời gian

Thay vì quảng bá sản phẩm cho tất cả mọi người, doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào nhóm khách hàng thật sự phù hợp. Làm như vậy giúp tiết kiệm ngân sách quảng cáo và tránh tốn công vô ích.

Quản lý khách hàng dễ dàng

Khi khách hàng được phân nhóm rõ ràng, các bộ phận như bán hàng, chăm sóc khách hàng hay marketing sẽ dễ theo dõi và chăm sóc đúng người, đúng nhu cầu hơn.

Cách ứng dụng phân khúc thị trường vào các hoạt động marketing hiệu quả

Cách ứng dụng phân khúc thị trường vào các hoạt động marketing hiệu quả
Cách ứng dụng phân khúc thị trường vào các hoạt động marketing hiệu quả

Xây dựng nội dung đúng với từng nhóm khách hàng

Tùy vào đặc điểm của từng nhóm khách hàng như độ tuổi, thói quen sử dụng mạng xã hội và cách họ tiếp nhận thông tin mà doanh nghiệp cần lựa chọn định dạng nội dung và kênh truyền thông phù hợp. Sự điều chỉnh này không chỉ thể hiện mức độ thấu hiểu khách hàng, mà còn là chìa khóa giúp nâng cao hiệu quả marketing.

Ví dụ cụ thể:

  • Nhóm Gen Z (18–25 tuổi) thường thích video ngắn, meme hài hước, trend TikTok → thương hiệu có thể làm clip ngắn kèm nhạc hot.
  • Nhóm trung niên (40+) ưu tiên nội dung rõ ràng, súc tích, truyền thống → nên dùng bài viết dài kèm hình ảnh minh họa rõ, đăng trên Facebook hoặc Zalo.

Xem thêm: Các nền tảng social media marketing mang lại hiệu quả cao

Chạy quảng cáo đúng nhu cầu (insight) khách hàng

Khi hiểu được insight và hành vi tiêu dùng của từng phân khúc, bạn có thể tạo ra các hoạt động quảng cáo “chạm đúng” vào nhu cầu và cảm xúc.

Ví dụ cụ thể:

  • Nhóm nhân viên văn phòng bận rộn thường quan tâm đến sự tiện lợi → quảng cáo nên nhấn mạnh “giao hàng nhanh trong 2 giờ”, “thanh toán đơn giản”.
  • Nhóm người yêu môi trường sẽ chú ý đến các thông điệp như “bao bì thân thiện môi trường”, “100% nguyên liệu thiên nhiên”.

Điều chỉnh sản phẩm và giá cho phù hợp từng nhóm

Doanh nghiệp có thể điều chỉnh thiết kế, bao bì, tính năng sản phẩm và mức giá sao cho phù hợp với từng phân khúc cụ thể.

Ví dụ cụ thể:

  • Với học sinh, sinh viên, sản phẩm có thể đơn giản và giá phải chăng. 
  • Với khách hàng cao cấp, cần chú trọng chất lượng, thiết kế và trải nghiệm.

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Khi phân khúc thị trường kỹ lưỡng, doanh nghiệp dễ dàng áp dụng các công cụ cá nhân hóa như gửi email phù hợp, gợi ý sản phẩm dựa theo lịch sử mua sắm, hoặc ưu đãi dành riêng cho từng nhóm khách hàng.

Ví dụ cụ thể:

  • Shopee gửi mã giảm giá riêng cho khách hay mua đồ điện tử hoặc thời trang.
  • Lazada gợi ý sản phẩm dựa trên lịch sử tìm kiếm và đặt hàng của từng khách.
  • Thương hiệu thời trang có thể gửi lời chúc mừng sinh nhật + ưu đãi 20% cho khách hàng nữ từng mua hàng trong tháng trước.

Các phương pháp phân khúc thị trường

Các phương pháp phân khúc thị trường
Các phương pháp phân khúc thị trường

Phân khúc theo dữ liệu khảo sát

Doanh nghiệp có thể triển khai bằng cách trực tiếp khảo sát khách hàng qua bảng hỏi, form Google, phỏng vấn hoặc khảo sát qua mạng xã hội để thu thập thông tin về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nhu cầu, thói quen,…

Điều này giúp hiểu rõ nhu cầu thật sự của khách hàng và có cái nhìn tổng thể về từng phân khúc.

Ví dụ: Một công ty sữa khảo sát và nhận ra phụ huynh quan tâm đến sữa tăng chiều cao cho trẻ, còn người lớn tuổi cần sữa bổ sung vitamin D. Họ sẽ phát triển hai dòng sản phẩm riêng biệt và triển khai các hoạt động  quảng cáo phù hợp với từng phân khúc thị trường. 

Phân khúc bằng công cụ phân tích dữ liệu (Data Analytics & AI)

Phân tích hành vi người dùng thông qua phần mềm CRM, Google Analytics, dữ liệu từ website, app, AI,… để phát hiện thói quen, sở thích, tần suất mua hàng, sản phẩm yêu thích,…

Điều này giúp doanh nghiệp phân khúc chính xác theo hành vi thực tế, dễ cá nhân hóa nội dung và gợi ý sản phẩm phù hợp.

