Performance marketing là gì? Các bước xây dựng chiến dịch Performance marketing

Trong thời đại kỹ thuật số, có rất nhiều cách tiếp cận mang lại hiệu quả cao trong marketing. Một trong số đó phải kể đến performance marketing – một hình thức marketing được phát triển dựa trên dữ liệu với khả năng đo lường và tối ưu liên tục. Trong bài viết này, Dương Gia Phát sẽ giải thích khái niệm “Performance marketing là gì?” cũng như hướng dẫn cách xây dựng chiến dịch performance marketing hiệu quả.

Performance marketing là gì?

Performance marketing là gì
Performance marketing (marketing dựa trên hiệu suất)

Performance marketing (marketing dựa trên hiệu suất) là hình thức marketing mà doanh nghiệp chỉ chi trả khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể như nhấp chuột, đăng ký hoặc mua hàng. Hình thức này cho phép doanh nghiệp đánh giá hiệu quả, điều chỉnh chiến dịch và tối ưu hóa ngân sách marketing dựa trên dữ liệu thực tế một cách nhanh chóng.

Đặc điểm của performance marketing

Đặc điểm của Performance marketing
Các đặc điểm của performance marketing

Performance marketing sở hữu một số đặc điểm nổi bật mà các doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng phương thức này:

Trả tiền theo kết quả: Điều này có nghĩa là doanh nghiệp chỉ chi trả khi có hành động cụ thể được thực hiện, chẳng hạn như nhấp chuột, điền vào biểu mẫu hoặc thực hiện giao dịch. Điều này giúp doanh nghiệp kiểm soát chi phí và tránh việc lãng phí ngân sách vào các quảng cáo không mang lại kết quả.

Tính đo lường rõ ràng: Performance marketing có thể đo lường trực tiếp qua các chỉ số như số lượt nhấp chuột, doanh thu, hoặc tỉ lệ chuyển đổi (Conversion Rate). Các công cụ như Google Analytics hay Facebook Ads Manager cho phép theo dõi, phân tích và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo một cách nhanh chóng.

Tối ưu hóa chiến dịch theo thời gian thực: Với các nền tảng quảng cáo trực tuyến, performance marketing cho phép tối ưu hóa chiến dịch trong thời gian thực. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể thay đổi ngân sách, đối tượng mục tiêu, hoặc nội dung quảng cáo ngay lập tức để cải thiện hiệu quả chiến dịch.

Chạy trên nhiều nền tảng: Performance marketing không giới hạn ở một kênh quảng cáo duy nhất. Doanh nghiệp có thể triển khai chiến dịch trên nhiều nền tảng khác nhau như Google, Facebook, TikTok và tiếp thị liên kết (affiliate marketing), giúp tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng ở nhiều nơi.

Các bước xây dựng chiến dịch Performance marketing hiệu quả

marketing hiệu suất
Các bước xây dựng chiến dịch performance marketing

Để xây dựng một chiến dịch performance marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện một quy trình rõ ràng và chặt chẽ. Các bước dưới đây sẽ giúp tối ưu hóa chiến dịch và nâng cao hiệu quả:

Xác định mục tiêu chiến dịch cụ thể và có thể đo lường

Mục tiêu trong chiến dịch performance marketing cần phải cụ thể và có thể đo lường được. Doanh nghiệp nên tập trung vào các chỉ số như tăng doanh thu hoặc cải thiện tỉ lệ chuyển đổi (Conversion rate). Ví dụ: Mục tiêu là “Tăng doanh thu từ chiến dịch Google Ads lên 20% trong vòng 30 ngày” hoặc “Tăng tỉ lệ chuyển đổi từ 1,5% lên 3% trong 45 ngày”. Những mục tiêu này giúp doanh nghiệp tập trung vào các chỉ số quan trọng theo mốc thời gian và có thể đánh giá hiệu quả chiến dịch một cách rõ ràng.

Lựa chọn kênh quảng cáo phù hợp

Để nâng cao được hiệu quả của chiến dịch performance marketing và tối ưu chi phí, doanh nghiệp cần phân tích kỹ lưỡng dữ liệu khách hàng, nghiên cứu hành vi, insight và sở thích của họ, từ đó tạo ra các thông điệp và nội dung quảng cáo phù hợp. Ví dụ, nếu khách hàng mục tiêu là người dùng trẻ tuổi, các nền tảng như Instagram hay TikTok có thể hiệu quả và dễ tiếp cận hơn. Ngược lại, đối với khách hàng là các doanh nghiệp, LinkedIn và Google Ads có thể mang lại kết quả tốt hơn.

Phân tích và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Để xây dựng một chiến dịch quảng cáo hiệu quả, việc xác định đúng đối tượng khách hàng là rất quan trọng. Đối tượng khách hàng cần được phân loại chính xác, dựa trên hành vi, sở thích, nhu cầu và các yếu tố nhân khẩu học. Ví dụ, nếu chiến dịch quảng cáo nhắm vào nhóm người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe, quảng cáo có thể nhắm đến những người tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thực phẩm bổ sung, hoặc có thói quen tập thể dục.

Cách xem target của đối thủ fb ads
Cách xác định đối tượng mà đối thủ đang nhắm đến trong chiến dịch quảng cáo Facebook

Một cách đơn giản để hiểu cách đối thủ đang nhắm mục tiêu quảng cáo là sử dụng tính năng “Tại sao bạn nhìn thấy quảng cáo này” trên Facebook. Khi thấy một quảng cáo, bạn có thể click vào liên kết này để kiểm tra đối tượng mà quảng cáo đó nhắm đến. Điều này sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về cách đối thủ xác định và tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Tạo thông điệp và nội dung đồng nhất

Nội dung quảng cáo cần được thiết kế để thu hút sự chú ý và tạo động lực thúc đẩy khách hàng hành động ngay lập tức. Thông điệp phải rõ ràng, dễ hiểu và nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông, đảm bảo khách hàng nhận được thông điệp đồng nhất phù hợp với giá trị của doanh nghiệp và định hướng nội dung ban đầu.

Thông điệp quảng cáo cần trực tiếp giải quyết nhu cầu của khách hàng mục tiêu, đồng thời làm nổi bật giá trị và lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ. Để tăng tính hấp dẫn, thông điệp cần liên kết chặt chẽ với những lợi ích khách hàng sẽ nhận được ngay khi hành động.

Ví dụ nội dung quảng cáo Google
Tiêu đề và nội dung quảng cáo mang tính thời hạn về chương trình ưu đãi

Ngoài thông điệp, các ưu đãi như giảm giá, quà tặng, hoặc khuyến mại có thời gian giới hạn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự khẩn cấp, kích thích khách hàng quyết định mua ngay. Việc kết hợp hợp lý giữa thông điệp và ưu đãi sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy họ hành động ngay mà không chần chừ.

Tối ưu trang đích

Trang đích (landing page) cần phải phù hợp với nội dung quảng cáo và được tối ưu hóa để khách hàng dễ dàng thực hiện hành động như mua hàng, đăng ký hoặc điền thông tin. Thiết kế trang phải đơn giản, dễ sử dụng và có các nút gọi hành động (CTA) rõ ràng.

Thiết lập nút CTA trên nội dung, chiến dịch quảng cáo Facebook
Thiết lập nút CTA trên nội dung, chiến dịch quảng cáo Facebook

Ví dụ, nếu chiến dịch quảng cáo liên quan đến chương trình giảm giá, trang đích nên làm nổi bật ưu đãi này và có nút “Mua ngay” dễ dàng nhận diện hoặc khuyến khích khách hàng thực hiện hành động ngay lập tức bằng lời kêu gọi hành động rõ ràng trong đoạn mô tả, tiêu đề, nội dung dung chi tiết,…

Theo dõi, phân tích và điều chỉnh chiến dịch

Performance marketing đòi hỏi việc theo dõi và đo lường liên tục. Doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, Facebook Ads Manager, hoặc các nền tảng quảng cáo khác để theo dõi kết quả như tỉ lệ chuyển đổi (CR) hoặc chi phí mỗi hành động (CPC). Việc phân tích này giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến dịch kịp thời để tối ưu hóa kết quả. Ví dụ, nếu một quảng cáo không mang lại hiệu quả, có thể thay đổi thông điệp hoặc thử nghiệm A/B để cải thiện hiệu quả.

Phân biệt Performance marketing và Marketing performance

Dù có tên gọi khá giống nhau, nhưng performance marketing và marketing performance lại là hai khái niệm khác biệt:

  • Performance marketing là một phương thức marketing trong đó các doanh nghiệp chỉ trả tiền khi đạt được kết quả cụ thể từ chiến dịch quảng cáo. Các kết quả này có thể là lượt click, lượt chuyển đổi hoặc doanh thu.
  • Marketing performance là việc đo lường và phân tích hiệu quả của các hoạt động marketing. Các công cụ và chỉ số được sử dụng để đánh giá mức độ thành công của chiến dịch, chẳng hạn như ROI (Return on Investment), CPC, CPA v.v.
Yếu tốPerformance MarketingMarketing Performance
Khái niệmHình thức marketing dựa trên hiệu suất/kết quả, chi trả khi có hành động cụ thể từ khách hàngĐo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing
Mục tiêuĐạt kết quả ngay lập tức (như bán hàng, nhấp chuột, đăng ký)Đánh giá mức độ thành công của chiến dịch (ROI, tỷ lệ chuyển đổi)
Đo lườngDễ dàng đo lường và theo dõi kết quả cụ thểĐo lường hiệu quả qua các chỉ số như ROI, chi phí chuyển đổi, v.v.
Thời gian kết quảNgắn hạn, có thể đo lường ngay lập tứcDài hạn, kết quả thường không thấy ngay lập tức

So sánh Performance marketing và Brand marketing

Brand marketing là hình thức marketing tập trung vào xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu của một doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng. Mục tiêu của brand marketing không phải là tạo ra chuyển đổi ngay lập tức (như performance marketing), mà là tạo dựng nhận thức lâu dài về thương hiệu, tăng cường lòng trung thành của khách hàng và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

Performance marketing và brand marketing có những sự khác biệt lớn về mục tiêu, phương thức và cách thức đo lường kết quả. Theo dõi bảng so sánh dưới đây để có cái nhìn trực quan hơn:

Tiêu chíPerformance MarketingBrand Marketing
Mục tiêuThúc đẩy hành động ngay lập tức từ người dùng (như nhấp chuột, chuyển đổi, doanh số bán hàng).Xây dựng nhận diện thương hiệu, tạo dựng mối liên kết cảm xúc lâu dài với khách hàng.
Cách đo lường hiệu quảĐo lường qua các chỉ số cụ thể: CPA, ROAS, CTR, CR.Đo lường qua các yếu tố cảm xúc và dài hạn: brand awareness, brand equity v.v.
Thời gian tác động

Tác động nhanh, có thể đạt kết quả ngay lập tức, với khả năng điều chỉnh chiến dịch linh hoạt dựa trên dữ liệu thu thập được.

Lâu dài, tập trung vào việc xây dựng lòng tin và giá trị thương hiệu vững mạnh.
Kênh sử dụngCác kênh digital như quảng cáo trả phí (Google Ads, Facebook Ads), tiếp thị liên kết, quảng cáo hiển thị v.v.Các kênh marketing truyền thống và digital marketing như TV, radio, quảng cáo ngoài trời, PR, website, email marketing, social media.
Tính linh hoạtLinh hoạt, dễ điều chỉnh và tối ưu dựa trên kết quả trực tiếp từ các chiến dịch.Ít linh hoạt hơn, cần thời gian dài để xây dựng mối quan hệ cảm xúc với khách hàng.
Tác động tới kết quảTập trung vào kết quả ngắn hạn, như doanh số bán hàng hoặc thu thập thông tin khách hàng tiềm năng (leads).Tác động lâu dài, giúp xây dựng một thương hiệu vững mạnh và uy tín.
Ứng dụng trong doanh nghiệpThích hợp cho các mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn, thúc đẩy hành động tức thời.Thích hợp cho các mục tiêu xây dựng thương hiệu và lòng trung thành lâu dài.

Doanh nghiệp nên làm Performance marketing hay Brand marketing?

Mỗi hình thức đều có những ưu điểm riêng và phù hợp với các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Việc quyết định sử dụng performance marketing hay brand marketing cần dựa vào mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn, cùng với ngân sách và khả năng đo lường kết quả của doanh nghiệp.

Nếu mục tiêu là đạt được kết quả nhanh chóng như tăng doanh thu hoặc thu hút khách hàng mới, performance marketing sẽ là lựa chọn phù hợp. Hình thức này cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách, tập trung vào kết quả cụ thể và dễ dàng đo lường hiệu quả. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp chọn kết hợp cả hai hình thức. Brand marketing giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho thương hiệu, trong khi performance marketing thúc đẩy kết quả nhanh chóng và tối ưu hóa ngân sách quảng cáo.

Để triển khai performance marketing thành công, bạn cần xây dựng kế hoạch chi tiết, tập trung vào các nền tảng quảng cáo uy tín, tận dụng công cụ đo lường để theo dõi, đánh giá và tối ưu chiến dịch. Dương Gia Phát hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu tổng quan và cách xây dựng chiến dịch performance marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công.

Bài viết liên quan: https://duonggiaphat.vn/cac-chi-so-do-luong-hieu-qua-marketing/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi