Relevant content là gì? Mức độ liên quan của nội dung quan trọng như thế nào với SEO?

“Relevant experience – kinh nghiệm liên quan” là một yếu tố thường được đề cập trong CV, giúp các nhà tuyển dụng đánh giá năng lực và mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí đang tuyển dụng. Tương tự, trong lĩnh vực SEO, relevant content cũng là một yếu tố giúp công cụ tìm kiếm đánh giá và quyết định vị trí hiển thị cho website của bạn. Vậy relevant content là gì? Tầm quan trọng của nó đối với SEO như thế nào? Hãy cùng Dương Gia Phát khám phá câu trả lời trong bài viết sau đây!

Relevant content là gì?

content relevance
Content relevance là gì?

Nếu “relevant experience” thể hiện giá trị của ứng viên đối với nhà tuyển dụng, thì relevant content (mức độ liên quan của nội dung) thể hiện giá trị của nội dung trên website với truy vấn của người dùng. Content relevance đề cập đến mức độ phù hợp và liên quan giữa nội dung của một trang web đối với các từ khóa hoặc truy vấn mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm.

vi du muc do lien quan cua noi dung
Ví dụ mức độ liên quan giữa nội dung của website duonggiaphat.vn đối với từ khóa “đào tạo digital marketing cho nhà quản lý”.

Hiện nay, các công cụ tìm kiếm như Google, ưu tiên mức độ liên quan của nội dung để đảm bảo người dùng nhận được kết quả phù hợp nhất với truy vấn của họ. Do đó, khi nội dung trên website càng phù hợp với truy vấn của người dùng, thì khả năng website được tăng thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) càng cao.

Tại sao content relevance lại quan trọng đối với SEO?

content relevance trong seo
Tầm quan trọng của content relevance đối với SEO

Thuật toán xếp hạng của Google sẽ xem xét rất nhiều yếu tố và tín hiệu trước khi kết quả phù hợp nhất cho người dùng. Trong đó, relevance (mức độ liên quan) được xem là một yếu tố quan trọng khi xếp hạng website ngoài trang kết quả tìm kiếm của Google. Thông qua mức độ liên quan của nội dung trên website, hệ thống trí tuệ nhân tạo của Google có thể phân loại, xử lý một cách thông minh để cho ra kết quả nhanh chóng và phù hợp nhất với các truy vấn của người dùng, ngay cả khi nội dung đó không chứa từ khóa chính xác.

Các yếu tố góp phần tạo nên sự liên quan của nội dung trong SEO

Có một số yếu tố góp phần tạo nên sự liên quan của nội dung, bao gồm: mức độ liên quan của từ khóa (keyword relevance), chất lượng của backlink và internal link, ngữ cảnh liên quan (contextual relevance), uy tín, thẩm quyền của thương hiệu và chuyên môn của tác giả bài viết (EAT):

Mức độ liên quan của từ khóa

Keyword relevance đề cập đến mức độ phù hợp của từ hoặc cụm từ khóa được sử dụng trong nội dung bài viết. Các công cụ tìm kiếm sử dụng mức độ liên quan này để xác định nội dung nào phù hợp nhất để trả về cho người dùng trên SERP. Tuy nhiên mức độ liên quan không chỉ phụ thuộc vào từ khóa chính xác trong một cụm từ tìm kiếm, mà còn đòi hỏi việc tích hợp nhiều từ khóa ngữ nghĩa (semantic keyword) và các chủ đề liên quan đến nội dung.

Chẳng hạn như, Dương Gia Phát SEO từ khóacontent direction là gì thì đồng nghĩa phải tối ưu thêm các từ khóa: content pillar và content angle, performance content, tone & mood,… vì đây chính là những từ khoá và nội dung liên quan cần được phát triển trong kế hoạch định hướng nội dung. Bên cạnh đó, khi đề cập đến những từ khóa này trong nội dung bài viết, Google sẽ dễ nhận diện và hiểu nội dung của Dương Gia Phát đang nói đến chủ đề content direction.

