Content là một lĩnh vực rộng lớn trong marketing và là con đường được nhiều người lựa chọn để bước vào ngành này. Tuy nhiên vẫn còn nhiều newbie cảm thấy bối rối khi không biết chọn hướng đi nào giữa content creator, copywriter và content writer. Vậy sự khác biệt giữa 3 vị trí này là gì và ai là người phù hợp cho từng vị trí? Hãy cùng Dương Gia Phát khám phá qua bài viết dưới đây!
Content writer là gì?
Content writer là người chuyên sáng tạo nội dung bằng văn bản, nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho nhóm đối tượng mục tiêu và đưa ra giải pháp để giải quyết các vấn đề của họ. Những thông tin này không cần đề cập trực tiếp đến sản phẩm hay dịch vụ của công ty nhưng vẫn phải có sự liên quan mật thiết. Qua đó, content writer giúp xây dựng lòng tin và sự quan tâm của khách hàng tiềm năng, dẫn dắt họ dần dần đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty một cách tự nhiên nhằm phục vụ cho mục đích bán hàng gián tiếp. Sản phẩm của content writer thường là các bài viết trên website, ebook, bài đăng mạng xã hội,…
Content creator là gì?
Content creator là người sáng tạo nội dung với nhiều hình thức khác nhau như hình ảnh, video, âm thanh,… Công việc của họ là tạo ra những nội dung hữu ích, có giá trị trong mọi lĩnh vực từ nghệ thuật, giáo dục đến giải trí,… và trên mọi nền tảng. Nhóm người này thường hoạt động tự do (freelancer).
Một số content creator hiện nay có thể kể đến như:
- Khoai Lang Thang chia sẻ về lĩnh vực du lịch và ẩm thực, hoạt động chủ yếu trên Youtube.
- Giao Cùn chia sẻ kiến thức lịch sử Việt Nam, hoạt động chủ yếu trên TikTok.
- Phùng Thái Học chia sẻ kiến thức về content, hoạt động chủ yếu trên Facebook.
Đối với content creator làm việc trong doanh nghiệp, nhiệm vụ của họ là tạo ra các nội dung mới mẻ, độc đáo và có giá trị nhằm thu hút một nhóm độc giả cụ thể nhưng sẽ không đề cập trực tiếp đến sản phẩm. Sau đó, doanh nghiệp có thể tận dụng lượng người theo dõi này để thực hiện các mục tiêu marketing như: tăng cường nhận diện thương hiệu, tăng brand love hay thúc đẩy doanh số bán hàng.
Ví dụ: Khi doanh nghiệp muốn bán đồng phục công sở, nhiệm vụ của content creator là xây dựng kênh TikTok có nội dung: các tình huống khó đỡ khi làm việc ở công ty => thu hút những người quan tâm đến môi trường công sở. Sau khi có lượng người theo dõi ổn định, doanh nghiệp sẽ tận dụng kênh này để tăng độ nhận diện cho sản phẩm của họ.
Copywriter là gì?
Copywriter là người viết những nội dung trong môi trường marketing (Marketing copy). Ở góc độ truyền thống, copywriter được chia thành 2 hướng:
- Quảng cáo (advertising): Thực thi các ý tưởng thành nội dung dạng chữ như bài quảng cáo, kịch bản TVC, kịch bản hình ảnh, slogan, nội dung của các ứng phẩm truyền thông (brochure, POSM,…).
- PR: Viết các nội dung liên quan đến quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. Tuy nhiên, bài viết PR sẽ mang những thông tin hữu ích, mang tính khách quan và đáng tin cậy cho người đọc hơn quảng cáo.
Phân biệt content creator, copywriter và content writer trong môi trường marketing
Ba vị trí này đều có điểm chung là tạo nội dung chất lượng và thu hút sự chú ý của độc giả nhưng chúng vẫn có sự khác biệt thể hiện ở bảng dưới đây:
Content writer | Content creator | Copywriter | |
Hình thức nội dung | Văn bản (ngắn hoặc dài) | Văn bản, hình ảnh, video, âm thanh | Văn bản (cô đọng, súc tích) |
Mục đích | Cung cấp nội dung hữu ích để đáp ứng nhu cầu và giải quyết vấn đề của người đọc. Đồng thời, thúc đẩy hành động từ phía người đọc | Thu hút sự chú ý của một nhóm người cụ thể nhằm phục vụ cho mục tiêu marketing sau này. | Sử dụng câu chữ và câu chuyện để thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ cụ thể. Xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu, làm cho thương hiệu trở nên nổi bật và dễ nhớ. |
Công việc | Viết bài cho website, mạng xã hội của doanh nghiệp, đóng góp ý tưởng cho các chiến dịch marketing. | Sáng tạo và sản xuất nội dung đa phương tiện. | Viết kịch bản quảng cáo, slogan, tagline, nội dung email quảng cáo, POSM, tờ rơi,… |
Môi trường làm việc | Freelancer hoặc làm việc tại doanh nghiệp. (content SEO, chăm sóc fanpage,…) | Có thể hoạt động tự do hoặc trong tổ chức bất kỳ | Làm việc tự do hoặc trong các agency quảng cáo (Dentsu, Ogilvy,…) |
Kỹ năng cốt lõi | Kỹ năng viết, kỹ năng SEO (đối với các bài viết website), kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin. | Kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tư duy hình ảnh và nắm bắt xu thế nhanh chóng. | Kỹ năng kể chuyện và khả năng thẩm định mỹ thuật. |
Lộ trình để trở thành content creator, copywriter và content writer
Nắm vững kiến thức nền tảng
- Kỹ năng viết: Đây là yếu tố then chốt để tạo ra nội dung thu hút và chất lượng. Luyện tập viết thường xuyên, trau dồi ngữ pháp, chính tả và phong cách viết.
- Kiến thức chuyên môn: Tìm hiểu chuyên sâu về lĩnh vực bạn muốn viết (marketing, tài chính, công nghệ…). Đọc sách, báo, tham gia các khóa học online/offline để cập nhật kiến thức mới nhất.
- Kỹ năng nghiên cứu: Biết cách thu thập, phân tích thông tin từ nhiều nguồn uy tín để đảm bảo nội dung chính xác và khách quan.
- Kỹ năng tư duy hình ảnh: Giúp bạn hình dung và truyền tải thông điệp một cách trực quan, sinh động hơn.
- Kỹ năng sáng tạo: Giúp bạn nghĩ ra những ý tưởng mới mẻ và độc đáo.
Rèn luyện kỹ năng chuyên môn
Content writer:
- Kỹ năng viết
- Kỹ năng phân tích dữ liệu và đo lường hiệu quả
- Kỹ năng chuyên môn marketing
Content creator:
- Kỹ năng sáng tạo nội dung đa dạng (bài viết, video, hình ảnh…)
- Kỹ năng sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh, video
- Kỹ năng xây dựng và quản lý mạng xã hội
Copywriter:
- Kỹ năng viết quảng cáo thu hút, thuyết phục
- Kỹ năng thấu hiểu tâm lý khách hàng
- Kỹ năng kêu gọi hành động (CTA) hiệu quả
Tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp và xây dựng portfolio
- Ứng tuyển vào phòng marketing inhouse trong các doanh nghiệp hoặc agency để tích lũy kinh nghiệm và xây dựng portfolio.
- Tạo blog cá nhân hoặc website để đăng tải các bài viết của bạn.
- Tham gia các diễn đàn, hội nhóm về content marketing để chia sẻ kiến thức, kết nối và mở rộng mối quan hệ với cộng đồng.
- Tham gia các trang tuyển dụng freelancer uy tín như Upwork, Fiverr…
Phát triển bản thân
- Tham gia các khóa học nâng cao về content marketing, SEO, copywriting…
- Đọc sách, báo, tài liệu chuyên ngành để cập nhật xu hướng mới nhất.
- Tham gia các hội thảo, sự kiện về content marketing để học hỏi và giao lưu với các chuyên gia.
» Tham khảo: Chương trình đào tạo digital marketing dành cho người mới
Kết luận
Content là một lĩnh vực phong phú và đa dạng, mang lại nhiều cơ hội cho những ai yêu thích sáng tạo và viết lách. Mỗi vị trí đều có những yêu cầu và mục tiêu khác nhau. Việc hiểu rõ sự khác biệt này sẽ giúp bạn định hướng, phát triển sự nghiệp một cách chỉn chu và hiệu quả. Dương Gia Phát hy vọng rằng bài viết trên đã mang đến cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về ngành nghề content và giúp bạn chọn đúng con đường để khởi đầu sự nghiệp.
Tham gia Cộng đồng GenZ học làm digital marketing của Dương Gia Phát để thảo luận các chủ đề về digital marketing, content marketing, SEO, social media và quảng cáo tại: GenZ học làm digital marketing
Chị Nguyễn Thị Nghị tốt nghiệp chuyên ngành Thương Mại Điện Tử, chị có nhiều kinh nghiệm thực chiến trong ngành Digital Marketing