Trong lĩnh vực marketing, có rất nhiều thuật ngữ và khái niệm thường hay bị nhầm lẫn. Thoạt nhìn chúng có vẻ giống nhau, nhưng khi xét về bản chất và mục đích sử dụng thì lại khác nhau hoàn toàn. Bài viết dưới đây của Dương Gia Phát sẽ chỉ ra các thuật ngữ marketing cơ bản dễ khiến mọi người nhầm lẫn nhất.
Phân biệt các thuật ngữ cơ bản trong marketing dễ gây nhầm lẫn
Branding và brand positioning
Branding (làm thương hiệu) là quá trình xây dựng, phát triển và quản lý hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên, brand positioning (định vị thương hiệu) là cách mà thương hiệu được định vị trong tâm trí khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh và nó cũng chính là một trong những bước quan trọng cần phải làm trong branding.
Digital Marketing & Online Marketing
Thuật ngữ digital marketing là các hoạt động marketing dựa trên các phương tiện kỹ thuật số, bao gồm cả các thiết bị trực tuyến (online) như: SEO, paid search, social, email marketing,… và không trực tuyến (offline) như: SMS, Digital OOH, radio,… để tiếp cận và tương tác với khách hàng. Do đó có thể nói, online marketing là một phần của digital marketing, tập trung vào các hoạt động tiếp thị và quảng cáo trực tuyến trên môi trường internet.
Upsell và Cross sell
Upsell (bán gia tăng) là hoạt động khuyến khích khách hàng mua một sản phẩm/dịch vụ có phiên bản cao cấp hơn so với sản phẩm/dịch vụ ban đầu mà khách hàng đang xem xét hoặc đã chọn. Mục tiêu của upsell là nâng cao giá trị đơn hàng bằng việc thúc đẩy khách hàng mua các phiên bản cao cấp hơn.
Cross sell (bán chéo) là hoạt động khuyến khích khách hàng mua các sản phẩm/dịch vụ khác có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà họ đã chọn hoặc đang xem xét. Mục tiêu của cross sell là tăng giá trị của đơn hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ sung có thể đáp ứng và tối ưu được nhu cầu của họ.
Khuyến mại và khuyến mãi
“Khuyến mại” và “khuyến mãi” là những từ Hán Việt. Trong tiếng Hán, “mại” (买) có nghĩa là mua, còn “mãi” (卖) có nghĩa là bán. Vì vậy, “khuyến mại” nghĩa là “khuyến khích mua” hướng đến người (tiêu) dùng cuối cùng, còn “khuyến mãi” nghĩa là “khuyến khích bán”, hướng đến việc thúc đẩy doanh số bán hàng của người bán (đại lý, nhà phân phối,…).
“Do pháp luật hiện hành chỉ ghi nhận thuật ngữ ‘khuyến mại’ nên việc sử dụng từ ‘khuyến mãi’ trong các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thể sẽ không được chấp nhận. Ví dụ văn bản có tên ‘đăng ký thực hiện chương trình khuyến mãi’.’” – Trích từ luật sư Hà Huy Phong.
» Xem thêm chi tiết tại: Phân biệt khuyến mãi và khuyến mại sao cho đúng?
Customer, Consumer và Shopper
- Customer (Khách hàng): Bao gồm cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức tham gia mua bán/trao đổi trên thị trường. Trong ngành FMCG, customer thường là nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa…).
- Consumer (Người tiêu dùng): Đối tượng cuối cùng sử dụng hoặc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ trên thị trường.
- Shopper (Người mua hàng): Người đưa ra quyết định mua hàng, họ có thể mua hàng cho bản thân hoặc cho gia đình.
Phần lớn mọi người thường hay nhầm giữa shopper và consumer, nên Dương Gia Phát sẽ lấy một ví dụ giúp bạn dễ hình dung như sau:
Có một gia đình gồm một cặp vợ chồng và con nhỏ vừa chuyển vào nhà mới và họ muốn mua một cái tủ lạnh mới để phù hợp hơn với kiến trúc của ngôi nhà. Trong tình huống này, cả gia đình là consumer vì họ là người sử dụng tủ lạnh. Tuy nhiên, chỉ có hai vợ chồng mới là shopper, vì họ là người quyết định và chi tiền để mua tủ lạnh.
Dương Gia Phát muốn nhấn mạnh rằng consumer và shopper có thể là cùng một người/nhóm hoặc không. Trong trường hợp trên, cặp vợ chồng vừa là consumer vừa là shopper. Nhưng trong một tình huống khác, như khi họ mua tã giấy cho con nhỏ, họ sẽ là shopper vì họ chi tiền, còn đứa trẻ là consumer vì em bé là người sử dụng tã giấy.
Giá thành và giá bán
Giá thành hay giá thành sản phẩm là tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất một sản phẩm, bao gồm chi phí lao động, nguyên vật liệu, chi phí sản xuất,… Ngược lại, giá bán là số tiền mà người (tiêu) dùng phải thanh toán để sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
KOL, KOC và Influencer
Influencer là người có sức ảnh hưởng tới một nhóm người/đối tượng nào đó do nhiều yếu tố mà bản thân họ sở hữu hoặc được cộng đồng đánh giá và nhìn nhận về kiến thức, quyền lực, mối quan hệ, địa vị,… Trong đó có 2 thuật ngữ cần chú ý:
- KOL (Key Opinion Leader) là những cá nhân, tổ chức được xem là chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định. Họ là những người có sự ảnh hưởng đáng kể đến công chúng nhờ kiến thức chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực nhất định. Chẳng hạn như trong lĩnh vực công nghệ có thể nhắc đến các tổ chức được xem là KOL như: FPT Software, Viettel, CMC,…
- KOC (Key Opinion Consumer) là người tiêu dùng có ảnh hưởng đến hành vi và quyết định mua sắm của người khác dựa trên trải nghiệm và hiểu biết cá nhân. Trong lĩnh vực review mỹ phẩm không thể không kể tên các KOC như: Góc Của Rư, Chang Makeup,…
» Tham khảo chương trình đào tạo digital marketing trên dự án thực tế dành cho người mới bắt đầu TẠI ĐÂY
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về các thuật ngữ marketing cơ bản thường hay bị nhầm lẫn được đội ngũ Dương Gia Phát tổng hợp. Hy vọng thông qua nội dung này, sẽ giúp bạn tránh được những nhầm lẫn xoay quanh các thuật ngữ marketing. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viêt của chúng tôi!
Quản lý dự án digital marketing