Ví dụ: Shopee nhận thấy một khách thường tìm kiếm sản phẩm skincare và click nhiều vào các thương hiệu Hàn Quốc → Hệ thống sẽ đề xuất sản phẩm làm đẹp Hàn Quốc, đồng thời gửi mã giảm giá chuyên mục skincare.

Phân khúc theo nhu cầu đặc thù của từng nhóm khách hàng

Lựa chọn các yếu tố đặc biệt của từng nhóm khách hàng để phát triển sản phẩm và  các hoạt động marketing. Giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh vì “giải quyết đúng vấn đề” của khách hàng. 

Ví dụ:

  • Sinh viên cần balo giá rẻ, nhẹ, nhiều ngăn đựng laptop → sản xuất dòng balo basic giá hợp lý hoặc triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá,…
  • Dân văn phòng lại cần balo da sang trọng, chống nước → tạo dòng cao cấp, thiết kế lịch sự, bền bỉ.

Mẫu khảo sát phân khúc thị trường dành riêng cho từng ngành nghề

Mẫu khảo sát phân khúc thị trường dành riêng cho từng ngành nghề
Mẫu khảo sát phân khúc thị trường dành riêng cho từng ngành nghề

F&B – Trà sữa

Khảo sát trà sữa giúp doanh nghiệp hiểu rõ sở thích và nhu cầu của khách hàng, như loại trà sữa yêu thích, tần suất mua và quan tâm đến nguyên liệu. Dữ liệu này giúp tối ưu sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động marketing, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Bạn có thể tham khảo file hoặc xem ngay tại đây.

Trung tâm ngoại ngữ

Khảo sát giúp hiểu nhu cầu học của học viên, như mục tiêu học, tiêu chí chọn trung tâm và chi phí. Dữ liệu giúp xây dựng chương trình học phù hợp và các hoạt động marketing hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo file hoặc xem ngay tại đây.

Ngành mỹ phẩm

Khảo sát giúp nắm bắt nhu cầu làm đẹp của khách hàng, từ độ tuổi, sản phẩm yêu thích đến xu hướng làm đẹp và giá cả. Thông tin này giúp thương hiệu phát triển sản phẩm và các hoạt động marketing phù hợp, nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Bạn có thể tham khảo file hoặc xem ngay tại đây.

Ngành thời trang

Khảo sát giúp hiểu xu hướng và sở thích của khách hàng về thời trang, từ chất liệu đến giá cả. Thông tin này giúp thương hiệu đưa ra sản phẩm chính xác và cải thiện trải nghiệm mua sắm.
Bạn có thể tham khảo file hoặc xem ngay tại đây.

Những sai lầm phổ biến trong phân khúc thị trường

Những sai lầm phổ biến trong phân khúc thị trường
Những sai lầm phổ biến trong phân khúc thị trường

Phân khúc quá rộng hoặc quá hẹp

Khi phân khúc thị trường quá rộng, các hoạt động marketing thiếu sự tập trung và không thể nhắm đúng đối tượng khách hàng tiềm năng. Ngược lại, nếu phân khúc quá hẹp, doanh nghiệp có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội và hạn chế phạm vi tiếp cận, dẫn đến hiệu quả marketing thấp.

Không cập nhật phân khúc theo thay đổi thị trường

Thị trường và nhu cầu của khách hàng thay đổi theo thời gian. Nếu doanh nghiệp không thường xuyên cập nhật và điều chỉnh phân khúc, các hoạt động marketing sẽ trở nên lỗi thời, khiến doanh nghiệp không thể đáp ứng kịp nhu cầu mới và mất đi sự cạnh tranh.

Chọn phân khúc mà không có khả năng phục vụ

Doanh nghiệp đôi khi chọn phân khúc vì tiềm năng lợi nhuận mà không đánh giá được khả năng phục vụ. Nếu không có đủ nguồn lực hoặc sản phẩm/dịch vụ không phù hợp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc giữ chân khách hàng và đáp ứng được kỳ vọng của họ.

Không hiểu rõ nhu cầu và hành vi khách hàng

Thiếu sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và hành vi của khách hàng mục tiêu sẽ khiến các hoạt động marketing trở nên kém hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến việc doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm hoặc các hoạt động không phù hợp với thị hiếu của khách hàng, làm giảm khả năng thu hút và giữ chân khách hàng.

Thiếu sự linh hoạt trong các hoạt động marketing

Thị trường luôn thay đổi và nếu hoạt động marketing không linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi này, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì sự liên kết với khách hàng. Thiếu sự điều chỉnh và cập nhật các hoạt động có thể làm giảm hiệu quả của hoạt động và khiến doanh nghiệp tụt lại phía sau đối thủ.

Phân khúc thị trường là bước quan trọng giúp doanh nghiệp xác định đúng đối tượng khách hàng, từ đó cá nhân hóa thông điệp, tối ưu hóa chi phí marketing và nâng cao hiệu quả tiếp cận. Khi hiểu rõ từng nhóm khách hàng, doanh nghiệp sẽ dễ dà9ng tạo ra giá trị phù hợp và xây dựng mối quan hệ bền vững hơn với người tiêu dùng.

Để khám phá thêm các kiến thức về digital marketing, hãy ghé thăm chuyên mục Kiến thức Digital Marketing trên website của Dương Gia Phát. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi