Sáng tạo là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực content marketing. Tuy nhiên, sự sáng tạo không nên đi quá xa mà cần phải có cơ sở để định hướng. Đối với những người mới, việc áp dụng công thức giúp họ dễ dàng hơn khi bắt đầu viết content. Từ đó tạo nền tảng vững chắc để phát triển kỹ năng và sự sáng tạo của mình. Việc xây dựng khuôn mẫu giúp bài viết có cấu trúc rõ ràng và mạch lạc. Nhờ đó, thông điệp truyền tải đến khách hàng nhất quán và chặt chẽ hơn. Hãy cùng Dương Gia Phát khám phá 10 công thức viết content được sử dụng phổ biến hiện nay!
PAS (Problems – Agitate – Solve)
Thay vì vẽ ra một tương lai tươi sáng khi vấn đề của khách hàng được giải quyết, công thức PAS lại nhấn mạnh đến một tương lai u ám nếu vấn đề đó vẫn chưa được khắc phục. Công thức PAS bao gồm ba phần quan trọng:
- Problem (vấn đề): Nêu vấn đề/nỗi đau cần được giải quyết.
- Agitate (kích thích vấn đề): Nhấn mạnh hoặc khuấy sâu vào những thách thức/khó khăn mà khách hàng gặp phải khi đối mặt với vấn đề trên.
- Solve (giải pháp): Đưa ra cách giải quyết vấn đề thông qua sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
AIDA (Attention – Interest – Desire – Action)
Công thức AIDA là phương pháp viết bài giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm một cách hiệu quả và đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng hơn, bao gồm 4 phần chính:
- Attention (thu hút): Bước đầu tiên là thu hút sự chú ý của mọi người đối với nội dung bạn muốn truyền tải. Điều quan trọng là làm sao để trong hàng ngàn lựa chọn, mọi người phải dừng lại để khám phá và quan tâm đến những gì bạn đang chia sẻ.
- Interest (thích thú): Tạo ra sự thích thú là một bước quan trọng và khó khăn để giữ chân độc giả ở lại. Để làm điều này, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng về chủ đề mà mình muốn truyền tải và hiểu rõ nhu cầu của đối tượng mục tiêu để chọn lọc thông điệp phù hợp nhất. Đừng trình bày quá dài dòng, mà hãy viết ngắn gọn và chính xác để gợi sự thích thú từ độc giả.
- Desire (khơi gợi): Bước tiếp theo bạn nên khơi gợi những mong muốn thật sự của đối tượng mục tiêu. Bởi vì hầu hết mọi người đều mong muốn trải nghiệm cái mới để thỏa mãn sự tò mò của họ. Đây là thời điểm thích hợp để bạn thể hiện làm thế nào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể hỗ trợ họ.
- Action (hành động): 3 Bước trước đã làm nền tảng để bạn tiến tới thành công ở giai đoạn này. Khi đã thu hút đủ sự chú ý, quan tâm và lòng mong đợi, bạn hoàn toàn có thể thúc đẩy đối tượng/khách hàng mục tiêu đến hành động mà bạn mong muốn. Họ có thể đồng ý với ý kiến của bạn, hoặc mua sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
FAB (Features – Advantages – Benefits)
FAB là một trong những phương pháp content marketing phổ biến được nhiều người ưa chuộng. Công thức này hướng dẫn cách tổ chức bài viết theo thứ tự sau:
- Features (tính năng): Tập trung vào những đặc điểm cụ thể của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp cho người dùng.
- Advantages (thế mạnh): Nhấn mạnh vào những điểm mạnh hoặc những tiện ích của sản phẩm/dịch vụ của bạn so với đối thủ cạnh tranh.
- Benefits (lợi ích): Thuyết phục khách hàng bằng những giá trị, trải nghiệm tích cực và lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng.
BAB (Before – After – Bridge)
Với nội dung áp dụng công thức BAB có tác động trực tiếp vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Công thức này thường được áp dụng trong các ngành làm đẹp như thẩm mỹ, tạo kiểu tóc, mỹ phẩm,… Để tạo ra một bài viết BAB hiệu quả, bạn cần viết theo trình tự sau:
- Before (trạng thái trước khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ): Mô tả tình trạng ban đầu của khách hàng, trước khi sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bản.
- After (trạng thái sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ): Hệ quả hoặc tình trạng của khách hàng sau khi dùng sản phẩm/dịch của bạn.
- Bridge (sự liên quan, cầu nối của Before- After): Tập trung nhấn mạnh vào những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang đến cho khách hàng.
4C (Clear – Concise – Compelling – Credible)
4C là công thức nói về các yếu tố cần thiết có trong một bài viết để tạo ra nội dung chất lượng:
- Clear (rõ ràng): Nội dung phải dễ hiểu, câu văn sáng sủa, và thông điệp phải được nhấn mạnh sau khi đọc xong.
- Concise (ngắn gọn): Bài viết nên rút gọn, không quá dài dòng. Tránh việc lan man, lạc đề.
- Compelling (hấp dẫn): Phải đưa ra các luận điểm thuyết phục. Tránh việc viết chung chung, không rõ ràng.
- Credible (đáng tin cậy): Bổ sung thêm chứng cứ, số liệu, hoặc trích dẫn để làm cho bài viết trở nên đáng tin cậy hơn.
3S (Star – Story – Solution)
Công thức 3S cung cấp một bố cục hợp lý để truyền tải một câu chuyện hoặc thông điệp một cách hiệu quả. Từ đó gây dựng được lòng tin và sự đồng cảm từ khách hàng:
- Star (ngôi sao): Bắt đầu bằng việc giới thiệu nhân vật chính hoặc yếu tố trung tâm của câu chuyện. Đây có thể là một người, một sản phẩm, hoặc một vấn đề cụ thể mà bạn muốn tập trung vào. Mục đích là tạo sự kết nối và thu hút sự chú ý của người đọc.
- Story (câu chuyện): Kể câu chuyện xung quanh “ngôi sao” đã giới thiệu. Câu chuyện này có thể là về những thách thức, hành trình, hoặc trải nghiệm của nhân vật chính. Mục tiêu là tạo cảm xúc và sự đồng cảm cho độc giả.
- Solution (giải pháp): Trình bày cách mà nhân vật chính đã sử dụng để giải quyết vấn đề gặp phải. Đây cũng là cơ hội để trình bày sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng mà bạn cần quảng cáo.
4P (Picture – Promise – Prove – Push)
Công thức 4P được áp dụng khá rộng rãi đối với những bài content trên facebook. Thay vì đề cập đến những vấn đề mà khách đang gặp phải, 4P sẽ cố gắng thuyết phục độc giả tin tưởng vào sản phẩm/dịch vụ của mình:
- Picture (hình ảnh): Sử dụng một hoặc nhiều bức ảnh thu hút sự chú ý và gợi tò mò từ khách hàng. Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng đầu tiên và lôi cuốn người xem tiếp tục đọc nội dung.
- Promise (cam kết): Đưa ra lời cam kết về lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại.
- Prove (chứng minh): Cung cấp các dẫn chứng cụ thể để chứng minh rằng lời cam kết của bạn là thật. Điều này có thể bao gồm các đánh giá từ khách hàng trước, các nghiên cứu hoặc các số liệu cụ thể để tạo sự tin tưởng. Các kết quả hữu hình sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn cũng được xem là minh chứng.
- Push (thúc đẩy): Kêu gọi khách hàng thực hiện hành động cụ thể, chẳng hạn như mua hàng, đăng ký dịch vụ hoặc chốt đơn hàng…
5A (Awareness – Appeal – Ask – Action – Advocate)
Trong thời đại công nghệ ngày nay, mô hình 4A (Aware – Attitude – Act – Act again) đã không còn phù hợp để mô tả hành trình mua hàng của khách hàng. Vì vậy, để phù hợp với thời đại số Philip Kotler đã phát triển nên mô hình 5A bao gồm các giai đoạn sau:
- Awareness (nhận biết): Đây là giai đoạn đầu tiên khi khách hàng bắt đầu nhận biết về sự tồn tại của một thương hiệu hoặc sản phẩm thông qua quảng cáo, truyền thông xã hội, hoặc từ người quen.
- Appeal (khả năng thu hút): Sau khi nhận biết, khách hàng sẽ đánh giá mức độ hấp dẫn của thương hiệu hoặc sản phẩm. Ở giai đoạn này, khách hàng bắt đầu hình thành cảm xúc và sự yêu thích đối với thương hiệu.
- Ask (tìm hiểu): Khách hàng tìm hiểu thêm về thương hiệu hoặc sản phẩm: thu thập thông tin, so sánh và đánh giá.
- Action (hành động): Khách hàng quyết định mua hàng hoặc thực hiện hành động cụ thể nào đó, như đăng ký dịch vụ hoặc liên hệ với thương hiệu.
- Advocate (ủng hộ thương hiệu): Nếu họ hài lòng với những trải nghiệm về sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ sẽ ủng hộ thương hiệu với nhiều cách khác nhau: quay lại sử dụng sản phẩm/dịch vụ, giới thiệu cho bạn bè và người thân hoặc chia sẻ lên mạng xã hội.
Trong thời kỳ mà hành trình của khách hàng trở nên phức tạp bởi những khoảnh khắc ngắn hạn (micro moments*), họ có thể nhảy cóc đến bước hành động (action) mà không cần trải qua từng giai đoạn truyền thống.
*Micro moments là những khoảnh khắc nhu cầu của người tiêu dùng đạt đỉnh, khiến họ chủ động tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình.
APP (Agree – Promise – Preview)
Công thức viết content APP là một trong những phương pháp viết mở bài hiệu quả để thu hút và giữ chân người đọc. Nó tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ tin cậy với khách hàng bằng cách:
- Agree (đồng ý): Thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm với vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
- Promise (hứa hẹn): Đưa ra lời hứa rõ ràng về giải pháp hoặc lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang lại.
- Preview (xem trước): Cho khách hàng thấy trước những giá trị cụ thể mà họ sẽ nhận được khi tiếp tục đọc hoặc sử dụng sản phẩm.
>>> Tham khảo 5 cách viết đoạn mở đầu hấp dẫn tại đây.
Công thức 5 sự cản trở
Bài viết content cần phải đưa ra giải pháp cho 5 vấn đề cản trở khách hàng đến với sản phẩm/dịch vụ của bạn:
- Tôi không đủ tiền.
- Tôi không có thời gian.
- Tôi không thích.
- Tôi không tin.
- Tôi không cần.
Đây thường là những phản hồi của khách hàng khi họ nghe tư vấn về một sản phẩm hoặc dịch vụ một cách bất ngờ.
>>> Xem thêm: Các bước xây dựng content direction (định hướng nội dung) hiệu quả
Kết luận
Các công thức viết content là công cụ hữu ích, giúp người sáng tạo nội dung định hình ý tưởng và truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách hiệu quả hơn. Hy vọng bài biết trên của Dương Gia Phát đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp viết content hiệu quả và ứng dụng chúng vào công việc của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chương trình đào tạo digital marketing trên dự án thực tế
Chị Nguyễn Thị Nghị tốt nghiệp chuyên ngành Thương Mại Điện Tử, chị có nhiều kinh nghiệm thực chiến trong ngành Digital Marketing