Video Content là gì? Giải mã từ A đến Z các bước xây dựng video triệu view 2025

Video Content ngày càng trở thành công cụ hữu ích giúp các thương hiệu và cá nhân kết nối với người xem một cách dễ dàng hơn. Với khả năng truyền tải thông tin một cách sống động và dễ tiếp cận, video đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing hiện đại. Cùng khám phá những xu hướng video nổi bật năm 2025 và cách xây dựng video content thu hút người xem hiệu quả ngay trong bài viết này. 

Video content là gì?

Video Content là gì?
Video Content là gì?

Video Content là các nội dung truyền tải thông tin, câu chuyện, sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua định dạng video. Đây là hình thức truyền thông ngày càng phổ biến nhờ khả năng thu hút thị giác, cảm xúc và sự chú ý mạnh mẽ từ người xem.

Với sự phát triển của các nền tảng như YouTube, TikTok, Facebook, Instagram,… Video content đã trở thành công cụ không thể thiếu trong chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

Các dạng Video Content phổ biến

Các dạng Video Content phổ biến
Các dạng Video Content phổ biến

Hiện nay, các hình thức video content rất đa dạng, mỗi dạng đều có mục đích và cách tiếp cận khán giả riêng:

  • Video giới thiệu sản phẩm/dịch vụ: Trình bày tính năng, công dụng nổi bật, giúp người xem hiểu rõ về sản phẩm. Chằng hạn như Apple giới thiệu iPhone mới với các tính năng vượt trội như camera, màn hình, hiệu suất,… Video mô tả từng tính năng kèm theo hình ảnh thực tế và tình huống sử dụng, tạo sự hấp dẫn cho người xem.
  • Video hướng dẫn (Tutorial, How-to): Hướng dẫn sử dụng sản phẩm hoặc chia sẻ mẹo vặt hữu ích, tăng giá trị thực tiễn cho người xem. Ví dụ như Dyson tạo video hướng dẫn sử dụng máy hút bụi qua Ngô Đức Duy, chỉ rõ cách dùng, bảo dưỡng và vệ sinh máy. Video không chỉ giúp khách hàng hiểu sản phẩm mà còn tăng độ tin cậy với thương hiệu.
  • Video ngắn (Short-form content: TikTok, Reels, Shorts): Các video ngắn dưới 60 giây, nội dung sáng tạo, bắt trend nhanh và dễ lan truyền. Như cách Zara tạo video ngắn trên TikTok và Instagram Reels, giới thiệu bộ sưu tập mới qua các cảnh thay đồ nhanh và kết hợp trang phục sáng tạo, thu hút sự chú ý và tạo động lực mua sắm từ giới trẻ.
  • Video review/testimonial từ khách hàng: Chia sẻ đánh giá thực tế, tạo niềm tin mạnh mẽ cho thương hiệu. Ví dụ như các influencer đánh giá về dòng giày mới của Nike, chia sẻ cảm nhận về thiết kế, chất lượng và cảm giác khi sử dụng. Họ cũng đưa ra lý do tại sao sản phẩm này phù hợp cho các vận động viên hoặc người yêu thể thao.
  • Video hậu trường (Behind-the-scenes): Khám phá những khoảnh khắc thực tế phía sau sản phẩm hoặc sự kiện, tăng tính kết nối và sự chân thành. Chẳng hạn như LEGO chia sẻ những video về quá trình thiết kế và sản xuất các bộ xếp hình nổi tiếng, cho thấy sự sáng tạo và tỉ mỉ trong từng công đoạn. 
  • Video phỏng vấn (Interview): Phỏng vấn chuyên gia, khách hàng hoặc người nổi tiếng nhằm tăng độ uy tín và thu hút sự chú ý. Nổi bật như sữa Vinamilk thực hiện các video phỏng vấn với các chuyên gia dinh dưỡng, chia sẻ những lợi ích sức khỏe của các sản phẩm sữa,…
  • Livestream và video sự kiện trực tiếp: Dạng mẫu content video này tập trung vào việc tương tác trực tiếp với khán giả, tạo sự gắn kết thời gian thực. Ví dụ như Shopee tổ chức các buổi livestream với các influencer nổi tiếng, giới thiệu sản phẩm và đưa ra các ưu đãi đặc biệt trong thời gian giới hạn.

Cách xây dựng video content thu hút

Cách xây dựng Video Content thu hút
Cách xây dựng Video Content thu hút

Xác định mục tiêu video 

Xác định rõ ràng mục tiêu mà bạn muốn đạt được, mục tiêu rõ ràng sẽ quyết định nội dung, cách thể hiện và kêu gọi hành động trong video.

  • Tăng nhận diện thương hiệu: Tạo các video kể câu chuyện thương hiệu, chia sẻ giá trị cốt lõi, thông điệp truyền cảm hứng.
  • Giới thiệu sản phẩm mới: Tập trung vào các tính năng nổi bật, lợi ích dành cho khách hàng, kèm theo demo thực tế.
  • Tạo sự tương tác: Khuyến khích người xem bình luận, chia sẻ, tham gia minigame hoặc trả lời câu hỏi trong video.
  • Thúc đẩy doanh số: Làm nổi bật ưu đãi, khuyến mãi, hướng dẫn mua hàng nhanh chóng và dễ dàng.

Lưu ý: Mỗi video chỉ nên theo đuổi một mục tiêu chính để tránh nội dung bị loãng và mất tập trung.

Hiểu rõ đối tượng khán giả mục tiêu

Để video thực sự thu hút, bạn cần hiểu sâu về người sẽ xem video:

  • Thông tin cơ bản: Độ tuổi, giới tính, khu vực sinh sống.
  • Sở thích và thói quen: Thích xem nội dung ngắn hay dài? Thường lướt TikTok, YouTube hay Facebook?
  • Vấn đề họ đang gặp phải: Video nên giải quyết nhu cầu, mong muốn hoặc vấn đề cụ thể của khán giả.
  • Ngôn ngữ phù hợp: Sử dụng ngôn ngữ gần gũi, trẻ trung với Gen Z; lịch sự, chuyên nghiệp với đối tượng doanh nghiệp.

Mẹo nhỏ: Tạo chân dung khách hàng trước khi lên ý tưởng video sẽ giúp bạn “đóng vai” và nói đúng điều họ cần nghe.

Chọn nền tảng phù hợp cho content video của bạn

Trước khi bắt tay vào sản xuất, điều quan trọng là phải xác định nơi nội dung video sẽ được xuất bản. Mỗi nền tảng có những đặc điểm riêng và kỳ vọng riêng từ khán giả:

  • Youtube: Đây là nền tảng lý tưởng cho các video dài và nội dung chuyên sâu. Các video dạng “how-to”, chia sẻ trải nghiệm sử dụng hoặc các chủ đề cần giải thích chi tiết sẽ phù hợp trên YouTube. Vì thế nội dung phải được đầu tư kỹ lưỡng, từ quay phim đến biên tập, giúp khán giả hiểu rõ hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Facebook: Là nền tảng lý tưởng để triển khai các video bán hàng, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và các chiến dịch quảng cáo, giúp bạn kết nối trực tiếp với khách hàng và thu hút sự chú ý của họ một cách nhanh chóng.
  • Instagram Stories/Reels: Lý tưởng cho những video ngắn, tự nhiên, mang tính cá nhân và dễ tiếp cận. Những video trên Instagram thường được chú trọng vào hình ảnh và yếu tố thị giác, với yêu cầu video phải được chỉnh chu, sáng tạo và bắt mắt.
  • LinkedIn: Phù hợp với nội dung chuyên nghiệp, kiến thức chuyên ngành và định hướng xây dựng thương hiệu cá nhân/doanh nghiệp.
  • TikTok: Dành cho các video ngắn, sáng tạo, bắt trend nhanh và gây ấn tượng mạnh mẽ trong thời gian ngắn.

Lưu ý: Hãy chọn nền tảng dựa trên thế mạnh nội dung của bạn và sở thích tiêu thụ nội dung của đối tượng mục tiêu. Việc này giúp video tiếp cận đúng người xem và tăng hiệu quả truyền thông.

Xây dựng kịch bản video rõ ràng và kế hoạch quay dựng 

Viết kịch bản video:

  • Cấu trúc rõ ràng: Kịch bản cần có phần mở đầu, thân bài và kết thúc. Mở đầu hấp dẫn để thu hút người xem ngay lập tức, thân bài truyền tải thông điệp chính và kết thúc tạo ấn tượng, dễ nhớ.
  • Phân bổ lời thoại: Phân bổ lời thoại rõ ràng cho từng nhân vật hoặc góc quay, đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu và phù hợp với bối cảnh. Tránh từ ngữ phức tạp, làm cho cuộc trò chuyện dễ tiếp nhận. Lời thoại cần phù hợp với nhịp độ video: nhanh thì ngắn gọn, chậm thì có thể mở rộng thêm.
  • Bối cảnh và nhân vật: Xác định rõ không gian, thời gian và nhân vật xuất hiện trong video. Mỗi bối cảnh cần hỗ trợ tốt cho thông điệp video và tạo sự kết nối với người xem.

Kế hoạch quay dựng:

Quay video: Lên kế hoạch cho từng cảnh quay: Cảnh quay cụ thể cần phải được chi tiết hóa trong kịch bản. Ví dụ: “Cảnh 1: Nhân vật A bước vào phòng, ánh sáng nhẹ nhàng từ cửa sổ.” Đảm bảo bạn đã xác định được mỗi cảnh quay cần phải làm gì, từng chuyển động, mỗi thay đổi góc quay và từng chi tiết nhỏ.

Góc quay: Xác định góc quay phù hợp

  • Góc quay gần: Dùng khi bạn muốn tập trung vào nhân vật hoặc chi tiết quan trọng. Ví dụ: Khi nhân vật nói một câu quan trọng, hãy quay gần để tạo sự gần gũi, tạo cảm giác thân mật.
  • Góc quay rộng: Thường dùng để giới thiệu bối cảnh, tạo không gian mở, cho thấy toàn cảnh hoặc tạo cảm giác tự do, thoải mái.
  • Góc quay động: Sử dụng khi bạn muốn tăng tính động cho video. Góc quay có thể di chuyển theo nhân vật hoặc theo sự kiện, tạo cảm giác như người xem đang ở trong tình huống.

Ánh sáng: Dùng ánh sáng chính để chiếu vào nhân vật, ánh sáng phụ để làm mềm bóng, và ánh sáng nền để tạo chiều sâu cho cảnh quay. Nếu không có đủ ánh sáng tự nhiên, bạn có thể dùng đèn nhân tạo để làm sáng cảnh quay.

Âm thanh: Lời thoại cần rõ ràng để người xem hiểu rõ thông điệp. Nhạc nền giúp tạo cảm xúc cho video, còn hiệu ứng âm thanh sẽ làm cho các hành động trong video thêm sống động và chân thực.

Kỹ thuật quay: Sử dụng các kỹ thuật quay như xoay máy quay ngang hay dọc để tạo chuyển động, giúp video thêm thú vị. Cắt cảnh mượt mà giúp video không bị gián đoạn, và quay chậm hoặc nhanh để tạo hiệu ứng ấn tượng.

Sáng tạo điểm nhấn ngay từ 5 giây đầu tiên

5 giây đầu tiên chính là “thời gian vàng” quyết định tới 80% khả năng người xem tiếp tục xem hay rời khỏi video. Vì vậy, hãy đầu tư mạnh vào phần mở đầu để gây ấn tượng ngay lập tức.

Một số cách hiệu quả để tạo điểm nhấn:

  • Đặt câu hỏi trực diện: Gợi mở sự đồng cảm hoặc đánh trúng nhu cầu của người xem. Ví dụ: “Bạn có đang gặp khó khăn trong việc tăng lượt tương tác trên mạng xã hội?”
  • Đưa ra số liệu nổi bật: Những con số cụ thể, ấn tượng sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý. Ví dụ: “Hơn 90% người dùng đã cải thiện doanh số chỉ nhờ chiến lược đơn giản này”
  • Sử dụng hiệu ứng hình ảnh bắt mắt: Tận dụng animation sinh động, hiệu ứng chuyển động mượt mà hoặc phối màu tương phản cao để thu hút thị giác người xem ngay từ giây đầu.
  • Kể một tình huống gây tò mò: Bắt đầu bằng một sự kiện bất ngờ, hành động lạ hoặc câu chuyện ngắn khiến người xem phải tò mò và muốn khám phá tiếp. Ví dụ: “Chỉ sau một lần thử, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn…”

Mẹo nhỏ: Kết hợp yếu tố hình ảnh, âm thanh và ngôn từ ngay trong 5 giây đầu để tối đa hóa hiệu quả giữ chân người xem. Đừng ngần ngại tạo bất ngờ hoặc “đánh thẳng” vào nỗi đau của khách hàng.

