Hiện nay, kinh doanh quán cà phê không chỉ cần sở hữu một mặt bằng lý tưởng mà còn phải tạo ra sự khác biệt để thu hút khách hàng, đặc biệt với các quán nhỏ hoặc thương hiệu mới ra mắt. Sự cạnh tranh ngày càng cao đòi hỏi các quán cần tập trung vào chất lượng sản phẩm, trải nghiệm khách hàng và các hoạt động marketing phù hợp với khách hàng mục tiêu. Hãy cùng Dương Gia Phát khám phá các cách marketing quán cà phê thu hút khách hàng hiệu quả qua nội dung dưới đây.
Nghiên cứu thị trường và xác định ngách phù hợp
Nghiên cứu thị trường giúp quán cà phê hiểu rõ hơn về nhu cầu và sở thích của khách hàng, từ đó chọn được hướng đi đúng đắn. Dưới đây là các bước đơn giản để thực hiện:
- Tìm hiểu khách hàng trong khu vực: Quan sát khách hàng xung quanh quán, xem họ là ai, độ tuổi và thu nhập ra sao. Nếu quán nằm gần trường học, bạn có thể nhắm đến khách hàng trẻ với các loại đồ uống hấp dẫn và giá hợp lý. Nếu ở khu văn phòng, bạn có thể tập trung vào các sản phẩm nhanh, tiện lợi cho dân công sở.
- Xác định xu hướng cà phê: Cà phê có rất nhiều loại: cà phê pha máy, cà phê pha phin, cà phê hữu cơ, các sản phẩm sáng tạo hay đồ uống mang đi. Bạn có thể nghiên cứu xem khách hàng đang ưa chuộng loại cà phê nào và lựa chọn sản phẩm phù hợp để phục vụ.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh: Đây là bước quan trọng để hiểu rõ những gì các quán cà phê khác đang làm, từ sản phẩm đến đối tượng khách hàng họ phục vụ. Việc này giúp bạn nhận diện các điểm mạnh của họ và phát hiện ra những khoảng trống mà thị trường chưa được đáp ứng. Nhờ đó, bạn có thể tận dụng những cơ hội này để tạo sự khác biệt và phát triển quán cà phê của mình.
- Chọn ngách thị trường: Sau khi hiểu rõ về khách hàng và đối thủ, bạn có thể chọn một ngách cụ thể như cà phê lành mạnh, không gian học tập cho sinh viên, hay không gian làm việc cho dân công sở. Chọn đúng ngách giúp quán cà phê của bạn nổi bật và thu hút được đúng đối tượng khách hàng.
Xác định đối tượng mục tiêu
Việc xác định đúng đối tượng khách hàng là bước cơ bản để xây dựng một mô hình marketing hiệu quả cho quán cà phê. Khách hàng mục tiêu của mỗi quán cà phê có thể rất đa dạng, và việc hiểu rõ về hành vi, insight khách hàng, sở thích, nhu cầu của họ là yếu tố then chốt để phát triển hoạt động marketing phù hợp. Dưới đây là những đối tượng mục tiêu và cách thức marketing phù hợp cho từng nhóm.
Nhóm khách hàng tìm kiếm không gian làm việc thoải mái
Nhóm khách hàng yêu thích không gian làm việc chủ yếu gồm những người làm việc tự do, sinh viên và nhân viên văn phòng. Họ đến quán cà phê không chỉ để thưởng thức đồ uống mà còn để làm việc, học tập hoặc tổ chức các cuộc họp nhỏ. Đặc điểm chung của nhóm này là họ cần một không gian yên tĩnh, tiện nghi với các dịch vụ hỗ trợ như wifi tốc độ cao, ổ điện để sạc thiết bị và không gian thoải mái.
Hành vi của nhóm này thường chọn những quán cà phê rộng rãi, thoáng mát và ít ồn ào. Họ có xu hướng ở lại lâu và tiêu thụ nhiều sản phẩm trong suốt thời gian làm việc, chủ yếu là cà phê hoặc các đồ uống nhẹ.
Để thu hút nhóm khách hàng này, các quán cà phê có thể quảng bá về không gian làm việc yên tĩnh, wifi miễn phí, và các tiện ích như ổ điện hay không gian riêng tư. Ngoài ra, việc cung cấp các ưu đãi đặc biệt hoặc chương trình tích điểm có thể khuyến khích khách hàng quay lại và sử dụng dịch vụ thường xuyên hơn.
Ví dụ: Trong ngành F&B, chi tiết đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng. The Coffee House chú trọng đến từng yếu tố nhỏ như vị trí ổ cắm, ánh sáng và khoảng cách giữa bàn ghế, đảm bảo sự thoải mái tối đa cho khách hàng. Các cửa hàng đều áp dụng một công thức thiết kế chung để đảm bảo tính nhất quán. Hệ thống đèn được treo ở độ cao chuẩn 2,5 m, phù hợp với chiều cao người Việt.
Nhóm khách hàng yêu thích không gian thoải mái để trò chuyện
Nhóm khách hàng này chủ yếu là những người trẻ tuổi, nhân viên văn phòng và các tín đồ yêu thích cà phê, tìm đến quán cà phê không chỉ để thưởng thức đồ uống mà còn để thư giãn, giao lưu với bạn bè và đồng nghiệp. Họ ưa chuộng những không gian hiện đại, thoải mái, dễ chịu, nơi họ có thể trò chuyện tự do mà không bị làm phiền.
Hành vi và sở thích của nhóm khách hàng này thường xoay quanh việc lựa chọn quán cà phê có không gian mở, thiết kế bắt mắt và âm nhạc nhẹ nhàng. Họ thường xuyên đến những quán cà phê có không gian lý tưởng để “check-in”. Đồ uống của nhóm này cũng mang tính chất khám phá, họ thích thử các món cà phê pha chế đặc biệt hay những thức uống mới lạ, hấp dẫn về mặt hình thức và hương vị.
Để thu hút nhóm khách hàng này, các quán cà phê cần xây dựng không gian trẻ trung, hiện đại và dễ chịu, với thiết kế sáng tạo và bắt mắt, đặc biệt là những không gian thích hợp cho việc “check-in” và sống ảo. Quán cũng có thể thay đổi thực đơn theo mùa để giữ sự mới mẻ và đáp ứng sự thay đổi trong sở thích của khách hàng. trà ô long macchiato, trà kết hợp các loại trái cây,… đáp ứng nhu cầu khám phá mới mẻ của khách hàng.
Ví dụ: Katinat Saigon Kafe nổi bật với không gian hiện đại, thiết kế đẹp mắt và menu đồ uống phong phú từ cà phê truyền thống đến các món sáng tạo như trà ô long macchiato, trà cocktail. Thương hiệu này thu hút giới trẻ bằng sự kết hợp giữa các món uống độc đáo và không gian lý tưởng để “check-in”, làm việc hoặc gặp gỡ bạn bè, trở thành điểm đến phổ biến cho những ai tìm kiếm một không gian vừa thoải mái, vừa trendy.
Nhóm khách hàng yêu thích trải nghiệm cà phê cao cấp
Đây là nhóm khách hàng có mức thu nhập khá cao và tìm kiếm những trải nghiệm cà phê độc đáo, cao cấp. Họ yêu thích việc khám phá các loại cà phê nguyên chất, pha chế công phu và không gian sang trọng. Họ chú trọng đến chất lượng của cà phê, sự tươi mới của nguyên liệu và tay nghề pha chế của quán. Ngoài cà phê, nhóm này cũng yêu thích các sản phẩm ăn kèm như bánh ngọt, bánh nước hoặc thức ăn nhẹ.
Đối với nhóm khách hàng này, quán cà phê cần tập trung vào việc xây dựng hình ảnh tinh tế và chuyên nghiệp. Marketing có thể nhấn mạnh vào chất lượng cà phê, sự tuyển chọn nguyên liệu đặc biệt, hoặc các kỹ thuật pha chế độc đáo. Quảng cáo nên sử dụng hình ảnh chất lượng cao, làm nổi bật sự tinh tế và chuyên nghiệp trong từng khâu phục vụ.
Ví dụ: Starbucks đã thành công trong việc thu hút nhóm khách hàng yêu thích cà phê cao cấp với những sản phẩm như cà phê pha chế thủ công, các món đồ uống sáng tạo và chất lượng. Họ chú trọng đến việc duy trì hình ảnh cao cấp, với không gian sang trọng và phục vụ tận tình, giúp khách hàng cảm nhận được sự khác biệt.
Nhóm khách hàng dùng cà phê mang đi (take-away)
Nhóm khách hàng này chủ yếu gồm những người có lịch trình bận rộn, như nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, và những người làm việc cần di chuyển nhiều. Họ thường xuyên lựa chọn các loại cà phê đơn giản và tiện lợi, như cà phê đen, cà phê sữa hoặc những món đồ uống dễ dàng mang đi. Họ chú trọng đến sự nhanh chóng trong việc phục vụ và chất lượng của đồ uống.
Để phục vụ nhóm khách hàng này, quán cà phê cần tạo ra các lựa chọn thuận tiện như hệ thống đặt hàng qua ứng dụng, giao hàng tận nơi hoặc thiết kế khu vực riêng biệt cho khách mua mang đi. Các chương trình khuyến mại hoặc ưu đãi cho khách hàng mua take-away cũng sẽ giúp tăng trưởng doanh thu.
Ví dụ: Laha Cafe phục vụ nhóm khách hàng yêu thích cà phê mang đi bằng cách triển khai mô hình kiốt với máy pha cà phê đặt ngoài trời, giúp khách hàng dễ dàng quan sát quy trình xay và pha cà phê trực tiếp. Mô hình linh hoạt này có mặt tại các khu vực đông đúc như văn phòng và các tuyến phố, phục vụ những khách hàng bận rộn, đặc biệt là nhân viên văn phòng, những người có thể nhanh chóng dừng lại và nhận được ly cà phê chất lượng chỉ khoảng 2 phút.
Nhóm khách hàng yêu thích đồ uống thay thế cà phê
Ngoài nhóm khách hàng yêu thích cà phê, còn có một đối tượng khác tìm kiếm những đồ uống thay thế. Họ ưa chuộng các đồ uống mới lạ, ít ngọt hoặc có ít caffein hơn, chẳng hạn như trà trái cây, trà sữa, hoặc các món đồ uống bổ dưỡng từ rau quả. Để phục vụ nhu cầu này, các quán cà phê có thể phát triển thêm các loại trà, nước ép trái cây, hoặc đồ uống detox.
Ví dụ: Phúc Long nổi bật với các sản phẩm trà độc đáo, đặc biệt là trà sữa và trà trái cây, đáp ứng nhu cầu về đồ uống chất lượng cao và khác biệt. Vị trà đậm đà của Phúc Long chinh phục cả những khách hàng khó tính. Phúc Long mang đến trà sữa béo ngậy, đậm đà hương trà, thu hút khách hàng trẻ ngay cả khi không có topping. Ngoài ra, các cửa hàng Phúc Long có không gian ấm cúng, sang trọng với màu sắc xanh và nâu, tạo cảm giác gần gũi và dễ chịu.
Mỗi nhóm khách hàng tiềm năng yêu cầu một cách tiếp cận khác nhau và chỉ khi nhận diện đúng được những đặc điểm này, quán cà phê mới có thể triển khai marketing hiệu quả.
Các cách triển khai offline marketing cho quán cà phê
Để triển khai offline marketing hiệu quả cho quán cà phê, các bước cần được thực hiện theo trình tự hợp lý để xây dựng cơ sở khách hàng vững chắc trước khi đưa ra các chương trình khuyến mại. Dưới đây là các phương pháp ưu tiên, thực tế và dễ thực hiện:
Thiết kế không gian quán đẹp mắt
Quán cần chú trọng bài trí không gian hợp lý, với sự phân chia khu vực chỗ ngồi rộng rãi và thuận tiện cho việc di chuyển. Nội thất và các chi tiết trang trí, như tranh ảnh, đèn, cây cảnh, cần được lựa chọn sao cho phù hợp, kết hợp giữa các tông màu nhẹ nhàng và điểm nhấn mạnh mẽ sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho khách hàng.
Ánh sáng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra không gian hấp dẫn. Quán nên tận dụng ánh sáng tự nhiên để làm không gian thoáng đãng và kết hợp ánh sáng nhân tạo phù hợp, tạo ra bầu không khí ấm cúng. Sự đồng nhất trong thiết kế, từ bảng hiệu đến các vật dụng trang trí, sẽ giúp quán dễ dàng nhận diện và tạo dấu ấn riêng biệt. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp quán không chỉ thu hút khách ngay từ lần đầu mà còn giữ chân họ quay lại trong những lần sau.
Triển khai chương trình khuyến mại
Sau khi đã xây dựng mối quan hệ và tạo sự gắn bó với khách hàng, quán có thể triển khai các chương trình khuyến mại như giảm giá, tặng thêm đồ uống, hoặc combo đặc biệt vào các dịp lễ, ngày sinh nhật quán, hoặc các sự kiện đặc biệt. Tuy nhiên, các khuyến mại cần phải được lên kế hoạch kỹ càng để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của quán và phải đảm bảo tính bền vững.
Tạo mối quan hệ qua các chương trình khách hàng thân thiết
Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thông qua các chương trình khách hàng thân thiết là một hình thức đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả cao. Ví dụ, chương trình thẻ tích điểm cho phép khách hàng tích lũy điểm qua mỗi lần mua hàng và khi đạt mức điểm nhất định, họ sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt hoặc một sản phẩm/dịch vụ miễn phí. Ngoài ra, các ưu đãi khác cho lần mua tiếp theo thông qua coupon hay voucher cũng giúp khuyến khích khách hàng quay lại.
Cải thiện chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng
Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ là yếu tố cần thiết để xây dựng lòng tin và giữ chân khách hàng. Đào tạo nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, tạo ấn tượng tốt ngay từ lần đầu đến quán. Cùng với đó, việc duy trì chất lượng đồ uống ổn định là yếu tố quan trọng giúp khách hàng quay lại.
Tổ chức sự kiện và hoạt động tương tác trực tiếp
Tổ chức sự kiện và hoạt động tương tác trực tiếp là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại. Sau khi quán đã có lượng khách ổn định, bạn có thể tổ chức các sự kiện như nhạc sống, workshop hoặc các hoạt động DIY, giúp tạo không gian giao lưu, kết nối giữa quán và khách hàng.
Ví dụ, quán có thể tổ chức buổi workshop pha chế cà phê, nơi khách hàng được học cách pha chế các loại cà phê đặc biệt từ barista. Hoặc một buổi tối nhạc sống (acoustic), tạo không gian thư giãn và thú vị cho khách hàng.
Các cách triển khai online marketing cho quán cà phê
Ngoài các hoạt động offline marketing, chủ quán cần triển khai các hoạt động online để giúp quán tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng trên diện rộng. Dưới đây là một số cách triển khai online marketing phổ biến:
Xây dựng website và triển khai SEO
Việc xây dựng website cho quán cà phê là cần thiết để tạo điểm tiếp cận chính thức và chuyên nghiệp trên nền tảng trực tuyến. Website giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy thông tin về quán, như menu, giá cả, giờ mở cửa và địa chỉ. Website cũng giúp quán xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và tạo sự tin tưởng từ khách hàng.
Ngoài ra, tối ưu SEO đóng vai trò quan trọng trong việc giúp website của quán xuất hiện ở vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Song song đó, việc cập nhật và tối ưu thông tin trên Google Maps, bao gồm địa chỉ, hướng dẫn đường đi và đánh giá từ khách hàng (testimonial), sẽ cung cấp thông tin trực quan và tăng cường khả năng thu hút khách mới.
Marketing qua mạng xã hội
Mạng xã hội là một công cụ digital marketing hữu ích để quán cà phê xây dựng thương hiệu và tạo kết nối cảm xúc với khách hàng. Các nền tảng như Facebook, Instagram, và TikTok không chỉ giúp quảng bá sản phẩm mà còn là nơi để quán kể những câu chuyện về không gian, hương vị và trải nghiệm độc đáo.
Ví dụ, một quán cà phê có thể sử dụng Facebook để chia sẻ hình ảnh không gian ấm cúng, thông báo các chương trình ưu đãi hoặc cập nhật menu. Instagram lại phù hợp để đăng tải các hình ảnh đẹp mắt về thức uống, góc quán đẹp, hoặc các câu chuyện nhỏ về nguồn gốc nguyên liệu.
Trong khi đó, TikTok là nơi lý tưởng để đăng các video sáng tạo như quá trình pha chế thức uống, những khoảnh khắc vui nhộn tại quán, hoặc video theo xu hướng (trend) để thu hút sự chú ý từ giới trẻ. Một số ý tưởng khác:
- Video pha chế sáng tạo: Tạo video ngắn quay cảnh pha chế một loại thức uống đặc trưng của quán, sử dụng góc quay đẹp mắt và âm nhạc hấp dẫn để thu hút người xem.
- Hợp tác với influencer: Hợp tác với các TikToker hoặc influencer nổi bật trong lĩnh vực ẩm thực, mời họ đến trải nghiệm và chia sẻ cảm nhận về quán. Ví dụ, một influencer có thể quay vlog thử món mới tại quán, kết hợp với hashtag riêng để tăng độ nhận diện.
- Chạy mini game trên mạng xã hội: Tổ chức các cuộc thi như “Check-in tại quán, nhận ngay phần quà hấp dẫn” hoặc “Đặt tên cho món nước mới, nhận voucher miễn phí,” nhằm kích thích sự tương tác và lan tỏa thương hiệu.
- Tạo nội dung theo trend: Thường xuyên theo dõi các xu hướng đang nổi trên TikTok và Facebook để sản xuất nội dung phù hợp, như video thử thách, ghép nhạc theo trend, hoặc các câu chuyện hài hước liên quan đến trải nghiệm uống cà phê.
» Tham thêm cách làm content TikTok hiệu quả và 10+ ý tưởng dễ viral
Content marketing
Content marketing là hình thức marketing tiếp cận khách hàng thông qua việc cung cấp nội dung giá trị và phù hợp với nhu cầu của họ thông qua các loại hình:
- Viết blog: Chia sẻ câu chuyện về quán, hướng dẫn pha chế cà phê tại nhà, hoặc giới thiệu kiến thức thú vị về các loại cà phê.
- Tạo nội dung hình ảnh và video: Đầu tư vào hình ảnh và video chuyên nghiệp để giới thiệu không gian, món đặc biệt, hoặc các sự kiện của quán.
- Khuyến khích nội dung từ khách hàng: Mời khách hàng chia sẻ hình ảnh hoặc cảm nhận về quán trên mạng xã hội, tạo hiệu ứng truyền miệng.
Quảng cáo trực tuyến
Đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo trực tuyến như Facebook Ads hoặc Google Ads là cách hiệu quả để quán cà phê tiếp cận đúng đối tượng khách hàng trong khu vực. Những nền tảng này cho phép quán nhắm mục tiêu dựa trên các tiêu chí như vị trí địa lý, độ tuổi, sở thích hoặc hành vi, đảm bảo quảng cáo hiển thị đúng người, đúng thời điểm.
- Facebook Ads: Quán có thể chạy chiến dịch quảng cáo với nội dung giới thiệu khuyến mại, chẳng hạn như “Mua 1 tặng 1 cho mọi thức uống trong tuần khai trương.” Bằng cách chọn phạm vi bán kính 5km quanh quán, quảng cáo này sẽ tiếp cận cư dân gần đó hoặc những người có thói quen uống cà phê hàng ngày.
- Google Ads: Quán có thể đặt quảng cáo xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm từ khóa như “quán cà phê đẹp gần đây” hoặc “cà phê thư giãn khu vực X.” Khi khách hàng click vào quảng cáo, họ sẽ được dẫn đến trang web hoặc Google Maps của quán để biết thêm thông tin.
Hy vọng qua bài viết này của Dương Gia Phát, các chủ quán đã có thêm nhiều ý tưởng và cách làm marketing cho quán cà phê của mình. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý nào hãy để lại dưới phần bình luận của bài viết này. Chúc quán cà phê của bạn luôn đông khách và thành công!
Quản lý dự án digital marketing