Content hub là gì? Cách xây dựng content hub tối ưu SEO cho website

Trong việc xây dựng hệ thống nội dung chất lượng, content hub đang trở thành cách tiếp cận phổ biến, được nhiều thương hiệu lớn áp dụng để tăng traffic, giữ chân người dùng và củng cố độ uy tín trên công cụ tìm kiếm. Vậy content hub là gì và có vai trò như thế nào? Làm thế nào để bạn xây dựng được một cấu trúc content hub chất lượng? Trong bài viết này, Dương Gia Phát sẽ chia sẻ đến bạn tổng quan về cách xây dựng một content hub chi tiết.

Tổng quan về content hub

Content hub là gì?

Content hub là gì?
Content hub là gì?

Content hub (hệ thống cấu trúc nội dung) là một tập hợp các nội dung liên quan chặt chẽ, xoay quanh một chủ đề, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là nơi tổng hợp, phân loại và liên kết các nội dung thành một hệ thống đồng bộ, có tính logic và nhất quán. Một cách dễ hiểu, mỗi trụ cột nội dung (pillar topic) và các chủ đề nội dung liên quan (cluster topic) sẽ được xây dựng & liên kết chặt chẽ tạo thành một content hub.

Content hub có thể được trình bày dưới nhiều định dạng khác nhau như bài viết, hình ảnh, infographic, tài liệu tải về, video hoặc công cụ hỗ trợ. Mục tiêu của content hub không chỉ là cung cấp thông tin chuyên sâu cho người dùng mà còn là tạo ra một “mạng lưới” hệ thống nội dung, giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về chiều sâu chủ đề mà doanh nghiệp muốn khai thác.

Ví dụ: Một doanh nghiệp chuyên kinh doanh hoa tươi xây dựng content hub về chủ đề “hoa tươi” với các định dạng nội dung xoay quanh có thể triển khai như sau:

  • Các bài viết về các loại hoa tươi đẹp, phổ biến.
  • Các video hướng dẫn cách cắm hoa tươi.
  • Các bài đánh giá những cửa hàng hoa tươi đẹp.
  • Các bài viết hướng dẫn cách bảo quản hoa tươi.
  • Infographic về các cách cắm hoa tươi đẹp.

> Xem thêm: Content marketing là gì? Tổng quan kiến thức về content marketing từ A-Z

Cấu trúc của content hub

Mô hình “hub-and-spoke”
Mô hình “hub-and-spoke”

Content hub là một cấu trúc được xây dựng bằng cách tập trung nội dung xung quanh một chủ đề cụ thể, sử dụng mô hình “hub-and-spoke” để tổ chức và liên kết thông tin. Trang hub là nơi cung cấp cái nhìn tổng quan, trong khi các trang spoke sẽ đi sâu vào các khía cạnh chi tiết. Qua đó, cấu trúc này không chỉ giúp người dùng dễ dàng khám phá thông tin mà còn tối ưu SEO cho website.

“Theo Neil Patel, các website xây dựng content hub có thể tăng lưu lượng truy cập tự nhiên lên đến 50-60% nhờ vào cấu trúc liên kết nội bộ mạnh mẽ.”

Mô hình hub-and-spoke là nền tảng của content hub:

  • Trang hub (Trung tâm): Đây là trang nội dung chủ đạo trong kế hoạch xây dựng nội dung, đóng vai trò như “trọng tâm” của toàn bộ hệ thống content hub. Trang hub thường mang tính tổng quan, bao quát chủ đề chính, đồng thời giới thiệu các khía cạnh liên quan và liên kết đến các nội dung chi tiết (spoke).
  • Trang spoke (Nhánh): Đây là các nội dung vệ tinh xoay quanh chủ đề chính, có thể được thể hiện qua nhiều định dạng khác nhau. Mỗi spoke sẽ làm rõ một khía cạnh cụ thể và nếu cần thiết, có thể tiếp tục phân tách thành các sub-spoke để khai thác sâu hơn các chi tiết nhỏ trong chủ đề.

Phân biệt content hub và content pillar

Tiêu chí phân biệt content hub và content pillar
Tiêu chí phân biệt content hub và content pillar

Content hub và content pillar thường bị nhầm lẫn, nhưng chúng có sự khác biệt và phân cấp rõ ràng, dưới đây là bảng so sánh chi tiết.