Ngữ cảnh liên quan

Tính liên quan theo ngữ cảnh đề cập đến mức độ phù hợp của nội dung với tình huống, địa điểm hoặc một lĩnh vực cụ thể. Chẳng hạn, Dương Gia Phát là công ty chuyên cung cấp các giải pháp digital marketing, bao gồm tư vấn, đào tạo và triển khai. Vì vậy, công ty sẽ phù hợp với việc triển khai các nội dung liên quan đến SEO, content marketing, dịch vụ tư vấn và đào tạo digital marketing. Nhờ vào ngữ cảnh liên quan và các tín hiệu tích cực khác, những chủ đề trên của Dương Gia Phát sẽ có khả năng đạt vị trí cao hơn trên SERP so với các website không có ngữ cảnh liên quan.

Ví dụ về ngữ cảnh liên quan
Ví dụ về ngữ cảnh liên quan, từ khóa “dịch vụ tư vấn digital marketing” của Dương Gia Phát

Ví dụ: Từ khóa “dịch vụ tư vấn digital marketing” của Dương Gia Phát đang ở vị trí TOP 1 trên trang kết quả tìm kiếm của Google.

Backlink chất lượng là những liên kết đến từ các website uy tín, có nội dung hữu ích và liên quan đến chủ đề website hoặc lĩnh vực kinh doanh của bạn. Các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá cao chất lượng và mức độ liên quan của website, khi thấy nhiều trang web đáng tin cậy liên kết đến nội dung của bạn. Điều này giúp cho website của bạn đạt được thứ hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm với các từ khóa liên quan.

Liên kết nội bộ phù hợp

Internal links giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin liên quan và khám phá các nội dung khác của website; giữ người dùng ở lại trang lâu hơn và giảm tỷ lệ thoát. Bên cạnh đó, việc xây dựng liên kết nội bộ hợp lý, sẽ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được mối quan hệ giữa các trang và xác định những nội dung nào phù hợp với chủ đề chính.

Ví dụ về internal link
Ví dụ về internal link theo ngữ cảnh phù hợp

Giả sử: Bạn đang đọc bài viết mẫu kế hoạch digital marketing” trên website duonggiaphat.vn. Bạn sẽ thấy có một anchor text mà khi nhấp vào sẽ dẫn bạn đến bài viết khách hàng mục tiêu là gì. Đó là một liên kết nội bộ giúp bạn có thể tìm hiểu thêm về chủ đề liên quan.

E-A-T

E-A-T là ba yếu tố mà Google sử dụng để đánh giá chất lượng và độ uy tín của nội dung trang web:

  • Expertise (Chuyên môn): Những nội dung được viết bởi chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể, sẽ giúp tăng mức độ liên quan và uy tín của nội dung trên website, khi người dùng tìm kiếm thông tin chi tiết và chuyên sâu. Yếu tố này đặc biệt quan trọng đối với các trang web cung cấp thông tin y tế, tài chính hoặc các lĩnh vực yêu cầu kiến thức chuyên sâu.
  • Authoritativeness (Thẩm quyền): Website và tác giả của nội dung phải được công nhận là những thực thể có thẩm quyền trong lĩnh vực mà họ đang viết hoặc nhắc đến. Các liên kết từ các trang web uy tín, các đánh giá tích cực, báo chí hoặc các tài liệu tham khảo đề cập đến thương hiệu của bạn (brand mention) đều có thể củng cố tính thẩm quyền cho website.
  • Trustworthiness (Độ tin cậy): Một trang web cung cấp thông tin liên hệ rõ ràng, chính sách bảo mật minh bạch và nhận được nhiều đánh giá tích cực, sẽ tạo ra sự tin cậy và an tâm khi người dùng tiếp cận nội dung.

Kết luận

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về relevant content và tầm quan trọng của nó trong SEO. Với kinh nghiệm hơn 12 năm triển khai SEO, Dương Gia Phát tin rằng, việc đầu tư vào content relevance không chỉ cải thiện các hoạt động SEO mà còn mang lại những giá trị bền vững khác cho doanh nghiệp. Mong rằng những chia sẻ về các yếu tố tạo nên sự liên quan của nội dung, sẽ hỗ trợ bạn trong việc tối ưu hóa nội dung hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công!

Nguồn tham khảo: https://ahrefs.com/seo/glossary/content-relevance

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi