Trong bối cảnh thị trường sôi động với hàng loạt sản phẩm và dịch vụ đa dạng; Làm thế nào để sản phẩm/dịch vụ của mình nổi bật và thu hút sự chú ý của khách hàng đã trở thành một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Đây chính là lúc mà vai trò của bộ phận Marketing trở nên vô cùng quan trọng. Thông qua các hoạt động phòng Marketing triển khai, không chỉ giúp sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng; mà còn đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Trong bài viết này, Dương Gia Phát sẽ cùng bạn khám phá về vai trò cốt lõi và các chức năng của phòng Marketing; cũng như những thách thức và giải pháp xây dựng đội ngũ Marketing hiệu quả. Hãy theo dõi tiếp nội dung sau đây!
Chức năng của phòng Marketing là gì?
Phòng Marketing là bộ phận chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tiếp cận, thuyết phục khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phòng Marketing còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ và một số chức năng quan trọng như sau:
Xây dựng và quản lý thương hiệu
Chức năng đầu tiên, cũng đóng vai trò quan trọng của phòng Marketing là xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu, bao gồm các nhiệm vụ: xác định giá trị cốt lõi, định vị thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, tạo thông điệp và hình ảnh nhất quán truyền tải đến khách hàng. Công việc này đòi hỏi bộ phận Marketing phải đảm bảo được hình ảnh thương hiệu phù hợp với giá trị cốt lõi và mục tiêu kinh doanh của công ty.
Phát triển sản phẩm/dịch vụ và mở rộng thị phần
Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng khi muốn phát triển sản phẩm và mở rộng thị phần. Nhiệm vụ của phòng Marketing là phải thu thập và phân tích những dữ liệu liên quan đến thị trường, bao gồm: nhu cầu, mong muốn, hành vị, xu hướng tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh. Thông qua kết quả nghiên cứu, phòng Marketing có thể hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh, phát triển sản phẩm phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng và đưa ra các chiến lược đúng đắn.
Tham mưu và đề xuất phương án triển khai Marketing cho Ban Giám đốc
Tham mưu và đề xuất chiến lược cho Ban Giám đốc là chức năng quan trọng của phòng Marketing. Dựa vào sự thấu hiểu sâu sắc về thị trường và khách hàng, thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu; hỗ trợ Ban Giám đốc trong việc đưa ra quyết định đúng đắn, giảm rủi ro và tối ưu hoá ngân sách trước khi triển khai mọi hoạt động.
Lên kế hoạch và thực thi các hoạt động Marketing
Bộ phận Marketing chịu trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai các hoạt động Marketing như: quảng bá, quảng cáo, xúc tiến thương mại,… Đồng thời, phòng Marketing phải liên tục theo dõi, đo lường và đánh giá kết quả các chiến dịch triển khai. Để thực hiện những điều trên, đòi hỏi đội ngũ nhân sự phải có nghiệp vụ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực chiến và khả năng quan sát nhạy bén để kịp thời xử lý rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai.
» Tham khảo mẫu kế hoạch Digital Marketing
Thiết lập mối quan hệ tích cực với công chúng và truyền thông
Để đảm bảo hình ảnh thương hiệu có thiện cảm và dấu ấn tốt đẹp trong lòng công chúng, bao gồm: khách hàng, nhân sự, ứng viên, đối tác, nhà phân phối,…thì bộ phận Marketing cần quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ tích cực với giới truyền thông và báo chí.
Một khi đã hoạt động trong lĩnh vực Marketing nói riêng hay kinh doanh nói chung, thì việc xây dựng và giữ gìn mối quan hệ với giới truyền thông sẽ theo bạn suốt sự nghiệp. Tuyệt đối không được để xảy ra những hiểu lầm không đáng có. Khi có bất kỳ khủng hoảng hay mâu thuẫn gì diễn ra, là đại diện của doanh nghiệp – phòng Marketing luôn phải giữ tâm thế bình tĩnh, chân thành và hợp tác nhất có thể, để xử lý và giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng truyền thông.
Hỗ trợ đội ngũ bán hàng/chăm sóc khách hàng
Marketing không chỉ đơn thuần tạo ra nhu cầu mua hàng, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đội ngũ bán hàng chuyển đổi nhu cầu đó thành doanh số bán hàng thực tế. Nhiệm vụ của phòng Marketing là cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng mục tiêu, cùng phát triển các tài liệu bán hàng (Sale Kit) chất lượng, xây dựng kịch bản bán hàng/chăm sóc khách hàng và tổ chức các sự kiện bán hàng,.. để đội ngũ bán hàng có thể tiếp cận, tương tác trực tiếp và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Đồng thời, những hoạt động này cũng góp phần quảng bá sản phẩm/dịch vụ và tăng nhận diện thương hiệu.
Ngoài ra, mối quan hệ mật thiết với bộ phận bán hàng/chăm sóc khách hàng cũng giúp phòng Marketing có thêm thông tin từ thực tế về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó có thể tìm kiếm được Insight khách hàng và phản ánh chính xác nhu cầu thực tế của thị trường. Đồng thời, có thể điều chỉnh kế hoạch triển khai nhanh chóng và linh hoạt hơn.
Điều hành, quản lý và dẫn dắt đội ngũ Marketing
Người đứng đầu bộ phận Marketing không chỉ đơn thuần là người lãnh đạo, mà còn chịu trách nhiệm điều hành và dẫn dắt đội ngũ Marketing. Ở vai trò này, người đứng đầu phải có nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động Marketing, phân công công việc, giám sát tiến độ làm việc, đánh giá hiệu quả, đào tạo và thúc đẩy sự hợp tác giữa nhân sự nội bộ của phòng Marketing và các phòng ban khác trong tổ chức. Đảm bảo rằng mọi hoạt động của phòng Marketing được thực hiện một cách hiệu quả, đồng nhất với mục tiêu kinh doanh và văn hoá của tổ chức.
Những thách thức doanh nghiệp cần phải đối diện trong quá trình xây dựng bộ phận Marketing
Để có một đội ngũ Marketing nội bộ đáp ứng được mục tiêu kỳ vọng của doanh nghiệp, đòi hỏi lãnh đạo phải cân nhắc kỹ lưỡng về các vị trí cụ thể cần có, số lượng nhân sự và quy trình làm việc cho phòng ban này.
Bên cạnh đó, xu hướng và hành vi mua sắm của người (tiêu) dùng đã có nhiều thay đổi. Các chiến dịch Marketing ngày nay tập trung chủ yếu vào môi trường trực tuyến, đòi hỏi đội ngũ Marketing phải có kiến thức chuyên môn và giàu kinh nghiệm thực chiến trong môi trường số. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đang rất khan hiếm mà các hoạt động triển khai Digital Markeitng của doanh nghiệp ngày càng tăng. Kéo theo việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự Digital Marketing chất lượng đang là thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp.
Hiện nay, nguồn nhân lực trong lĩnh vực Digital Marketing chủ yếu được tạo ra từ 4 nhóm chính: (1) Những người có thâm niên làm việc trong mảng Marketing (có thể đã được đào tạo bài bản hoặc chưa được đào tạo về Marketing); (2) Các cá nhân trẻ từ các ngành khác, sau đó tự mình tìm hiểu hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn về Digital Marketing; (3) Một số người có nền tảng kỹ thuật, thường là từ lĩnh vực công nghệ thông tin; (4) Nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Digital Marketing chưa thực sự đáp ứng được một số kỹ năng mềm và nghiệp vụ chuyên môn theo nhu cầu của doanh nghiệp, cần phải đào tạo lại. Đặc điểm chung của lực lượng nhân sự này là kiến thức và kinh nghiệm làm việc về Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng chưa được toàn diện.
Mặt khác, việc đào tạo và hỗ trợ nhân sự Digital Marketing cũng gặp nhiều khó khăn. Các cấp quản lý và lãnh đạo trong tổ chức thường không có đủ thời gian, kiến thức hoặc kinh nghiệm cần thiết để hỗ trợ phát triển chuyên môn cho đội ngũ của mình trong lĩnh vực này.
Trên đây là tất cả nguyên nhân tạo ra rào cản trong quá trình xây dựng bộ phận Digital Marketing của doanh nghiệp.
Giải pháp xây dựng đội ngũ Digital Marketing Inhouse cho doanh nghiệp
Hiểu được những trăn trở mà bạn đang gặp phải, chúng tôi – Công ty Dương Gia Phát cam kết mang đến 2 giải pháp: Dịch vụ xây dựng đội ngũ Digital Marketing và Đào tạo nhân sự Digital Marketing Inhouse, giúp doanh của bạn giải quyết triệt để những vấn đề trên.
Dịch vụ “Xây dựng đội ngũ nhân sự Digital Marketing Inhouse”
Xây dựng đội ngũ nhân sự Digital Marketing Inhouse là dịch vụ giúp doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự phù hợp với mục tiêu, quy mô và đặc điểm sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang triển khai kinh doanh. Dương Gia Phát cam kết:
- Tuyển dụng đúng và đủ; giảm thiểu rủi ro tuyển sai và tuyển dư người, gây ra lãng phí thời gian và tài chính cho doanh nghiệp.
- Cung cấp nguồn ứng viên chất lượng, có khả năng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
- Tư vấn xây dựng quy trình làm việc của bộ phận Digital Marketing.
- Xây dựng mô tả công việc chuẩn chỉnh và phù hợp cho nhân sự Digital Marketing.
» Xem thông tin chi tiết dịch vụ tại đây
Dịch vụ “Đào tạo Digital Marketing tại doanh nghiệp – Inhouse Training”
Nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng giải quyết vấn đề cho đội ngũ Digital Marketing; mỗi chương trình đào tạo đều hướng đến các tiêu chí sau:
- Bám sát vào nỗi đau hiện hữu của doanh nghiệp, gỡ rối những khó khăn, đưa ra phương hướng và nội dung đào tạo có tính ứng dụng để giải quyết vấn đề.
- Giáo trình được thiết kế riêng, tập trung vào những nội dung cụ thể và phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thời gian đào tạo linh hoạt, chủ yếu tại doanh nghiệp. Tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho đội ngũ nhân sự.
- Hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp sau khoá đào tạo: Theo dõi qua trình triển khai các hoạt động Digital Marketing và đưa ra lời khuyên đến khi doanh nghiệp ổn định.
» Xem thông tin chi tiết dịch vụ tại đây
Kết luận
Dương Gia Phát hy vọng, với những chia sẻ trên, sẽ giúp Quý Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các nhiệm vụ và chức năng của phòng Marketing. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong quá trình xây dựng và đào tạo đội ngũ Digital Marketing. Hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia tư vấn Digital Marketing giàu kinh nghiệm của Dương Gia Phát để được hỗ trợ ngay hôm nay. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Quản lý dự án digital marketing