Tiêu chíContent hubContent pillar
Khái niệmLà một hệ thống nội dung xoay quanh một chủ đề chính, trong đó các định dạng nội dung có liên kết chặt chẽ với nhau.Là một bài viết chính có độ bao quát cao, giữ vai trò như “nội dung trụ cột” cho các bài viết liên quan.
Mục tiêuGiúp quản lý, phân loại nội dung một cách hợp lý, tăng trải nghiệm người dùng và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.Tăng độ tin cậy, thể hiện chuyên môn và thúc đẩy lượng truy cập tự nhiên đến website.
Cấu trúc nội dungBao gồm pillar page, các bài viết phụ và các định dạng nội dung khác được liên kết có chiến lược, tạo thành một trung tâm nội dung hoàn chỉnh.Một bài viết chính liên kết với nhiều bài phụ, mỗi bài đào sâu vào một khía cạnh nhỏ hơn của chủ đề.
Độ bao phủBao quát nhiều chủ đề phụ liên quan trong một chủ đề tổng thể.Tập trung vào một chủ đề rộng, sau đó phân tách thành các nhánh nhỏ để triển khai.
Minh họaVí dụ: Content hub chủ đề “hoa tươi” có thể bao gồm các bài viết pillar “cách bảo quản hoa tươi”, “cách chọn hoa tươi”, hay video hướng dẫn cách cắm hoa tươi,…Ví dụ: Một bài viết pillar về chủ đề lớn “cách chọn hoa tươi” có thể liên kết đến các bài phụ như “cách chọn hoa tươi khai trương”, “cách chọn hoa tươi tặng đối tác”, “cách chọn hoa tươi tặng bạn gái”…

Vì sao content hub lại quan trọng trong kế hoạch xây dựng nội dung?

Vai trò của content hub là gì?
Vai trò của content hub là gì?

Content hub đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch triển khai nội dung với những khả năng như sau:

  • Cải thiện tối ưu SEO: Mô hình hub-and-spoke có khả năng tăng cường liên kết nội bộ, giúp công cụ tìm kiếm Google dễ dàng crawl (thu thập dữ liệu) và index (lập chỉ mục) nội dung trên website. Ngoài ra, khi trang web được đánh giá là nguồn thông tin chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể, sẽ cải thiện rõ rệt thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) cho các từ khóa có liên quan.
  • Tăng trải nghiệm người dùng: Người dùng có thể tìm thấy tất cả thông tin liên quan trong một trang, từ đó giảm tỷ lệ thoát và tăng thời gian người dùng ở lại website. Ngoài ra, điều này còn là một tín hiệu tốt trong việc cải thiện thứ hạng cho trang web.
  • Xây dựng uy tín và thương hiệu: Content hub cung cấp nội dung chuyên sâu giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế chuyên gia trong lĩnh vực. Ví dụ, một content hub về “Dinh dưỡng cho người tập gym” có thể giúp một thương hiệu thực phẩm bổ sung xây dựng lòng tin với khách hàng.
  • Tăng tỉ lệ chuyển đổi: Content hub dẫn dắt người dùng qua hành trình mua hàng, từ giai đoạn nhận thức vấn đề đến quyết định mua hàng. Do đó, các liên kết đến trang sản phẩm hoặc form đăng ký trong content hub sẽ có thể tăng khả năng gia tăng chuyển đổi.

> Xem thêm: Conversion rate là gì? Các cách tối ưu hóa tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả

Cách xây dựng content hub tối ưu cho hoạt động marketing

Cách để website có content hub

Hướng dẫn quy trình xây dựng content hub
Hướng dẫn quy trình xây dựng content hub

Khi triển khai content hub, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hướng tiếp cận bên dưới, tùy theo nguồn lực và tình trạng nội dung hiện có:

  • Phát triển mới từ đầu: Marketer có thể tạo hẳn một chuyên mục riêng hoặc thậm chí một website con chỉ dành cho content hub. Hướng đi này cho phép bạn tự do thiết kế, xây dựng kiến trúc thông tin và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng ngay từ đầu. Tuy nhiên, cách này sẽ yêu cầu cần nhiều thời gian, công sức và nguồn lực hơn để triển khai đầy đủ.
  • Tổ chức lại nội dung hiện có: Một lựa chọn khác cho marketer là tận dụng các tài nguyên sẵn có trên website như bài viết blog, video, infographic… và sắp xếp lại theo mô hình hub & spoke. Cách này giúp marketer tiết kiệm thời gian hơn và đồng thời tận dụng sức mạnh SEO của các bài đã có, hỗ trợ Google nhanh chóng nhận diện cấu trúc nội dung mới.

Hướng dẫn chi tiết các bước xây dựng content hub

Bước 1: Lựa chọn chủ đề trung tâm và phân nhánh nội dung

Trước khi bắt tay xây dựng content hub, marketer cần xác định chủ đề trụ cột (pillar topic) phù hợp với lĩnh vực của thương hiệu và có tiềm năng thu hút người dùng. Từ đó, marketer tiếp tục phân chia ra các chủ đề nhỏ hơn (cluster topics) để làm rõ từng khía cạnh của hệ thống nội dung.

  • Xây dựng chủ đề chính: Marketer nên chọn chủ đề bao quát và có khả năng phát triển nội dung sâu rộng, ví dụ như “Kiến thức SEO”.
  • Xây dựng chủ đề con: Từ chủ đề chính, bạn có thể chia nhỏ các chủ đề như: “Kiến thức SEO On-page”, “Kiến thức SEO Off-page”,…
  • Xây dựng mindmap cho nội dung: Marketer nên lập sơ đồ nội dung nhằm trực quan hóa hệ thống và đảm bảo không bỏ sót phần nội dung nào quan trọng.

Bước 2: Tiến hành nghiên cứu từ khóa chuyên sâu

Khi đã có cấu trúc chủ đề, việc nghiên cứu từ khóa là bước tiếp theo để đảm bảo nội dung của bạn được tối ưu cho các công cụ tìm kiếm.

  • Nghiên cứu từ khóa: Marketer có thể dùng công cụ như Google Keyword Planner, Ahrefs, SEMrush… để thu thập danh sách từ khóa liên quan.
  • Phân loại từ khóa: Sau khi có danh sách từ khóa, bạn cần phân loại thành các dạng từ khóa: chính, phụ, dài, câu hỏi… để dễ dàng lên nội dung phù hợp.
  • Xác định search intent (mục đích tìm kiếm): Marketer cần nghiên cứu cách người dùng đang tìm hiểu thông tin như thế nào để tổng hợp và chọn lọc từ khóa phù hợp.

Bước 3: Gán từ khóa cho từng phần nội dung

Sau khi có danh sách từ khóa đầy đủ, bạn cần sắp xếp và phân phối chúng vào đúng phần nội dung phù hợp.

  • Chọn từ khóa chính có lượng tìm kiếm cao để làm chủ đề cho bài pillar page.
  • Gán các từ khóa phụ, từ khóa dài hoặc dạng câu hỏi vào các cluster pages tương ứng.
  • Tránh trùng lặp bài viết và đảm bảo mỗi bài viết đáp ứng đúng ý định tìm kiếm của người dùng.

Bước 4: Kiểm tra lại nội dung sẵn có trên website

Nếu bạn xây dựng content hub dựa trên tài nguyên hiện có của website, đừng bỏ qua bước rà soát dữ liệu sẵn có.

  • Tìm các bài viết có thể cập nhật, tối ưu và tích hợp vào content hub.
  • Loại bỏ hoặc gộp nội dung trùng lặp để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả SEO.

Ở bước này, marketer có thể tận dụng các công trụ hỗ trợ rà soát nội dung như sau:

  • Screaming Frog: Hỗ trợ thu thập toàn bộ URL trên website, kiểm tra cấu trúc trang và đánh giá các nội dung hiện có.
  • Google Search Console: Theo dõi tình trạng lập chỉ mục (indexing) và hiệu suất tìm kiếm của từng URL trên Google.
  • Google Analytics 4 (GA4): Đo lường lượng truy cập, xác định những nội dung đang thu hút người dùng tốt để lên kế hoạch phát triển hoặc mở rộng trong content hub.