Quá trình quay/dựng video

Một video chuyên nghiệp cần chỉn chu cả phần nhìn và phần nghe:

Hình ảnh:

  • Sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc setup đèn đủ sáng.
  • Tránh rung lắc, ưu tiên quay bằng tripod.
  • Bố cục cân đối, chủ thể nổi bật.

Âm thanh:

  • Dùng micro gắn ngoài (nếu có điều kiện) để âm thanh sạch, rõ.
  • Hạn chế quay ở nơi nhiều tiếng ồn hoặc tiếng gió.

Phụ đề:

  • Thêm phụ đề chuẩn chỉnh, đồng bộ với lời thoại.
  • Đặc biệt quan trọng trên Facebook, Instagram vì nhiều người xem video khi tắt âm.

Kêu gọi hành động (Call-to-Action) rõ ràng

Video sẽ không đạt hiệu quả tối đa nếu thiếu Call-to-Action (CTA):

Các dạng CTA phổ biến:

  • “Theo dõi kênh để không bỏ lỡ những video tiếp theo”
  • “Bấm link trong bio để đặt hàng ngay”
  • “Comment ý kiến của bạn bên dưới nhé”

Vị trí CTA:

  • Có thể chèn ở giữa video (nếu video dài).
  • Luôn nhắc lại ở cuối video, cùng với hình ảnh minh họa bắt mắt.

Công cụ hỗ trợ sản xuất Video Content chuyên nghiệp

Công cụ quay/dựng video: Capcut
Công cụ quay/dựng video: Capcut

Công cụ quay/dựng video

CapCut 

Đây là một công cụ chỉnh sửa video miễn phí, rất phổ biến trên các nền tảng như TikTok. Nó hỗ trợ chỉnh sửa video nhanh chóng với giao diện thân thiện và nhiều tính năng mạnh mẽ.

Tính năng nổi bật:

  • Chỉnh sửa video nhanh chóng: Cắt, ghép, xoay, chỉnh sửa tốc độ video.
  • Hiệu ứng và bộ lọc đa dạng.
  • Thêm nhạc, âm thanh, và phụ đề tự động.
  • Hỗ trợ xuất video với nhiều định dạng và chất lượng khác nhau.
  • Có nhiều mẫu video hấp dẫn và thu hút

Ưu điểm: Dễ sử dụng, không yêu cầu nhiều kinh nghiệm chỉnh sửa, miễn phí.

Nhược điểm: Các tính năng nâng cao có thể không đáp ứng được yêu cầu của những dự án video chuyên nghiệp hoặc phức tạp.

Adobe Premiere Pro

Công cụ quay/dựng video: Adobe Premiere Pro
Công cụ quay/dựng video: Adobe Premiere Pro

Đây là một phần mềm chuyên nghiệp được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất video. Nó cung cấp các công cụ mạnh mẽ và tùy biến cao cho việc chỉnh sửa video.

Tính năng nổi bật:

  • Hỗ trợ nhiều định dạng video.
  • Các công cụ chỉnh sửa nâng cao như color grading, visual effects (VFX), audio mixing.
  • Khả năng làm việc với video 360 độ.
  • Hỗ trợ nhiều plugin và công cụ mở rộng.

Ưu điểm: Tính năng mạnh mẽ, chuyên nghiệp, hỗ trợ các dự án video lớn.

Nhược điểm: Chi phí cao, yêu cầu phần cứng mạnh và người dùng có kinh nghiệm.

DaVinci Resolve 

Công cụ quay/dựng video: DaVinci Resolve
Công cụ quay/dựng video: DaVinci Resolve

Đây là một phần mềm chỉnh sửa video và hậu kỳ chuyên nghiệp, nổi bật với tính năng color grading mạnh mẽ. Đây là công cụ được ưa chuộng trong ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình, cung cấp các tính năng toàn diện từ biên tập, chỉnh màu đến làm hiệu ứng hình ảnh và âm thanh.

Tính năng nổi bật:

  • Chỉnh màu chuyên sâu.
  • Hỗ trợ hiệu ứng VFX và Fusion.
  • Công cụ chỉnh sửa âm thanh Fairlight.
  • Hỗ trợ nhiều định dạng video từ HD đến 8K.

Ưu điểm: DaVinci Resolve có công cụ chỉnh màu xuất sắc và phiên bản miễn phí mạnh mẽ.

Nhược điểm: Giao diện phức tạp và yêu cầu phần cứng mạnh để chạy dữ liệu mượt mà.

Công cụ tối ưu video SEO

TubeBuddy

Công cụ tối ưu video SEO: TubeBuddy
Công cụ tối ưu video SEO: TubeBuddy

Đây là công cụ giúp tối ưu hóa video trên YouTube. Nó cung cấp các tính năng phân tích, từ khóa và tối ưu hóa SEO cho video.

Tính năng nổi bật:

  • Nghiên cứu từ khóa cho video YouTube.
  • Tối ưu hóa tiêu đề, mô tả, thẻ và thumbnail.
  • Cung cấp phân tích về hiệu suất video, đề xuất từ khóa.
  • Hỗ trợ các công cụ quản lý kênh YouTube.

Ưu điểm: Dễ sử dụng, giúp cải thiện thứ hạng video trên YouTube.

Nhược điểm: Một số tính năng yêu cầu tài khoản trả phí.

VidIQ

Công cụ tối ưu video SEO: VidIQ
Công cụ tối ưu video SEO: VidIQ

Đây cũng là một công cụ SEO cho YouTube, giúp người dùng nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa video và phân tích hiệu suất.

Tính năng nổi bật:

  • Cung cấp các công cụ phân tích từ khóa và SEO video.
  • Đánh giá hiệu suất video trên YouTube.
  • Tối ưu hóa thẻ, mô tả và thumbnail cho video.
  • Hỗ trợ theo dõi đối thủ cạnh tranh.

Ưu điểm: Công cụ mạnh mẽ giúp cải thiện SEO và hiệu suất video trên YouTube.

Nhược điểm: Các tính năng cao cấp chỉ có thể truy cập khi sử dụng phiên bản trả phí.

Công cụ thêm phụ đề tự động

Kapwing

Công cụ thêm phụ đề tự động: Kapwing
Công cụ thêm phụ đề tự động: Kapwing

Đây là một công cụ trực tuyến cho phép tạo và chỉnh sửa video, bao gồm việc thêm phụ đề tự động.

Tính năng nổi bật:

  • Thêm phụ đề tự động cho video.
  • Chỉnh sửa video, cắt, ghép và thêm các yếu tố hình ảnh.
  • Công cụ làm việc trực tuyến, không cần cài đặt phần mềm.

Ưu điểm: Dễ sử dụng, miễn phí cho những tính năng cơ bản, hỗ trợ nhiều loại video và phù hợp với người mới bắt đầu

Nhược điểm: Các tính năng nâng cao bị giới hạn trong phiên bản miễn phí.

Veed.io

Công cụ thêm phụ đề tự động: Veed.io
Công cụ thêm phụ đề tự động: Veed.io

Đây là một công cụ chỉnh sửa video trực tuyến, nổi bật với tính năng thêm phụ đề tự động và các công cụ chỉnh sửa cơ bản.

Tính năng nổi bật:

  • Thêm phụ đề tự động.
  • Chỉnh sửa video trực tuyến, hỗ trợ nhiều loại định dạng.
  • Hỗ trợ thêm nhạc nền và hiệu ứng âm thanh.

Ưu điểm: Dễ sử dụng, nhanh chóng, hỗ trợ nhiều loại video.

Nhược điểm: Một số tính năng yêu cầu nâng cấp lên bản trả phí.

Xu hướng Video Content nổi bật 2025

Xu hướng Video Content nổi bật 2025
Xu hướng Video Content nổi bật 2025

Short-form Video

  • Video ngắn (dưới 60 giây) đang và sẽ tiếp tục chiếm lĩnh mạng xã hội như TikTok, Instagram Reels, Facebook Reels, YouTube Shorts…
  • Người dùng có xu hướng ưa thích nội dung ngắn, nhanh, dễ hiểu và giải trí. Vì vậy, thương hiệu và cá nhân sáng tạo cần tập trung tối ưu thông điệp rõ ràng, nổi bật trong thời lượng ngắn, đồng thời đầu tư vào storytelling ngắn gọn mà hấp dẫn.
  • Bạn có thể triển khai theo các dạng: Mẹo nhanh, tips ngắn gọn, reaction video, demo sản phẩm trong 15–30 giây.

Video AI-generated 

Công nghệ AI ngày càng hỗ trợ mạnh mẽ cho việc tạo dựng video:

  • AI tự động dựng video từ văn bản (text-to-video).
  • AI tạo kịch bản video chỉ trong vài phút.
  • AI chỉnh sửa, lồng tiếng, thêm phụ đề, thậm chí tạo người mẫu ảo (virtual influencers).

Điều này giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, tăng tốc độ tạo nội dung và cho phép cá nhân/doanh nghiệp nhỏ tiếp cận sản xuất video chuyên nghiệp dễ dàng hơn.

Xem thêm: 

Interactive Video và Shoppable Video

Video hiện đại không chỉ để xem mà để tham gia tương tác. Người xem muốn tự mình chọn lựa và quyết định nội dung họ trải nghiệm.

Một số hình thức video tương tác nổi bật:

  • Interactive Video: Cho phép người xem tham gia vào quyết định nội dung, như chọn kịch bản hoặc sản phẩm trong video. Điều này tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa, tăng sự tham gia và thúc đẩy hành động mua sắm.
  • Video shoppable: Người xem bấm vào sản phẩm trong video để mua hàng trực tiếp mà không cần rời khỏi video.
  • Khảo sát/quiz ngay trong video cho phép người xem trả lời câu hỏi hoặc tham gia khảo sát trực tiếp trong quá trình xem.

Các video dạng này tăng thời gian xem, tăng mức độ gắn kết và thúc đẩy hành động mua hàng nhanh chóng. Ví dụ: Một video giới thiệu thời trang cho phép người xem click vào từng món đồ để thêm ngay vào giỏ hàng hay một video du lịch cho phép chọn điểm đến tiếp theo ngay trong quá trình xem.

Mẹo tạo Video Content hiệu quả

Mẹo tạo Video Content hiệu quả
Mẹo tạo Video Content hiệu quả
  • Ngắn hơn thường tốt hơn: Nội dung video ngắn, thường từ vài giây đến vài phút, sẽ có hiệu suất cao hơn trên các nền tảng xã hội. Video ngắn dễ thu hút người xem hơn và dễ dàng chia sẻ.
  • Hãy chân thực: Mọi người dễ dàng nhận ra khi video mang tính giả tạo. Để tạo sự kết nối với khán giả, hãy giữ sự chân thật và tránh việc quá làm màu hoặc quảng cáo lộ liễu.
  • Chiếu sáng tốt: Ánh sáng là yếu tố quan trọng giúp video của bạn trở nên rõ ràng và thu hút hơn. Dùng đèn vòng hoặc ánh sáng bổ sung để làm sáng khuôn mặt, đặc biệt là khi quay video trong không gian thiếu sáng.
  • Thêm phụ đề: Giúp video dễ tiếp cận với những người không thể nghe hoặc không muốn bật âm thanh, đồng thời cũng làm tăng tính tương tác của video.
  • Đảm bảo chất lượng âm thanh: Âm thanh là yếu tố quyết định sự thành công của video. Dùng mic chuyên dụng để đảm bảo âm thanh rõ ràng, tránh tạp âm, và làm cho người xem dễ dàng theo dõi.
  • Thời gian đăng video phù hợp: Đăng video vào thời gian phù hợp với thói quen người xem trên từng nền tảng sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận và mức độ tương tác. Chú ý đến giờ vàng trên mỗi nền tảng để tối ưu hiệu quả.
  • Tạo các video theo chuỗi (Series Videos): Các video chuỗi tạo sự kết nối và kỳ vọng từ người xem. Khi bạn phát triển một chuỗi video, khán giả sẽ quay lại để theo dõi phần tiếp theo. Điều này giúp tăng mức độ tương tác và sự gắn bó với thương hiệu của bạn.
  • Chọn đúng người có sức ảnh hưởng: Khi bạn có ý định sử dụng influencer, KOL, KOC cho video content của bạn, hãy chọn người có đối tượng khán giả phù hợp với mục tiêu của bạn và có uy tín, độ tin cậy cao để đảm bảo hiệu quả chiến dịch.

Xem thêm: 

Video content không chỉ giúp truyền tải thông điệp mạnh mẽ mà còn là công cụ tuyệt vời để xây dựng thương hiệu. Dương Gia Phát hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về xu hướng video marketing 2025 và cách tối ưu hóa chiến lược video để thu hút người xem hiệu quả.

Nếu bạn muốn khám phá thêm nhiều kiến thức hữu ích về marketing và phát triển kỹ năng, đừng quên ghé thăm chuyên mục Kiến thức Content Marketing trên website của Dương Gia Phát. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn thành công trong việc phát triển video marketing của mình!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CAPTCHA ImageThay đổi câu hỏi