Bước 5: Phát triển định dạng nội dung cho content hub

Sau khi đã xác định danh sách chủ đề và từ khóa phù hợp, marketer cần đi sâu hơn vào việc phân tích cách người dùng mong muốn nhận thông tin. Việc này không chỉ dừng lại ở việc biết họ đang tìm kiếm điều gì, mà còn bao gồm việc hiểu rõ hình thức nội dung nào (bài viết, video, infographic,…) sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Marketer có thể thực hiện qua một số cách sau:

  • Phân tích nội dung phổ biến trên trang kết quả tìm kiếm (SERP): Quan sát các kết quả hiển thị ở top đầu Google để xác định định dạng nội dung nào đang được ưu tiên: bài viết blog, video, infographic, danh sách (listicle), câu hỏi thường gặp (FAQ)…
  • Các tính năng nổi bật trên SERP: Kiểm tra xem liệu có xuất hiện các định dạng như đoạn trích nổi bật (Featured Snippets), hộp “Người cũng hỏi” (People Also Ask), video, hình ảnh, hay carousel… Đây là dấu hiệu cho thấy Google đang ưu tiên kiểu nội dung nào.
  • Mức độ chi tiết của nội dung: Xác định xem người dùng thích đọc nội dung ngắn gọn, dễ hiểu hay những bài viết dài, chuyên sâu, mang tính hướng dẫn.

Bước 6: Tối ưu cấu trúc URL và hành trình khách hàng

Một content hub chất lượng không chỉ nằm ở nội dung hữu ích mà còn ở trải nghiệm truy cập và điều hướng người dùng một cách thông minh.

Marketer cần tối ưu cấu trúc URL rõ ràng, gần trang chủ để tăng sức mạnh liên kết nội bộ, như ví dụ sau:

  • Hub chính: domain.com/content-hub
  • Danh mục: domain.com/content-hub/topic
  • Trang bài viết: domain.com/content-hub/topic/keyword-title

Ngoài ra, để tối ưu hóa hành trình khách hàng và cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, marketer cần thiết lập một luồng điều hướng mạch lạc, thân thiện với người đọc. Dưới đây là những yếu tố bạn nên lưu ý:

  • Sử dụng breadcrumb (đường dẫn phân cấp): Giúp người đọc dễ dàng định vị vị trí hiện tại và nhanh chóng quay lại chuyên mục chính.
  • Tối ưu liên kết nội bộ: Gắn kết các bài viết liên quan trong cùng hệ thống hub để dẫn dắt người đọc sâu hơn vào các chủ đề chi tiết.
  • Thêm mục lục nội dung (Table of Contents): Mục lục đặc biệt cần thiết với những bài viết dài, giúp người dùng tìm đến thông tin mong muốn một cách nhanh chóng.
  • Kêu gọi hành động (CTA) hợp lý: Hướng người dùng đến các trang có khả năng chuyển đổi cao như liên hệ, tư vấn, hoặc trang sản phẩm/dịch vụ một cách hợp lý với hành trình trên trang của người dùng.

Bước 7: Tối ưu các yếu tố SEO cho nội dung

Để nội dung dễ dàng được Google lập chỉ mục và hiển thị ở vị trí tốt, marketer cần chú ý các yếu tố SEO quan trọng sau:

  • Từ khóa chính xuất hiện trong URL: Đảm bảo ngắn gọn, rõ ràng và dễ nhớ.
  • Tiêu đề (Title tag) hấp dẫn: Nên chứa từ khóa mục tiêu và tạo cảm giác thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên.
  • Mô tả meta (Meta Description) thu hút: Viết nội dung thu hút thúc đẩy người dùng muốn click, đồng thời giữ đúng trọng tâm nội dung.
  • Triển khai Schema Markup (khi cần): Các loại schema như Article, FAQ, hoặc Breadcrumb sẽ giúp cải thiện hiển thị kết quả trên SERP.

Như vậy Dương Gia Phát đã giúp bạn có những thông tin hữu ích về khái niệm content hub là gì. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp marketer có thể xây dựng nội dung một cách có hệ thống, cải thiện SEO, nâng cao uy tín cho thương hiệu và gia tăng chuyển đổi.

Nếu bạn muốn trau dồi thêm kiến thức về viết content hay digital marketing, đừng ngần ngại khám phá chuyên mục Kiến thức Content Marketing tại website Dương Gia Phát. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết và chúc bạn gặt hái thành công trên hành trình sản xuất những nội dung hữu ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi